Chứng khoán có đáng lo chăng? Bài viết cảu ông Quang - Chủ tịch HDQT ACB

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vantruongdia, 21/04/2007.

4561 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 23:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1710 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. vantruongdia

    vantruongdia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán có đáng lo chăng? Bài viết cảu ông Quang - Chủ tịch HDQT ACB

    Chứng khoán có đáng lo chăng?

    Trích từ: http://kinhdoanhgioi.com/index.php?topic=529.new#new

    Bài viết của ông Trịnh Kim Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán ACB.

    Hiện nay, không thể bỏ qua những nỗi lo toan của Nhà nước và nhiều người: thị trường phát triển bất thường, giá cổ phiếu lên quá cao rồi rớt mạnh sẽ làm nhiều người mất những khoản tiền lớn, dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào rồi sau đó ồ ạt rút ra sẽ dẫn đến khủng hoảng như Thái Lan năm 1997.

    Đó là những nỗi lo chính đáng nhưng cũng cần bình tĩnh phân tích thực tế để xem có thể hóa giải những âu lo đó chăng.

    Giá cổ phiếu hiện nay có quá ?oảo? như nhiều người nhận định chưa?

    Ta tạm dùng khái niệm P/E (Price: giá, Earnings: thu nhập của một cổ phiếu) để so sánh. P/E là một chỉ số nói lên mức đầu tư để tạo ra 1 đồng thu nhập, hay nói cách khác nó là nghịch đảo của E/P vốn là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. P/E cao quá sẽ cho hiệu quả đầu tư thấp.

    Hãy so sánh P/E của vài thị trường: ở Mỹ P/E bình quân là 12, ở Singapore P/E là 20. Mỹ có tốc độ tăng trưởng GDP từ 0 đến 1,5%, Singapore tăng trưởng GDP là 4%. Vậy ở Việt Nam tăng trưởng GDP là 8,5 thì P/E có thể chấp nhận là bao nhiêu?

    Một điều chắc chắn, nếu P/E ở Việt Nam cao hơn Mỹ và Singapore thì cũng hoàn toàn hợp lý. Nếu kết hợp yếu tố hoàn cảnh thuận lợi và khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong những năm tới của nền kinh tế Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài dày dạn kinh nghiệm cho rằng có thể chấp nhận P/E trung bình ở mức 35 đến 40 lần.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại có nhiều cổ phiếu giá cao, nhưng thật ra chưa cao đến mức ảo như nhiều người nghĩ, có khá nhiều doanh nghiệp mà tiềm năng phát triển của nó cho phép nó xứng đáng với giá cao như vậy. Còn lại số khác thì giá cao là do ?oăn theo? thị trường.

    Trong những ngày qua, do sự cảnh báo của Chính phủ và các phương tiện truyền thông, thị trường đã tự điều chỉnh, trên hai sàn giao dịch đã xuất hiện một số cổ phiếu lên giá trong khi một số cổ phiếu xuống giá chứ không phải tất cả cùng lên và tất cả cùng xuống như trước đây nữa, đây là hiện tượng đáng mừng, và sự điều chỉnh này chắc chắn sẽ làm nhiều nhà đầu tư trong nước tỉnh táo hơn trong tương lai.

    Liệu có cần thêm một sự can thiệp mạnh hơn từ phía Chính phủ? Tôi nghĩ là không.

    Nỗi lo thị trường phát triển quá nóng tạo ra hiện tượng giá bong bóng và cuối cùng bong bóng bể

    Do sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cất cánh, đầu tư vào các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, và đến lượt nó, giá cổ phiếu tăng nhanh chóng lại tiếp tục thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư mới cả trong và ngoài nước. Khi nhu cầu đầu tư tăng lên đột ngột thì giá tăng là điều tất yếu.

    Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần đóng vai trò hướng dẫn và điều tiết thị trường bằng các biện pháp kinh tế. Khi thị trường mất cân đối cung cầu (cầu lớn hơn cung) như hiện tại, đã xuất hiện một xu hướng tiêu cực là tìm cách giảm cầu thay vì tìm cách tăng cung.

    Đối với một thị trường đang trong giai đoạn chớm phát triển như hiện nay, việc tác động giảm cầu sẽ trực tiếp làm cho thị trường nhỏ lại, nhiều nhà đầu tư bỏ đi và ta sẽ mất rất nhiều công sức để đưa họ trở lại thị trường.

