Chúc mừng ai đã mua được VHG hôm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kiemtientuCK, 01/02/2008.

948 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 04:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 358 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. kiemtientuCK

    kiemtientuCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Đã được thích:
    138
    Chúc mừng ai đã mua được VHG hôm nay

    - Nếu ai làm trong nghề tích hợp hệ thống có liên quan đến Bưu chính viễn thông thì sẽ biết ngay Cáp Việt Hàn - VHG phải chiếm đến 30% thị phần ở VN thời điểm hiện tại, trong khi SAM gần như đã từ bỏ nghề truyền thống là làm cáp vì không thể cạnh tranh nổi. Cung cách làm ăn của SAM vẫn mang đầy tính nhà nươc vì từ nhà nước mà ra. Nhưng VHG hoàn toàn là công ty tư nhân, có thể nói là công ty nươc ngoài được vì Indochina capital, Vinacapital, Quỹ Singapore, Quỹ Hàn Quốc chiếm đến 31%. Cổ đông lớn nhất là Indochina chiếm đến #14%, còn lớn hơn cả số lượng CP mà CTHĐQT của cáp Việt hàn nắm là khoảng 10%.
    - Hãy tham khảo thêm: http://www.viet-hancorp.com.vn/vietnamese/content/view/168/65/

    VHC - thành công nhờ vào ba chiến lược cơ bản
    Năm 2007, trong bảng xếp hạng ?oTop 500 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam? theo mô hình của tạp chí nổi tiếng Fortune 500, dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report với sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước nhằm mục đích ghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp cho nền kinh tế Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Việt-Hàn (Viet-Han Corporation - VHC) được xếp hạng 219.


    Hình thành chưa lâu nhưng VHC đã có được không ít giải thưởng uy tín: Sao Vàng Đất Việt 2006, 2007, Siêu cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững năm 2007, Cầu Vàng 2006, Cup Vàng topten ?oSản phẩm thương hiệu Việt uy tín, chất lượng? năm 2006, 2007.

    Được thành lập vào năm 2003 với số vốn điều lệ 6 tỉ đồng, chỉ sau bốn năm hoạt động, Việt Hàn đã có một đồ thị tăng trưởng đáng kinh ngạc, thể hiện được tham vọng trở thành nhà sản xuất cáp viễn thông hàng đầu ở Việt Nam. Nếu như doanh thu năm 2003 của VHC chỉ 4,3 tỉ đồng, thì năm 2005 đã lên 58 tỉ đồng và năm 2007 ước tính lên đến 705 tỉ đồng. Lợi nhuận năm 2005 chỉ là 17 tỉ đồng thì đến năm 2006 đã lên 63,4 tỉ đồng và năm 2007 ước tính trên 86 tỉ đồng.
    Những thành quả trên nhờ vào những chiến lược đúng đắn của VHC đặc biệt là ba chiến lược chính.

    Đòn bẩy từ nhà máy và chiến lược chinh phục thị trường viễn thông

    VHC đi theo mô hình nhà máy nối tiếp nhà máy. Đó là nhà máy cáp viễn thông với tổng đầu tư hơn 10 triệu USD, năng lực sản xuất 3.000.000km đôi dây/năm; nhà máy cáp quang với tổng đầu tư hơn 4 triệu USD, năng lực sản xuất 300.000km sợi/năm; nhà máy nhựa plastic với tổng đầu tư 2,5 triệu USD, năng lực sản xuất 16.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy dây và cáp điện với dòng vật liệu liệu mới với tổng đầu tư 5 triệu USD, năng lực sản xuất 20.000 tấn sản phẩm/năm; nhà máy FRP (Fiber Reiforce Polymer) với tổng đầu tư 5 triệu USD, năng lực sản xuất 85.000m sản phẩm/năm.

