Chưa mở room cho nhà đầu tư nước ngoài

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nganguyen6, 08/08/2007.

6584 người đang online, trong đó có 722 thành viên. 08:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 656 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chưa mở room cho nhà đầu tư nước ngoài

    Thứ Tư, 08/08/2007, 17:52
    Chưa mở room cho nhà đầu tư nước ngoài

    Bên lề buổi lễ công bố quyết định chuyển Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM thành Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, phóng viên Đầu tư Chứng khoán đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính về một số vấn đề liên quan đến sự phát triển của thị trường chứng khoán.

    Bộ trưởng đánh giá ý nghĩa của sự kiện chuyển Trung tâm thành Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM?

    Tuy mới phát triển được 7 năm nhưng quy mô của thị trường đã khá lớn. Bước chuyển đổi Trung tâm thành Sở Giao dịch là bước chuyển quan trọng, thay đổi về chất lượng phục vụ cho thị trường phát triển nhanh và lành mạnh. Việc thay đổi hẳn phương thức hoạt động là để đảm bảo thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhưng phải an toàn, bền vững, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

    Niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường đang bị lung lay. Theo Bộ trưởng cần làm gì để nhà đầu tư có niềm tin vào thị trường?

    Để nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường trước hết thị trưởng phát triển ổn định. Để làm được việc đó cần thực hiện nhiều giải pháp. Cần hoàn thiện khung pháp lý thể chế để thị trường hoạt động lành mạnh an toàn và công khai minh bạch. Các doanh nghiệp phải công bố thông tin minh bạch, nhà quản lý phải tăng cường công tác giám sát kiểm tra để thông tin đến nhà đầu tư chuẩn xác.

    Sở giao dịch chứng khoán hoạt hoạt động theo cơ chế linh hoạt, tự chủ hơn so với khi là Trung tâm. Vậy việc này có thúc đẩy sớm lắp đặt phần mềm mới hiện đại cho sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM không, thưa Bộ trưởng?

    Điều này thuộc về trách nhiệm của cả Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010 sẽ có phần mềm công nghệ mới. Nhưng nếu thúc đẩy đầu tư nhanh hơn thì càng tốt. Nằm trong lộ trình phát triển tổng thể cả thị trường, phải hiện đại công nghệ cả Trung tâm Hà Nội, Trung tâm Lưu ký, chứ không riêng gì sàn TP.HCM.

    Về việc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 03 hạn chế tỷ lệ cho vay chứng khoán, đến nay, Bộ trưởng đánh giá thế nào về tác động của quy định này?

    Tôi cho đó là giải pháp quan trọng cần thiết vì chính giải pháp đó tác động làm cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh. Đầu tư chứng khoán có những rủi ro nhất định nên các ngân hàng đầu tư quá lớn vào chứng khoán không chỉ rủi ro cho thị trường chứng khoán, mà cho cả ngân hàng nữa. Khi mà đầu tư quá lớn vào chứng khoán sẽ gây ra phát triển nóng. Nên trong các biện pháp kiểm soát nguồn vốn đầu tư vào thị trường phải có giới hạn nhất định.

    Thị trường đã qua cơn sốt, thậm chí có ý kiến cho rằng cầu yếu, trong khi thị trường sắp bội thực hàng, liệu tỷ lệ 3% có được thay đổi không thưa ông?

    Việc điều chỉnh hay không phải cân nhắc các yếu tố, tăng hay giảm mà gây sốc cho thị trường đều không tốt.

    Có rất nhiều ý kiến cho rằng, một số chính sách ban hành thời gian qua, như Chỉ thị 03 chẳng hạn, đã tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài kiếm lợi ở thị trường chứng khoán Việt Nam hơn là nhà đầu tư trong nước?

    Tôi không cho rằng như thế. Điều này phải tranh luận rất nhiều và đánh giá phải đưa ra căn cứ chứ không thể nói một câu thế được.

    Bộ trưởng đánh giá sao về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào thị trường thời gian qua?

    Thu hút nguồn vốn FII đang theo chiều hướng tốt vì nguồn vốn này có tính linh hoạt, có thể chuyển đổi từ đầu tư gián tiếp sang đầu tư trực tiếp. Vấn đề là phải xây dựng khung pháp lý làm sao khuyến khích nhà đầu tư vào Việt Nam đầu tư dài hạn, đầu tư đúng vào những lĩnh vực, ngành nghề mình muốn thu hút đầu tư thì chắc chắn sẽ tận dụng được nguồn vốn này một cách hiệu quả.

    Trong ngắn hạn đã tính đến việc mở room cho nhà đầu tư nước ngoài chưa, thưa Bộ trưởng?

    Vẫn chưa có ý định mở room.

    Cách đây mấy tháng, có thông tin nói rằng Việt Nam sẽ đánh thuế khoản lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của các quỹ đầu tư. Xin Bộ trưởng cho biết cụ thể về thông tin này?