    Để tăng cung ngay cho thị trường, ít nhất ta có hai giải pháp:

    - Cho phép áp dụng hình thức ?obán khống?: đây là hình thức cho phép nhà đầu tư được vay chứng khoán để bán ra, sau đó họ phải mua lại số chứng khoán đã vay để trả nợ. Khi thị trường tăng giá quá nóng, nhiều người đánh giá rằng giá sẽ rớt và họ muốn vay chứng khoán để bán ra trước, khi giá rớt xuống họ sẽ mua lại và kiếm lời.

    Cơ chế bán khống (short sale, chính ra nên dịch là ?obán trước? để tránh ngộ nhận) thật ra khá phổ biến trên các thị trường chứng khoán nước ngoài, nó phát huy tác dụng rất tốt khi thị trường quá nóng bằng cách tăng lượng cung, và sau đó khi thị trường giảm giá nó lại làm tăng lượng cầu (do nhà đầu tư phải mua lại chứng khoán đã bán để trả nợ).


    Ngoài ra để hạn chế tác dụng không mong muốn (tăng thêm lượng cung khi thị trường giảm giá) Ủy ban Chứng khoán có thể quy định: khi giá một cổ phiếu giảm liên tục đến mức 20% thì tạm ngưng cho vay chứng khoán đó cho đến khi giá trở lại bình thường.

    - Một biện pháp rất tích cực và trong tầm tay để tăng cung ngay: đó là bán cổ phiếu mà Nhà nước đang nắm giữ. Do các cổ phiếu này hiện do nhiều doanh nghiệp nhà nước các cấp khác nhau nắm giữ nên nếu muốn bán ra kịp thời phải thực hiện bằng một quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính chủ trì thực hiện. Số tiền bán cổ phiếu sẽ được giữ lại để ổn định thị trường nếu có biến động. Khi giá sụt xuống dưới giá trị ta sẽ dùng vài chục ngàn tỉ này mua vào lại để bình ổn thị trường.

    Kết quả là ta hoàn toàn kiểm soát được thị trường bằng biện pháp kinh tế, hơn nữa giải pháp này sẽ làm tăng thu cho ngân sách vì bán lúc giá cao mà mua lại khi giá thấp.

    Nhiều ý kiến cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài vốn lớn nên rất dễ thao túng thị trường, làm giá theo ý họ, nhưng nhìn lại trên thị trường chứng khoán hiện tại, có nhà đầu tư nào lớn hơn nhà đầu tư ?oNhà nước Việt Nam?, vốn nào lớn bằng vốn của cổ đông Nhà nước? Vấn đề là Nhà nước có nhìn thấy vai trò to lớn của mình trên thị trường và tận dụng tối đa vai trò đó để điều khiển thị trường bằng các biện pháp kinh tế hay không.

    Tôi nhớ vào khoảng năm 2002, nhà đầu cơ lớn nhất thế giới Soros chuyển đến Hồng Kông nhiều tỉ đô la và tiến hành hoạt động đầu cơ trên thị trường tiền tệ với mục tiêu kiếm lời hàng tỉ đô la, nhưng chính quyền Hồng Kông khi đó với sự hỗ trợ âm thầm của Chính phủ Trung Quốc đã dùng chính sức mạnh tài chính của mình đối đầu với Soros, kết cuộc sức mạnh tài chính của một quỹ đầu cơ không thể bì kịp với sức mạnh tài chính của nhà nước và Soros đã buộc phải chào thua với khoản lỗ khổng lồ (gần 2 tỉ đô la) và một kinh nghiệm cay đắng không bao giờ quên về chuyện đối đầu với một nhà nước.

    Nỗi lo về việc vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam và khi ồ ạt rút ra sẽ tạo khủng hoảng giống như cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan: mọi thứ như có vẻ sẵn sàng lập lại kịch bản của năm 1997, tuy nhiên ta cần tỉnh táo nhìn lại tình hình và cập nhật tình hình:

    - Ta hãy nhìn trên quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài: khi nào họ rút vốn và rút vốn vì lý do gì? Rõ ràng họ đầu tư vào Việt Nam là để tìm kiếm lợi nhuận, hầu hết đều muốn đầu tư lâu dài vì nhận định rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển và phát triển với tốc độ cao. Họ chỉ rút vốn khi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không còn khả năng tăng trưởng hoặc có chiều hướng giảm sút lợi nhuận, và giá cổ phiếu trên thị trường chỉ toàn là giá ảo, khi đó mục đích đầu tư không còn được đáp ứng.

