Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Petrolimex Bùi Ngọc Bảo vào đây đọc bài này - nhớ uống

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi voi_bi_1984, 20/09/2011.

3506 người đang online, trong đó có 285 thành viên. 19:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2411 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. voi_bi_1984 Thành viên rất tích cực

    Nhập xăng dầu rẻ: Có cơ hội, sao từ chối?


    Trong khi ở Việt Nam, thuế nhập khẩu xăng dầu là 0%, còn ở Campuchia, Mỹ khoảng 50%, Úc 41%... Vậy mà các nhà nhập khẩu xăng dầu ở họ vẫn có lãi, còn ở ta thì lỗ lớn?


    Người dân có phải mua xăng với giá quá cao?
    ảnh: Hồng Vĩnh

    Lâu nay, ở Việt Nam chỉ có 10 đơn vị được phép nhập khẩu xăng dầu, và thường xuyên kêu thua lỗ, bởi - theo họ - nhiều khi phải bán xăng với giá thấp hơn giá nhập khẩu...



    Để góp phần ổn định giá thị trường trong nước nói chung, Nhà nước đã và đang phải bù lỗ rất nhiều cho giá xăng dầu nhập khẩu.

    Vậy mà, khi có nguồn cung cấp với giá thấp hơn nhiều, cộng với hàng loạt thuận lợi khác, các nhà nhập khẩu độc quyền của ta không hiểu sao lại cứ từ chối.

    Giá ta, giá tây

    Mỗi năm, 10 doanh nghiệp (DN) độc quyền NKXD của VN phải nhập khoảng 15 triệu tấn xăng dầu mới đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Giá bán lẻ xăng dầu cao như hiện nay, trong đó tiêu biểu là xăng A92 (11.000 đ/lít) ở VN là chưa từng có. Vậy mà, các nhà nhập khẩu, trong đó trước hết là Tổng Cty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn kêu thua lỗ.

    Cuối tháng Tư vừa qua, phát biểu trên một số phương tiện thông tin đại chúng, một vị lãnh đạo Petrolimex than rằng mỗi ngày bị lỗ 25-30 tỷ đồng, thậm chí có ngày lỗ 40 tỷ và hơn thế.

    Việt Nam Airlines (có Cty xăng dầu hàng không Vinapco được phép nhập khẩu xăng dầu) cũng kêu lỗ đến 200 tỷ đồng/năm. Tiếng kêu này lại to thêm, vang thêm, bởi có sự góp sức của nhiều vị lãnh đạo, chuyên gia “có uy tín” ở Bộ TC, Bộ TM...

    Các vị này còn động viên, an ủi người tiêu dùng cả nước, rằng: Tuy vậy nhưng giá xăng dầu ở VN vẫn còn rẻ hơn nhiều so với các nước khác (như Mỹ, Úc, Campuchia...). “Chẳng thế mà lượng xăng dầu nhập vào VN lâu nay cứ bị xuất lậu kìn kìn sang Campuchia, Trung Quốc...”.

    Họ dẫn ra các ví dụ hiện tại, mỗi lít xăng Moga 95, ở Mỹ đang bán khoảng 77 xu Mỹ, ở Úc khoảng 100, ở Campuchia cũng khoảng thế, còn ở VN thì 11.500 VND (tương đương 72 xu Mỹ).

    Nhưng không mấy ai để ý: Trong khi ở VN, thuế nhập khẩu xăng dầu hiện là 0%, còn ở Campuchia, Mỹ khoảng 50%, úc 41%... Vậy mà các nhà nhập khẩu xăng dầu ở úc, Mỹ, Campuchia... vẫn có lãi, còn ở VN thì lỗ lớn thế kia.

    Phương án có lợi cho nhiều phía nhưng bị từ chối


    Thông qua một Cty môi giới, một tập đoàn lớn của Úc là Project Equity Services Group (PESG) chào bán xăng dầu tại 3 nước, trong đó có VN, với giá Platt,s Singapore (sàn giao dịch khu vực Đông Nam Á) có chiết khấu lùi 1,25 USD; lấy hàng trước, sau 13 tháng rưỡi mới thu tiền (không tính lãi); nếu bên bán vi phạm hợp đồng thì phải đền 7% giá trị lô hàng; có CitiBank - một ngân hàng hàng đầu thế giới bảo lãnh cho bên bán.

    Theo giá chào này, đối chiếu với giá mua vào của các nhà nhập khẩu VN, có thể thấy: Mua mỗi tấn xăng Moga 92 của PESG vừa không phải trả lãi vừa rẻ hơn 53,742 USD. Nguồn hàng được hứa hẹn đáp ứng đủ nhu cầu, trước mắt liên tục 10 năm.

    Nếu mua theo phương thức, giá cả này thì giá nhập chỉ hơn 7.900 đ/lít, người tiêu dùng không phải mua giá xăng dầu với giá ngất ngưởng như lâu nay, trong khi nhà nhập khẩu vẫn có lãi (theo một số chuyên gia thì có thể lãi tới 35-37 tỷ đồng/ngày) và đương nhiên Nhà nước không phải bù lỗ mỗi ngày mấy chục tỷ đồng như kể trên.

    PESG là ai mà “ngông” vậy? Các nhà nhập khẩu xăng dầu hiện tại của VN tổ chức tìm hiểu tư cách pháp nhân, khả năng cung cấp hàng, tiềm lực tài chính... của PESG, thấy có thể cho PESG đấu thầu bán xăng dầu tại Petrolimex và Vinapco.

