Chuẩn bị đón nhận tương lai.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SoldierVN, 11/12/2008.

3975 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 23:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 519 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. SoldierVN

    SoldierVN Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị đón nhận tương lai.

    Nhìn vào tấm gương của các bạn Mỹ, chúng ta hãy chuẩn bị hậu sự cho mình từ bây giờ để vượt qua năm 2009 khốn khó.

    Khủng hoảng kinh tế Mỹ: Từ tầng lớp trung lưu đến khốn cùng 11/12/2008 09:34 (GMT + 7)

    "Để đối phó với khó khăn, gia đình Johnson cắt giảm các chi phí không cần thiết: Phim ảnh, các bữa tối bên ngoài, các buổi làm móng và dưỡng tóc. Nhưng từng đó vẫn chưa đủ. Họ quyết định tập trung tài chính để giữ ngôi nhà và các bữa ăn. Điện thoại bị cắt. Cáp truyền hình ngừng hoạt động." - Một góc quay cuộc sống ở Mỹ khi khủng hoảng ập tới.

    Cú bổ nhào mức sống

    Alenia và Kirby Johnson không có ngôi nhà rộng với bể bơi, như Goldman. Nhưng họ có công việc tốt. Trả hoá đơn đúng kỳ hạn và đang tiết kiệm để mua được một ngôi nhà vừa phải như những người trung lưu bình thường.

    Cuộc sống tốt đẹp.


    Cho đến khi nạn thất nghiệp xảy đến.


    Họ sốc trước tốc độ trượt dốc quá nhanh của cuộc sống từ khá giả xuống bần cùng. Nhà Johnson vẫn có thể duy trì các bữa ăn trong vài tháng tới, nhưng, lý do là bởi cuộc sống của họ đã trở nên đủ nghèo để được nhận trợ cấp.


    Còn Goldman, 57 tuổi, người đang đánh dấu tháng thứ 11 không có việc làm ổn định, đã nghĩ đến nguy cơ phá sản vào khoảnh khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời ông.



    Những câu chuyện về cú bổ nhào của mức sống như gia đình Johnson và Goldman đã trở nên quá quen thuộc tại Mỹ, đến mức chẳng còn ai cảm thấy ngạc nhiên, khi thị trường chứng khoán trượt dốc, khủng hoảng ngân hàng toàn cầu ở mức thê thảm, thâm hụt tín dụng tiếp tục bước sang cao trào mới: Giãn thợ và tái cấu trúc công ty.


    Tất cả các tập đoàn từ Citigroup, Sun Microsystems, Yahoo, General Motors, Ford, Morgan Stanley, đến the Shopping Channel đều tuyên bố các đợt sa thải nhân công lớn. Tính riêng tuần qua, số lượng người Mỹ đổ xô đi đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp đã lớn hơn bất cứ quãng thời gian trong tuần nào suốt 16 năm qua.


    Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang lo ngại tỉ lệ thất nghiệp sẽ còn tăng lên mức 8% vào cuối năm tới, mức cao nhất trong một phần tư thế kỷ qua.


    Theo nhìn nhận của các nhà kinh tế, Washington là khu vực ít bị ảnh hưởng bởi nạn thất nghiệp nhất tại nước Mỹ, bởi một số lượng lớn việc làm liên bang được cung ứng tại đây. Nhưng một số công ty hàng đầu, như Washington National Cathedral, the Discovery Channel, Circuit City, CarMax và Legg Mason đã bắt đầu công bố giãn thợ.


    Học cách cần kiệm



    Và nỗi đau là rất lớn trong cuộc đấu tranh giữa tái thiết và sống sót, khi người bị mất việc là bạn.


    Alenia Johnson, 31 tuổi, đã học được tầm quan trọng của việc sống một cách cần kiệm, từ rất lâu trước khi chồng cô, Kirby, mất việc hồi tháng 6.