    Chưa có một nghiên cứu nào về đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chỉ có nghiên cứu thuế liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán mà thôi.
  2. duongkhan

    duongkhan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Đã được thích:
    0
    [Thế này thì mai tèo rồi. Tưởng bác Dũng đén thăm sàn sẽ tuyên bố mở room.
  3. saigonchungkhoan

    saigonchungkhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Sắp mở room thì ông Ninh cũng đâu dám tuyên bố là sẽ mở. Fải im im rồi đánh đùng một cái mở room như hồi tăng twf 30 lên 49% chứ. Lộ ra để béo mấy anh đầu cơ hả bác.
  4. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chưa mở là đúng, mở ra rủi ro lắm
  5. tait

    tait Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2007
    Đã được thích:
    0
    tin của các bố cũ rích, sắp mở roài.
  6. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Mở roài, nên hôm nay mua ATO nhiều qúa làm sập đường truyền đó.....
  7. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh vừa tuyên bố với báo chí xong, làm gì mà nuốt lời ngay được.
    Nhanh cũng phải vài năm nữa mới mở.
  8. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh vừa tuyên bố với báo chí xong, làm gì mà nuốt lời ngay được.
    Nhanh cũng phải vài năm nữa mới mở.
  9. investip123

    investip123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT: 29/08/2007 14:56:27 (GMT+7)
    Niềm lạc quan của nhà đầu tư có nguy cơ mai một


    Tháng 8/2007 đã gần khép lại mà diễn biến thị trường chứng khoán có vẻ vẫn chưa thực sự tươi sáng như mong mỏi của nhiều nhà đầu tư về chu kỳ tăng giá trong giai đoạn này.

    Câu hỏi tiếp theo mà các nhà đầu tư quan tâm là những tháng cuối của năm sẽ ra sao? Liệu rằng lịch sử của những tháng cuối tươi đẹp như năm 2006 có quay lại với nhà đầu tư trong năm 2007 này không? Các nhà đầu tư thì vẫn có quyền hy vọng và cũng rất có thể niềm hy vọng này sẽ biến thành hành động mua vào.

    Tuy nhiên, sự lạc quan trong tâm lý nhà đầu tư đang có chiều hướng ngày càng giảm đi và nếu thị trường cứ luẩn quẩn mãi quanh mức 900 điểm thì sự lạc quan này sẽ còn có nguy cơ bị mai một thêm nữa.

    Diễn biến thị trường thời điểm vừa qua cho thấy, không riêng gì các nhà đầu tư trong nước, mà ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng có vẻ thích... ?olướt sóng? .

    Chính vì thế diễn biến mua ra, bán vào của các đối tượng này cũng khá phức tạp và thường là khi thị trường có vẻ ?ođược giá? một chút là họ có thể sẵn sàng bán ra. Tuy nhiên, động thái ?olướt sóng? của các nhà đầu tư ngoại thường bắt nguồn từ các đối tượng cá nhân hoặc các nhà đầu tư nhỏ, trong khi đó, các tổ chức đầu tư lớn của nước ngoài dường như đang ?oán binh bất động?.

    Đối với các quỹ đầu tư lớn và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài thì mọi hành động của họ trong thời điểm này đều hết sức nhạy cảm và tất nhiên họ cũng rất ý thức được rõ vai trò của mình. Cho dù tiền trong túi các quỹ đầu tư nước ngoài hiện còn khá rủng rỉnh, nhưng vấn đề đối với đối tượng này hiện lại là chỗ để rót vốn.

    Lý do là, các doanh nghiệp niêm yết có tiềm năng thì hầu hết đã hết ?oroom? cho các nhà đầu tư nước ngoài, nên cơ hội lớn nhất cho các quỹ đầu tư nước ngoài là các đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của các ?ođại gia? đang sắp cổ phần hoá như các ngân hàng thương mại nhà nước hay các công ty viễn thông.

    Chính vì vậy, cho dù tiền trong túi các nhà đầu tư nước ngoài hiện còn khá rủng rỉnh, nhưng họ cũng không muốn ?obơm? tuỳ tiện vì còn phải dành tiền cho những địa chỉ mà họ đã chờ đợi sẵn.

    Trong khi đó, ?onội lực? từ các nhà đầu tư trong nước lại đang khá yếu cùng với tinh thần của các đối tượng này cũng đang lung lay khiến cho thị trường cũng bị... lung lay theo. Lý do là, hy vọng nhen lên từ một vài phiên thị trường tăng giá lại bị tắt ngấm ngay chỉ sau vài phiên.

    Cho dù các nhà đầu tư đều mạnh mồm tuyên bố rằng, họ vẫn rất tin vào sự phục hồi của thị trường và tương lai của thị trường sẽ còn rất sáng sủa, nhưng câu hỏi ?okhi nào?? lại là một câu hỏi quá khó để trả lời.

    (Theo Đầu tư)

Chia sẻ trang này