    Song lạ thay, lần đấu thầu nào cũng vậy, mặc dù giá bỏ thầu của PESG đều thấp nhất, nhưng PESG vẫn không trúng thầu mà không được giải thích vì sao.

    Đó là chưa kể, đại diện một số DN nhập khẩu xăng dầu còn yêu cầu PESG phải tự chứng minh độ tin cậy của mình bằng cách cung cấp các hợp đồng đã ký năm 2004-2005, ký với ai, số lượng, ngân hàng liên quan...; rồi phải chỉ ra đủ các kho hàng, bến bãi, thiết bị hạ tầng, các đội tàu.

    Lại nữa, đòi PESG phải cho chở đi trước một tàu (dù chưa ký hợp đồng) rồi trả tiền sau... Đối với PESG, điều đó không thể làm được, bởi nếu làm thì phạm luật bảo mật của Úc.

    Khi có nhiều ý kiến, trong đó có cả ý kiến từ lãnh đạo cấp cao, thắc mắc và đề nghị giải thích, thì người ta mới cho thẩm định một cách “bài bản”. Nhưng cái bài bản ấy lại chỉ là thẩm định các đơn vị, cá nhân đi chào hàng giúp PESG (trong khi PESG đã có văn bản khẳng định PESG là chủ thể sẽ ký mọi hợp đồng mua bán với đối tác).

    Gần như bỏ qua việc thẩm định đối với bên bán hàng, một đại diện nhà nhập khẩu 60% xăng dầu của VN gửi văn bản từ chối mua xăng dầu của PESG với lý do “thanh toán không phù hợp”.

    Dư luận đòi hỏi giải thích rõ


    Theo thông tin Tiền phong nhận được từ cơ quan thương vụ của VN tại Úc, PESG là tập đoàn kinh tế, đã hoạt động nhiều năm; hiện sở hữu 21 nhà máy lọc dầu trên thế giới; tổng giá trị đầu tư hạ tầng ở nước ngoài hiện trị giá khoảng 5 tỷ USD; chỉ mới 3 hợp đồng do PESG ký năm 2005 đã cam kết bán lượng xăng dầu tới 40 tỷ USD; PESG đang là chủ nợ hơn 6 tỷ USD; một trong nhiều lô xăng dầu PESG mua từ Nga (để bán) đã 14,4 triệu tấn (gần bằng lượng xăng dầu VN tiêu thụ trong một năm)...

    Những thông tin thêm này rất đáng chú ý, trong bối cảnh các nhà độc quyền nhập khẩu xăng dầu ở VN từ chối mua xăng dầu của PESG với giá chào bán thấp hơn và điều kiện nhiều ưu đãi hơn so với hiện hành.

    Mới đây, trả lời báo chí, vị đại diện đơn vị nhập khẩu xăng dầu lớn nhất đưa ra nhiều lý do giải thích nhưng đều thiếu sức thuyết phục. Dư luận rộng rãi vẫn đang xôn xao thắc mắc việc tại sao các nhà nhập khẩu xăng dầu VN cứ khăng khăng mua xăng dầu với giá cao hơn giá chào của PESG, làm Nhà nước phải bù lỗ mỗi năm hàng trăm triệu USD.

    Chính vì vậy, Phó Thủ tướng Thường trực *************** đã giao Bộ TM chủ trì, phối hợp Bộ TC và các cơ quan liên quan, khẩn trương làm rõ việc này và báo cáo Thủ tướng. Tiền phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc các diễn biến tiếp theo.

    Vũ-Cường

    Việt Báo (Theo_Tien_Phong


    Link : http://vietbao.vn/Xa-hoi/Nhap-xang-dau-re-Co-co-hoi-sao-tu-choi/70050536/157/
  2. beden2007

    beden2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Đã được thích:
    60


    làm không được xuống cho dân nhờ----em lạy cá bác 3 lạy
    ^:)^^:)^^:)^
  3. 663388

    663388 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    3.000
    Bác nào rảnh chụp mấy cái nhà cái xe của mấy ông lãnh đạo xăng dầu đưa lên đây cho bà con nhân dân xem với...

    Nhìn nhà, nhìn xe, nhìn con cái các anh ấy tiêu xài thì sẽ hiểu các anh ấy lỗ là ...đúng thôi....
  4. o0oHarryo0o

    o0oHarryo0o Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    540
    Từ 2006 tới giờ mà chưa chịu sửa đổi nữa à ~X~X
  5. meocha168

    meocha168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Tin này 5 năm roài, chìm xuống nhỉ ? Ngày ấy bác 3 làm PTT giờ đã nhiệm kỳ 2 rồi chắc bác quên
  6. voi_bi_1984

    voi_bi_1984 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Đã được thích:
    0
  7. than_y

    than_y Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2007
    Đã được thích:
    0
    chìm xuồng rồi
    cái c do này còn nhiều cái tương tự lắm
  8. voi_bi_1984

    voi_bi_1984 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Đã được thích:
    0
  9. ismcdng

    ismcdng Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Đã được thích:
    144
    Rồi cũng im thôi, Petro chỉ thích mua tận bên ngoại quốc rồi thuê tàu của ai đó chở dầu về!!! Vinalines cũng không có cửa đâu.
  10. giamsan

    giamsan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ giải tán, tản ...
    Petro trực thuộc bộ công thương, bác Huệ có cách nào giải tán mịa nó đi ko nhể?

Chia sẻ trang này