    Sự đa dạng hóa nhà máy với vốn đầu tư và năng suất cao là biểu hiện của một hình thái kinh doanh đa chức năng để tạo lập sự toàn diện cho doanh nghiệp, nhằm có sự hỗ trợ qua lại giữa các đơn vị chức năng để cùng hướng đến một mục tiêu chung. Từ các nhà máy này, giá trị cốt lõi của VHC - đó là sản phẩm cáp viễn thông - được củng cố và phát triển.

    Những năm gần đây, nhu cầu cáp viễn thông ở Việt Nam là rất lớn nhưng các nhà sản xuất trong nước mới đáp ứng được 70% nhu cầu. Trong khi đó, Chính phủ có kế hoạch tăng mật độ viễn thông từ 45% năm 2007 lên 64% năm 2010 và tỷ lệ sử dụng Internet sẽ tăng từ 20% năm 2007 lên 41% vào năm 2010.

    Chính vì vậy, với tầm nhìn của mình, đầu tư mạnh vào sản xuất thiết bị viễn thông, đến nay VHC đã chiếm 20 - 25% thị phần cáp viễn thông, với khách hàng trải dài trên cả nước, trở thành một trong số các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất cáp viễn thông với khả năng sản xuất lên đến loại 2.400 đôi dây với chất lượng cao.

    Sự phát triển trên giá trị cốt lõi (cáp viễn thông) là tiêu chí để doanh nghiệp bền vững. Nhưng để tăng quy mô cũng như giá trị về lâu dài, sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam nói chung, VHC nói riêng, vẫn là đa dạng hóa ngành nghề đầu tư theo mô hình tập đoàn. Vì vậy, bên cạnh chiến lược ?olõi? trong ngành viễn thông, VHC còn đầu tư cho chiến lược ?onóng? là bất động sản.

    Chiến lược đầu tư lớn vào bất động sản

    Khác với nhiều doanh nghiệp lớn thường chọn loại hình đầu tư trung tâm thương mại và văn phòng, chiến lược bất động sản của VHC là thâm nhập sâu vào nhiều mảng ?onóng?.

    Đầu tiên là các khu du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp, theo tiêu chuẩn quốc tế, biểu hiện là đầu tư góp vốn thành lập Công ty Nam Hội An để hợp tác với một tập đoàn bất động sản hàng đầu thế giới đến từ UAE với tổng vốn đầu tư phía Việt Nam là 300 triệu USD (dự án được triển khai hơn 4.500ha) tại tỉnh Quảng Nam, một trong những vùng trọng điểm được nhiều chuyên gia du lịch đánh giá là rất tiềm năng.

    Tiếp đến là trung tâm thương mại dịch vụ và văn phòng tại Hà Nội với tổng vốn đầu tư hơn 30 triệu USD, mục tiêu xây dựng một khu cao ốc phức hợp gồm trung tâm thương mại và văn phòng trên nền diện tích hơn 1.700m2. Bên cạnh đó, còn có trung tâm thương mại dịch vụ và văn phòng tại Đà Nẵng với dự án liên doanh với Phon Vinh Corporation, có tổng vốn đầu tư hơn 35 triệu USD, trên khu đất có diện tích hơn 3.000m2 tại 9 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Đà Nẵng. Chung cư cao cấp tại phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, liên doanh với Công ty HANDIC - Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, với tổng mức đầu tư 20 triệu USD.

    Thứ ba là khu công nghiệp, vốn đòi hỏi nhà đầu tư phải có nguồn tài chính hùng mạnh. VHC đầu tư vào dự án Khu công nghiệp và thương mại dịch vụ tại Bắc Quảng Nam (tổng đầu tư hơn 50 triệu USD), mục tiêu là xây dựng một khu công nghiệp và dịch vụ trên diện tích 500ha (trong đó 150ha là khu công nghiệp, 100ha là khu công nghệ cao, 250ha là khu thương mại dịch vụ).

    Đằng sau những dự án bất động sản lớn thường có sự hậu thuẫn của các tổ chức tài chính. Đặc biệt ở VHC, sự hậu thuẫn cả về tài chính lẫn sức mạnh thương hiệu từ các tổ chức này không chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản.