    Vậy thì vấn đề nằm ở khả năng quản lý vĩ mô của Chính phủ: các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng trưởng tốt, thị trường lành mạnh khiến giá cổ phiếu không rơi vào vùng giá ảo. Hiện nay tôi nghĩ rằng những vấn đề này vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

    - Sau khủng hoảng năm 1997, các nước trong khu vực nhận thức được một điều là nếu khủng hoảng lại xảy ra thì hầu hết các nước trong khu vực đều bị thiệt hại nặng nề, do đó họ đã quyết định thành lập một quỹ ngoại tệ khẩn cấp đủ lớn để sẵn sàng can thiệp dập tắt ngay từ đầu những cơn khủng hoảng trong tương lai dưới hình thức cho vay ?onóng? cho nước nào xuất hiện khủng hoảng tài chính.

    Có bốn nước rất tích cực đóng góp cho quỹ này là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, và với nguồn dự trữ ngoại tệ của bốn nước này tôi nghĩ khả năng dập tắt khủng hoảng tài chính ngay từ trong trứng nước là điều rất hiện thực.

    Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán để có thể vay ngoại tệ của quỹ này. Khi có hiện tượng rút vốn ồ ạt, Nhà nước sẽ là người đứng ra mua lại cổ phiếu bằng nguồn vốn vay từ quỹ ngoại tệ khẩn cấp và khi tình hình ổn định lại bán ra để hoàn vốn lại cho quỹ, dĩ nhiên là khi đó các nhà đầu tư nước ngoài lại chuyển ngoại tệ vào để tiếp tục đầu tư. Còn việc để họ đi luôn không quay trở lại thì đó là một lỗi khác mà ta phải trả giá.
  2. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Sao kô thay bác Sinh bằng bác này đi nhỉ
  3. DTCKVN

    DTCKVN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Không được, chúng ta có việc khác cho bác ấy làm rồi. Xin đề cử bác này làm giám đốc SCIC
  4. favourite

    favourite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    0
    đầu óc thế này làm giám đốc ngân hàng cũng đúng ko phí
    chẳng như mấy cha vũ bằng với trần đắc sinh ,
  5. anh2sg

    anh2sg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nói vui thật
  6. lehaitra

    lehaitra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Những giọt nước mắt trên sàn chứng khoán

    Không chịu nổi nữa, mới đây anh đã phải bán ra tất cả rồi bật khóc với mấy người bạn cùng đầu tư ngay trên sàn chứng khoán BIDV. Tính ra anh đã lỗ gần tỷ đồng vì đầu tư vào hai cổ phiếu thuộc dạng blue-chip.

    Anh có công ty chuyên kinh doanh bất động sản ở quận 10 - TPHCM, máu chứng khoán đến độ giao công ty cho người em trông coi, đem trên 2 tỷ đồng sẵn có và thế chấp luôn căn nhà trên đường Nguyễn Tri Phương gần tỷ bạc để mua cổ phiếu.

    Trong vòng 2 tháng qua anh mua 5.000 cổ phiếu FPT giá gần 590.000 đồng/cổ phiếu và mua thêm 5.000 cổ phiếu REE giá ngót nghét 285.000 đồng. Mua chưa được bao lâu, thấy FPT xuống còn 550.000 đồng, anh tiếp tục ?oôm? vào thêm 1.000 cổ phiếu nữa vì hy vọng bù lỗ, nhưng không ngờ giá tiếp tục giảm.

    Không chịu nổi nữa, mới đây anh đã phải bán ra tất cả rồi bật khóc với mấy người bạn cùng đầu tư ngay trên sàn chứng khoán BIDV. Tính ra anh đã lỗ mất khoảng 500 triệu đồng cổ phiếu FPT và gần 300 triệu đồng cổ phiếu REE chỉ trong vòng 2 tháng.