    Alenia đã sắp kết thúc chương trình đại học, khi cô buộc phải bỏ học vì không đủ tiền chi trả học phí, mua sách và tài liệu học tập khi mang thai cậu con trai Lozenzo, hiện đã lên 7. Bố của Lozenro từng làm ở một số nơi, nhưng sau vụ khủng bố 11.9.2001, anh ta trở về nhà và chẳng bao giờ đi làm nữa. Sau khi chia tay người bạn trai và trở thành người mẹ độc thân, Alenia sống nhờ trợ cấp xã hội cho tới khi tìm được việc làm là một trợ lý hành chính tại Đại học Vật lý Mỹ. Cô vẫn đang làm tại đó.


    Vì vậy, khi người chồng hiện tại, Kirby, thất nghiệp, Alenia đã học cách phải chi tiêu dè xẻn. Họ có khoản nợ phí sinh viên rất lớn, nhưng không có nợ nần về tín dụng. Không giống như nhiều người bạn, gia đình Johnson đã không vay tiền ngân hàng để cố mua một căn nhà. Tuy nhiên, cô vẫn chưa hình dung được cuộc sống sẽ khó khăn đến mức nào. Nhất là khi cô đã có thêm cô con gái Kadence hồi tháng 4 và hiện đang ở nhà nhờ vào trợ cấp thai sản.




    Để đối phó với khó khăn, gia đình Johnson cắt giảm các chi phí không cần thiết: Phim ảnh, các bữa tối bên ngoài, các buổi làm móng và dưỡng tóc. Nhưng từng đó vẫn chưa đủ. Họ quyết định tập trung tài chính để giữ ngôi nhà và các bữa ăn và trả tất cả những chi phí còn lại khi có thể.


    Điện thoại bị cắt. Cáp truyền hình ngừng hoạt động.


    Một đêm, họ nghe tiếng còi báo an ninh từ chiếc Dodge Ram 2002 của Kirby lanh lảnh kêu, khi một chủ nợ đưa xe tải tới chuyển nó đi.


    Alenia đành phải đệ đơn xin trợ cấp xã hội và trở thành khách hàng thường xuyên tại Sav-a-Lot, một cửa hàng tạp phẩm giảm giá, nơi cô có thể mua lương thực giá rẻ.


    Trong lúc Alenia cố gắng tiết kiệm từng xu, Kirby lại đang vật vã với cuộc đấu tranh nội tâm. Sinh ra và lớn lên ở St. Croix, quần đảo Virgin, Kirby từng có thời hoàng kim khi nhận được 2 công việc, tham gia khoá đào tạo đại học và chỉ ngủ 2 giờ mỗi đêm.


    ?oTôi hoàn toàn suy sụp. Tôi thay đổi thái độ, hành vi. Làm cách nào để có thể thích nghi với việc từ một người làm việc không còn thời gian trở thành người chẳng có gì để làm? Tôi lại tiếp tục phải làm người thất nghiệp. Là vì cái quái gì vậy??


    ?oKể từ khi anh ấy mất việc, tôi thậm chí còn không nhận ra chồng mình. Cuộc sống của chúng tôi sụt giảm tồi tệ. Khốn khổ. Bạn dần bị trầm cảm. Quan hệ vợ chồng căng thẳng. Quát tháo lẫn nhau, cãi lộn vì bọn trẻ và ngay cả khi chẳng vì cái gì cả. Tất cả, chỉ là do thiếu tiền?, Alenia nói.


    Sau khoảng thời gian khó khăn, họ nảy ra ý tưởng mở một công ty cung cấp thực phẩm, chuyên về thức ăn vùng Caribbea. Cuộc sống lần hồi qua ngày.


    Ngày giải thoát




    Hồi tháng trước, Kirby đã tìm được việc làm nhân viên an ninh. Khi chồng nhận được tháng lương đầu tiên, Alenia đã gọi đó là ngày giải thoát.


    Kirby làm việc vào buổi tối, để họ có thể tiết kiệm chi phí thuê người trông trẻ. Anh chở Alenia đi làm để tiết kiệm xăng. Và nếu may mắn, Kirby có thể tranh thủ đánh một giấc trong lúc cô con gái Kadence đi ngủ.


    Từng bước, họ đã thoát khởi nợ nần và dần quay trở lại từ số 0. ?oTôi mới đến ngân hàng ngày hôm nay, và tài khoản đã bắt đầu có tiền, những 82 USD. Vậy là tốt lắm rồi. Tuần trước tôi chỉ có 5 USD?.

