-----------Chuẩn bị súng ống đạn dược đi-------------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 0902299287, 20/08/2010.

3662 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 07:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 200 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. 0902299287

    0902299287 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo ngày 19/08/2010 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy Châu Á vững vàng hơn so với những dự báo ban đầu trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.



    Các nền kinh tế lớn trong khu vực đều có tốc độ tăng trưởng vững chắc mặc dù nhu cầu của Hoa Kỳ và Châu Âu đối với hàng xuất khẩu suy giảm.

    Báo cáo Key Indicators for Asia and the Pacific 2010 (Các chỉ số chính của khu vực Châu Á và Thái Bình Dương 2010), một ấn phẩm thống kê hàng năm chủ chốt của ADB, cho thấy mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế trong khu vực nhìn chung giảm hơn trong năm 2009, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cố gắng đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế tốt nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp chi tiêu kích thích kinh tế của chính phủ đã giúp bù đắp cho sự suy giảm của xuất khẩu.

    Trong năm 2009, khi những tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng lan rộng khắp nền kinh tế toàn cầu, GDP của Trung Quốc vẫn tăng trưởng 9,1% và Ấn Độ tăng trưởng 7,4%. Những nền kinh tế khác có tốc độ tăng trưởng cao bao gồm Băng-la-đét (5,7%), Việt Nam (5,3%) và In-đô-nê-xi-a (4,5%).

    Trong báo cáo mới nhất này có các số liệu thống kê kinh tế đa dạng cho phép theo dõi sát tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu từ nửa cuối năm 2008 cho đến năm 2009 và so sánh với các số liệu của giai đoạn trước khủng hoảng tới năm 2007.

    Ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch của ADB, đã phát biểu trong lời nói đầu của báo cáo: “So sánh số liệu cho thấy cuộc khủng hoảng đã không có tác động nặng nề đến khu vực Châu Á và Thái Bình Dương như người ta lo sợ ban đầu vào năm 2008, nhưng cuộc khủng hoảng đã làm gián đoạn đà tăng trưởng mạnh mẽ của giai đoạn trước năm 2007 và cái giá của cuộc khủng hoảng có thể đo được thông qua thu nhập mất đi vì sự suy giảm tốc độ tăng trưởng.”

    Số liệu cho thấy tỷ lệ phần trăm của tiêu dùng tư nhân trong GDP tại các nền kinh tế châu Á đang phát triển vẫn còn tương đối thấp so với các quốc gia phát triển, trong khi tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình nhìn chung khá cao. Điều này mở ra cho các chính phủ trong khu vực cơ hội thúc đẩy các chương trình bảo trợ xã hội có thể giúp tăng chi tiêu nội địa và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu, hỗ trợ cho sự tái cân bằng tăng trưởng.

    Các số liệu cũng cho thấy khu vực Châu Á và Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP toàn cầu nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP) với tỷ trọng 33%, tiếp theo là Châu Âu (28%) và Bắc Mỹ (24%), Sáu trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới tính theo GDP ngang giá sức mua đến từ khu vực Châu Á.

    Số liệu còn cho thấy sản lượng của khu vực chủ yếu được đóng góp bởi ba quốc gia: Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, với tổng sản lượng chiếm 70% tổng sản lượng của khu vực. Xét theo sự hình thành vốn, Trung Quốc và Ấn Độ đứng đầu và trong dài hạn, hai quốc gia này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn các nền kinh tế lớn khác trong khu vực.

Chia sẻ trang này