    Chị Thùy, nhà ở đường Lý Chiêu Hoàng, quận 6 - TP HCM, tâm sự trước Tết chị mua cổ phiếu ITA thấy lời đến 50% nên nài nỉ chồng đưa hết 250 triệu đồng tiền tiết kiệm. Chị còn kêu cả em gái hùn 50 triệu đồng nữa để đầu tư.

    Chị đã mua 1.000 cổ phiếu PAN giá 148.000 đồng, còn bao nhiêu chị dốc hết vào SSI với giá 242.000 đồng. Ngày 17/4, PAN giá chỉ còn 108.000 đồng/cổ phiếu, SSI còn 218.000 đồng/cổ phiếu. Tính ra một cổ phiếu PAN chị lỗ 40.000 đồng, còn SSI lỗ trên 22.000 đồng.

    Về nhà không dám nhắc đến chuyện cổ phiếu với chồng. Lại còn lo bị em gái đòi tiền nên cảm thấy bứt rứt như người có lỗi. Chị nói mà hai mắt đỏ hoe: ?oĐúng là để dành 3 năm đốt vào chứng khoán chỉ hơn 1 tháng?.

    Cổ phiếu OTC... bán không ai mua

    Cách đây 2 tháng, chủ nhân một căn nhà trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, đã mang nhà cầm cố lấy 300 triệu đồng để mua cổ phiếu OTC của Công ty CP Thủy điện Miền Nam, giá 36.000 đồng/cổ phiếu. Nay cổ phiếu này chỉ còn khoảng 25.000 đồng.

    Giá giảm đã đành, nhưng khi anh rao trên mạng Internet thì chẳng thấy ai điện thoại hỏi mua. Mỗi lần thấy số lạ gọi đến là anh mừng vì tưởng có người hỏi mua cổ phiếu, nhưng toàn mừng hụt. Anh nói: Bài học đầu tiên về đầu tư chứng khoán của anh quá đắt, giờ chỉ mong giá tăng lại bằng giá lúc mua để anh bán và chuộc lại nhà.

    Còn anh Tuấn, nhà ở đường 3 Tháng 2, quận 10, thì đau tức ruột vì đã mua gần 10.000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông với giá 85.000 đồng/cổ phiếu đến giờ rao bán chẳng ai mua.

    Đầu tiên thấy giá nhảy lên gần 90.000 đồng, anh định bán nhưng thấy tiếc. Khi giảm dưới mức vốn anh muốn bán và có người hẹn đặt cọc mua với giá 82.000 đồng, nhưng rồi họ không đến.

    Anh hẹn lại và hạ xuống 80.000 đồng họ cũng ừ cho xong, sau đó lại nhắn tin ?oxin lỗi không đến được?. Anh ra sàn chứng khoán SSI tìm ?ocò? gửi bán nhưng cũng không thấy ai liên lạc.

    Anh đến nhờ người của công ty bán giùm cũng không xong. Đến giờ giá trị cổ phiếu này chỉ còn hơn 60.000 đồng/cổ phiếu, tính ra giá trị cổ phiếu của anh đã bị teo mất gần 250 triệu đồng.

    (Theo Người Lao Động)
  7. anh2sg

    anh2sg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Anh em đang vui, bác Trà vào nước mắt, nước mũi tùm lum. Tính vùi dập TT hả?

    Trích lời bác ivan bên www.kinhdoanhgioi.com nè:

    Thắng bại là chuyện thường tình của nhà đầu tư. Nếu bạn lo VNI giảm xuống 900 thì bán cổ phiếu đi, chờ cơ hội khác.
    Ngày xưa Lưu Bang tranh thiên hạ với Hạng Võ, đánh nhau trăm trận thua 99 trận, bị hãm ở Ba Thục, bỏ cả vợ con để chạy khỏi Thành Cao. Thế mà chỉ thắng một trận ở Cai Hạ mà lập lên nhà Hán.
    Lưu Bị nổi tiếng anh hùng mà 60 tuổi còn chưa có một thước đất cắm dùi.
    Nhà đầu tư cũng cần có cái trí của Lưu Bang, Lưu Bị mới thành công được.
    Copy từ: http://kinhdoanhgioi.com/index.php?topic=396.0
    Cụng ly chứ



    Được anh2sg sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 21/04/2007
  8. DepApArAzZi

    DepApArAzZi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Đã được thích:
    0
    [quote

    Hiện nay, không thể bỏ qua những nỗi lo toan của Nhà nước và nhiều người: thị trường phát triển bất thường, giá cổ phiếu lên quá cao rồi rớt mạnh sẽ làm nhiều người mất những khoản tiền lớn, dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào rồi sau đó ồ ạt rút ra sẽ dẫn đến khủng hoảng như Thái Lan năm 1997.