    * * *


    Mark Goldman lại là một câu chuyện thành công. Ông kiếm được nhiều tiền nhờ vào công việc thầu phụ và làm quản lý một chương trình IT. Ngoài ra, ông còn mở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như: một công ty DJ và âm thanh, cải tạo nhà ở, các hội trại máy tính cho trẻ em?


    Goldman và vợ quyết định rời khỏi Washington, chuyển đến Florida để tận hưởng cuộc sống. Vài năm trước, họ đã bán ngôi nhà tại Rockville với giá 600.000 USD so với giá gốc khi mua là 132.000 USD. Họ lùng mua một ngôi nhà rộng 4.500 mét vuông, với một bể bơi lớn tại Orlando.


    Goldman nhận công việc kỹ thuật viên âm thanh cho Hãng Disney. Khi thấy chán, ông lại quyết định kiếm công việc khác, cũng trong ngành IT.


    Cuộc sống thật tốt đẹp. Goldman mua 3 chiếc xe hơi mới, một cho vợ, một cho con gái và một chiếc nữa cho chính ông. ?oĐó quả là việc làm xuẩn ngốc. Toi không nên làm như vậy. Nhưng chỉ bởi tôi không ngờ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra?, Goldman thở dài.


    Hợp đồng IT của ông chấm dứt vào tháng 1.2008. Và cơn bão tài chính kéo đến Florida.


    18 trong số các gia đình hàng xóm của ông phải rời khỏi nhà do không đủ tiền trả vay nợ. Ngôi nhà to lớn của Goldman sụt giá thê thảm, trong lúc ông vẫn chưa trả hết tiền mua. Cùng quẫn nối tiếp, khi Goldman đối mặt với tương lai không tìm được việc, ngay cả khi ông đã quay trở lại Washington hồi tháng 8. ?oPhần lớn các mối liên hệ của tôi hoặc đã chuyển chỗ ở, hoặc chính họ cũng đang vương vào cảnh nợ nần?, ông nói.


    Dù vợ ông có công việc tốt, nhưng họ vẫn không đủ tiền để trả chi phí 8.500 USD hàng tháng cùng khoản nợ vẫn đang phải gánh. Goldman đã phải sử dụng thẻ tín dụng để trả 10.000 USD tiền học phí cho con gái, và 5.000 USD tiền chữa bệnh ung thư phổi cho chú chó cưng.


    Giờ đây, Goldman phải cho thuê ngôi nhà to rộng của ông, để đủ tiền trả lãi. Gia đình ông chuyển đến nhà một người bạn. Goldman cố gắng bán bớt hai chiếc ô tô, nhưng hầu như nhận được mức đề nghị giá rất thấp. ?oRất may là tôi vẫn còn đủ khả năng mua một con gà giá 4,50 USD cho bữa tối?.


    Goldman đã lập một biểu bảng những hoá đơn mà ông có thể trả, ở mức bao nhiêu. Đó là khoảng thời gian nặng nề mà ông định tuyên bố phá sản. Nhưng Goldman rút lại ý nghĩ này, vì lo ngại, tình trạng phá sản sẽ khiến ông không còn có được những hợp đồng IT béo bở với chính phủ liên bang một khi nền kinh tế phục hồi.

    Thủy Phương (Theo Washington Post - Ảnh theo tờ Thanh Niên Trung Quốc)
  2. chungdo

    chungdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2008
    Đã được thích:
    0
    Mình đã gọi điện cho mẹ, mẹ mình bảo đang thiếu người làm nông, con về giúp mẹ một tay nhé. Cho nên mình không sợ thất nghiệp
  3. tiencua68

    tiencua68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Đã được thích:
    0
    http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=16544[/url]

    Ngày 10-12-2008, 16:37
    WB đánh giá tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 là 6,5%
    (ĐTCK) Ngày 10/12/2008, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo kinh tế mới nhất về Việt Nam và khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Trong báo cáo này, nền kinh rế Việt Nam vẫn được các chuyên gia của WB đánh giá là ổn định và có khả năng duy trì được mức tăng trưởng cao 6,5% trong năm 2009.