    Chiến lược "bắt tay"

    Nói cụ thể hơn, đó là nguồn hỗ trợ tài chính cho tổng thể các hoạt động của VHC. Sự đầu tư của các quỹ tài chính vào VHC tuân theo một công thức đơn giản: vốn, hỗ trợ quản lý, củng cố giá trị thương hiệu. Có khá nhiều quỹ và các công ty đối tác đóng vai trò là đối tác chiến lược của VHC.

    Tháng 4/2007, VHC ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Indochina Capital, theo đó Indochina Capital mua 15% cổ phần của VHC và trở thành thành viên của Hội đồng quản trị VHC. Indochina Capital cam kết hỗ trợ VHC xây dựng chiến lược kinh doanh trong tương lai. Đến tháng 10/2007, Vina Capital trở thành cổ đông chiến lược của VHC, mua 7,8% cổ phần công ty này.

    Trong khi Indochina Capital đóng vai trò đối tác chiến lược trong đầu tư tài chính, Vina Capital là đối tác chiến lược trong đầu tư tài chính và bất động sản, thì UW Indochina Vietnam Limited là đối tác chiến lược của VHC trong đầu tư bất động sản, Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội là đối tác chiến lược trong tư vấn thiết kế và đầu tư bất động sản và Mekong Securities là đối tác chiến lược trong tư vấn tài chính và chứng khoán. Sự góp mặt của các tên tuổi trong ngành tài chính, bất động sản, chứng khoán chính là một trong những tiền đề quan trọng giúp VHC đã và đang mở rộng quy mô doanh nghiệp.

    Niêm yết chỉ là sự khởi đầu?

    Tất cả những thành quả trên là tiền đề cho VHC tự tin niêm yết vào thị trường. Ngày 9/1 vừa qua, ông Trần Đắc Sinh, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã ký quyết định chấp thuận niêm yết cổ phiếu VHC.

    Nhưng niêm yết đối với VHC chỉ là một sự khởi đầu cho giai đoạn phát triển mới. Công ty này cho biết họ đang tiếp tục đầu tư mới và mở rộng dây chuyền công nghệ phục vụ sản xuất, mở rộng thị trường sang các nước Đông Nam Á, Tây Á và châu Phi, đầu tư khai thác khoáng sản dùng làm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất dây cáp đồng, cáp điện, phục vụ cho ngành xây dựng như gạch men, gốm, tiếp tục đầu tư khai thác khu thương mại dịch vụ, căn hộ cao cấp và văn phòng cho thuê, đầu tư khai thác và cho thuê hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành viễn thông.

    Có lẽ đó là lý do khiến ông Huỳnh Tấn Chung, Tổng Giám đốc VHC tỏ ra rất tự tin: ?oSau khi niêm yết, mục tiêu trong giai đoạn 2008 - 2010 của VHC là duy trì tăng trưởng lợi nhuận hàng năm ở mức 25-30%, đồng thời củng cố và phát triển thị phần trong các lĩnh vực và ngành nghề đang hoạt động?.
  2. tarzan_hp

    tarzan_hp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Đã được thích:
    3.497
    mua e khác thì được chứ mua VHG thì gãy răng...hôm nay tây xả 400.000 VHG đấy...nó tung tin mua để nó bán hàng....chú Vina tung tin mua để chú tây khác bán ...chúng ký gửi ở trong đó sau thoả thuận lại...

    nói chung e này tay lông nhiều, lại nhiều cp....tránh cho nó lành...
  3. dojistar

    dojistar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Đã được thích:
    0
    - Thằng này Cáo bạch thấy ớn, VĐL lớn mà chẳng làm được trò gì hay. Chạy xa ra thiu
  4. tranngoctu2k

    tranngoctu2k Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Đu theo Tay lông cũng được đấy chứ bác TZ, hôm nay không sàn nữa, có khi ra Tết lại up điên cuồng

Chia sẻ trang này