    Đó là những nỗi lo chính đáng nhưng cũng cần bình tĩnh phân tích thực tế để xem có thể hóa giải những âu lo đó chăng.

    Giá cổ phiếu hiện nay có quá ?oảo? như nhiều người nhận định chưa?

    Ta tạm dùng khái niệm P/E (Price: giá, Earnings: thu nhập của một cổ phiếu) để so sánh. P/E là một chỉ số nói lên mức đầu tư để tạo ra 1 đồng thu nhập, hay nói cách khác nó là nghịch đảo của E/P vốn là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. P/E cao quá sẽ cho hiệu quả đầu tư thấp.

    Hãy so sánh P/E của vài thị trường: ở Mỹ P/E bình quân là 12, ở Singapore P/E là 20. Mỹ có tốc độ tăng trưởng GDP từ 0 đến 1,5%, Singapore tăng trưởng GDP là 4%. Vậy ở Việt Nam tăng trưởng GDP là 8,5 thì P/E có thể chấp nhận là bao nhiêu?

    Một điều chắc chắn, nếu P/E ở Việt Nam cao hơn Mỹ và Singapore thì cũng hoàn toàn hợp lý. Nếu kết hợp yếu tố hoàn cảnh thuận lợi và khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong những năm tới của nền kinh tế Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài dày dạn kinh nghiệm cho rằng có thể chấp nhận P/E trung bình ở mức 35 đến 40 lần.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại có nhiều cổ phiếu giá cao, nhưng thật ra chưa cao đến mức ảo như nhiều người nghĩ, có khá nhiều doanh nghiệp mà tiềm năng phát triển của nó cho phép nó xứng đáng với giá cao như vậy. Còn lại số khác thì giá cao là do ?oăn theo? thị trường.

    Trong những ngày qua, do sự cảnh báo của Chính phủ và các phương tiện truyền thông, thị trường đã tự điều chỉnh, trên hai sàn giao dịch đã xuất hiện một số cổ phiếu lên giá trong khi một số cổ phiếu xuống giá chứ không phải tất cả cùng lên và tất cả cùng xuống như trước đây nữa, đây là hiện tượng đáng mừng, và sự điều chỉnh này chắc chắn sẽ làm nhiều nhà đầu tư trong nước tỉnh táo hơn trong tương lai.

    Liệu có cần thêm một sự can thiệp mạnh hơn từ phía Chính phủ? Tôi nghĩ là không.

    Nỗi lo thị trường phát triển quá nóng tạo ra hiện tượng giá bong bóng và cuối cùng bong bóng bể

    Do sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cất cánh, đầu tư vào các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, và đến lượt nó, giá cổ phiếu tăng nhanh chóng lại tiếp tục thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư mới cả trong và ngoài nước. Khi nhu cầu đầu tư tăng lên đột ngột thì giá tăng là điều tất yếu.

    Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần đóng vai trò hướng dẫn và điều tiết thị trường bằng các biện pháp kinh tế. Khi thị trường mất cân đối cung cầu (cầu lớn hơn cung) như hiện tại, đã xuất hiện một xu hướng tiêu cực là tìm cách giảm cầu thay vì tìm cách tăng cung.

    Đối với một thị trường đang trong giai đoạn chớm phát triển như hiện nay, việc tác động giảm cầu sẽ trực tiếp làm cho thị trường nhỏ lại, nhiều nhà đầu tư bỏ đi và ta sẽ mất rất nhiều công sức để đưa họ trở lại thị trường.

    Để tăng cung ngay cho thị trường, ít nhất ta có hai giải pháp:

    - Cho phép áp dụng hình thức ?obán khống?: đây là hình thức cho phép nhà đầu tư được vay chứng khoán để bán ra, sau đó họ phải mua lại số chứng khoán đã vay để trả nợ. Khi thị trường tăng giá quá nóng, nhiều người đánh giá rằng giá sẽ rớt và họ muốn vay chứng khoán để bán ra trước, khi giá rớt xuống họ sẽ mua lại và kiếm lời.