    Sẵn sàng đối phó với khủng hoảng

    Theo các chuyên gia của WB, các quốc gia Đông Á hiện đã có sự chuẩn bị tốt hơn so với khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư nước ngoài rút lại đột ngột các tài sản lưu động, kết hợp với việc nhà đầu tư trong nước tháo chạy vốn ở một số nước đã đẩy các nền kinh tế này quay lại vùng nguy hiểm mà họ chỉ vừa mới thoát ra vài năm trước đó. Hoàn toàn không có sai lầm gì, nhưng các quốc gia trong khu vực này vẫn phải chịu chi phí vốn tăng lên vùn vụt trên các thị trường quốc tế, đe dọa khả năng cung cấp tài chính cho các chương trình phát triển và phá hủy những nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong khu vực.

    Để kìm hãm tác động trước mắt của khủng hoảng đến khả năng thanh khoản trong nước, hầu hết mọi chính phủ của các quốc gia Đông Á đã mạnh tay nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua một loạt các công cụ và bơm thêm những khoản tiền lớn vào hệ thống ngân hàng. Mặc dù nhờ vào hành động nhanh nhạy này mà mối nguy trước mắt đối với các nền kinh tế trong khu vực đã được ngăn chặn, nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp tại đây vẫn phải đương đầu với áp lực tài chính lớn. Áp lực này chỉ có thể tăng lên vì hoạt động kinh tế đang chậm lại và bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng tiếp tục xấu đi.

    Tăng trưởng ở tất cả các quốc gia Đông Á, ngoại trừ Malaysia và Indonesia, đều đã chậm lại trước khi cuộc khủng hoảng đạt đến đỉnh cao vào giữa tháng 9. Bất kể những nỗ lực kích cầu trong nước tại nhiều quốc gia, tốc độ mở rộng kinh tế vẫn được xác định là sẽ tiếp tục chậm đi trong năm 2009, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm lại trong xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Hoạt động xuất khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi cầu giảm tại các thị trường phát triển, mặc dù khả năng cạnh tranh ngày càng cải thiện của Đông Á có thể hạn chế bớt phần nào tác động này. Dự báo xuất khẩu cũng như luồng vốn vào đều giảm sút (nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) sẽ kìm hãm chi tiêu đầu tư. Tiêu dùng cá nhân có khả năng bị ảnh hưởng nhiều bởi thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp và trả lương thấp tăng, điều kiện kinh tế của các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, trong khi mong muốn tiết kiệm gia tăng vào những thời kỳ bấp bênh.

    Nhìn tổng thể, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế ở khu vực Đông Á đang phát triển có khả năng giảm từ mức kỷ lục 10,5% năm 2007 và 8,5% năm 2008 xuống còn 6,7% năm 2009.




    2007


    2008 f


    2009 f

    Đông Á


    9,0


    7,0


    5,3

    Cam-pu-chia


    10,2


    6,7


    4,9

    Trung Quốc


    11,9


    9,4


    7,5

    In-đô-nê-xia


    6,3


    6,0


    4,4

    Lào


    7,9


    7,0


    6,0

    Ma-lai-xia


    6,3


    5,5


    3,7

    Mông Cổ


    9,9


    10,0


    7,5

    Phi-líp-pin


    7,2


    4,0


    3,0

    Thái Lan


    4,9


    4,6


    3,6

    Việt Nam


    8,5


    6,5


    6,5

    Nguồn: Ngân hàng Thế giới; f = dự báo



    Triển vọng của Việt Nam vẫn tốt đẹp

    Theo báo cáo này, kết quả tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2008 đã chứng minh khả năng nhanh chóng hồi phục của nền kinh tế quốc gia.

    Ông Martin Rama, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng Việt Nam đã phải chịu 2 cuộc khủng hoảng nối tiếp nhau. Trong nửa đầu năm 2008, Việt Nam gánh chịu ảnh hưởng của tình trạng phát triển quá nóng khởi nguồn từ dòng vốn vào ồ ạt. Kết quả là lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại, bong bóng bất động sản và giảm sút chất lượng đầu tư. Hành động quyết tâm của Chính phủ trong gói giải pháp hồi tháng Ba đã dần từng bước ổn định tình hình kinh tế. Tuy nhiên, đáng tiếc là cuộc khủng hoảng thứ hai lại diễn ra trong nửa cuối năm nay. Rủi ro liên quan đế mảng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Hoa Kỳ đã thổi bùng cơ khủng hoảng tài chính toàn cầu với những diễn biến khó lường. Mức độ ảnh hưởng của tình trạng suy thoái này tới kinh tế Việt Nam như thế nào còn chưa rõ được. Chính phủ Việt Nam đã hành động kiên quyết trong việc giải quyết tình trạng kinh tế quá nóng trong nửa đầu năm và xứng đáng được ghi nhận trong nỗ lực bình ổn kinh tế. Hy vọng rằng Chính phủ sẽ tiếp tục có những giải pháp quyết liệt khi phải đối mặt mới cuộc khủng hoảng lần hai ngoài ý muốn này.

    Cũng theo bản báo cáo của WB, sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trên 8%, tốc độ mở rộng kinh tế của Việt Nam đã đi chậm lại trong 10 tháng đầu năm 2008, và phản ánh tác động từ gói giải pháp bình ổn kinh tế của Chính phủ. Tăng chi tiêu đầu tư chậm lại khi các điều kiện thắt chặt tín dụng cùng với các hạn chế ngân sách. Tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng mạnh, phản ánh tác động của lạm phát tăng và điều kiện tiếp cận tín dụng khó khăn hơn. Giá trị bán lẻ tăng 6% từ tháng 1 đến tháng 8, nhưng chỉ bằng một nửa tốc độ của cả năm 2007.

    Chính sách thắt chặt tiền tệ trước đó để đối phó với lạm phát đã tạo ra những áp lực đối với các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất tiền gửi, nhưng lãi suất cho vay bị giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định, do đó biên lợi nhuận phải chịu áp lực lớn. Khối doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn do lãi suất ngân hàng tăng đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2008 và do điều chỉnh giá cả bất động sản theo hướng đi xuống. Lãi suất thấp hơn có thể khiến áp lực của người đi vay trở nên nhẹ nhàng hơn khi các khoản tín dụng cũ được gia hạn. Nhưng chất lượng các tài sản ngân hàng có lẽ sẽ suy giảm trong năm 2009.

    Thâm hụt tài khoản vãng lai đã bắt đầu giảm sau khi đột ngột tăng cao vào sáu tháng đầu năm 2008, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chậm lại do các biện pháp khắc nghiệt của chính phủ và sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Tuy nhiên, thâm hụt tài khoản vãng lai cả năm 2008 vẫn có thể tăng từ 10% GDP năm 2007 lên 13% GDP.

    Cho đến nay, các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn rất lớn. Giá trị phê duyệt FDI trong 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục là 59,3 tỷ USD, bằng khoảng 2/3 GDP. Giải ngân trong năm 2008 dự kiến sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng so với 8,1 tỷ USD năm 2007. Tuy nhiên, những con số này được dự báo sẽ giảm trong năm 2009.

    Nhìn chung, cân bằng tài khóa vẫn có thể quản lý được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng và biện pháp thắt chặt tài khóa trong gói giải pháp bình ổn kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung của năm 2008, kể cả các hạng mục ngoài bảng và các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được dự báo sẽ xấp xỉ ở mức 6,2% GDP, nghĩa là tăng so với mức 5,6% GDP của năm 2007.

    Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á là báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Thế giới về các nền kinh tế trong khu vực. Đây là báo cáo một năm hai lần và được công bố tại trang web của Ngân hàng thế giới.


    Quang Sơn
  4. Rothschild

    Rothschild Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2008
    Đã được thích:
    3
    Không còn tin nào xấu hơn nữa đâu. Bây giờ các tin chỉ cần hơi khả quan tí là lại thổi bùng TT lên. Múc ko phải nghĩ
  5. redheart2008

    redheart2008 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/09/2008
    Đã được thích:
    0
    -----------------------------------------------------------------------------------

    Múc vẫn phải nghĩ chứ bác?Đến đánh đề còn phải nghĩ cơ mà

Chia sẻ trang này