    Cơ chế bán khống (short sale, chính ra nên dịch là ?obán trước? để tránh ngộ nhận) thật ra khá phổ biến trên các thị trường chứng khoán nước ngoài, nó phát huy tác dụng rất tốt khi thị trường quá nóng bằng cách tăng lượng cung, và sau đó khi thị trường giảm giá nó lại làm tăng lượng cầu (do nhà đầu tư phải mua lại chứng khoán đã bán để trả nợ).


    Ngoài ra để hạn chế tác dụng không mong muốn (tăng thêm lượng cung khi thị trường giảm giá) Ủy ban Chứng khoán có thể quy định: khi giá một cổ phiếu giảm liên tục đến mức 20% thì tạm ngưng cho vay chứng khoán đó cho đến khi giá trở lại bình thường.

    - Một biện pháp rất tích cực và trong tầm tay để tăng cung ngay: đó là bán cổ phiếu mà Nhà nước đang nắm giữ. Do các cổ phiếu này hiện do nhiều doanh nghiệp nhà nước các cấp khác nhau nắm giữ nên nếu muốn bán ra kịp thời phải thực hiện bằng một quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính chủ trì thực hiện. Số tiền bán cổ phiếu sẽ được giữ lại để ổn định thị trường nếu có biến động. Khi giá sụt xuống dưới giá trị ta sẽ dùng vài chục ngàn tỉ này mua vào lại để bình ổn thị trường.

    Kết quả là ta hoàn toàn kiểm soát được thị trường bằng biện pháp kinh tế, hơn nữa giải pháp này sẽ làm tăng thu cho ngân sách vì bán lúc giá cao mà mua lại khi giá thấp.

    Nhiều ý kiến cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài vốn lớn nên rất dễ thao túng thị trường, làm giá theo ý họ, nhưng nhìn lại trên thị trường chứng khoán hiện tại, có nhà đầu tư nào lớn hơn nhà đầu tư ?oNhà nước Việt Nam?, vốn nào lớn bằng vốn của cổ đông Nhà nước? Vấn đề là Nhà nước có nhìn thấy vai trò to lớn của mình trên thị trường và tận dụng tối đa vai trò đó để điều khiển thị trường bằng các biện pháp kinh tế hay không.

    Tôi nhớ vào khoảng năm 2002, nhà đầu cơ lớn nhất thế giới Soros chuyển đến Hồng Kông nhiều tỉ đô la và tiến hành hoạt động đầu cơ trên thị trường tiền tệ với mục tiêu kiếm lời hàng tỉ đô la, nhưng chính quyền Hồng Kông khi đó với sự hỗ trợ âm thầm của Chính phủ Trung Quốc đã dùng chính sức mạnh tài chính của mình đối đầu với Soros, kết cuộc sức mạnh tài chính của một quỹ đầu cơ không thể bì kịp với sức mạnh tài chính của nhà nước và Soros đã buộc phải chào thua với khoản lỗ khổng lồ (gần 2 tỉ đô la) và một kinh nghiệm cay đắng không bao giờ quên về chuyện đối đầu với một nhà nước.

    Nỗi lo về việc vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam và khi ồ ạt rút ra sẽ tạo khủng hoảng giống như cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan: mọi thứ như có vẻ sẵn sàng lập lại kịch bản của năm 1997, tuy nhiên ta cần tỉnh táo nhìn lại tình hình và cập nhật tình hình:

    - Ta hãy nhìn trên quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài: khi nào họ rút vốn và rút vốn vì lý do gì? Rõ ràng họ đầu tư vào Việt Nam là để tìm kiếm lợi nhuận, hầu hết đều muốn đầu tư lâu dài vì nhận định rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển và phát triển với tốc độ cao. Họ chỉ rút vốn khi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không còn khả năng tăng trưởng hoặc có chiều hướng giảm sút lợi nhuận, và giá cổ phiếu trên thị trường chỉ toàn là giá ảo, khi đó mục đích đầu tư không còn được đáp ứng.

    Vậy thì vấn đề nằm ở khả năng quản lý vĩ mô của Chính phủ: các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng trưởng tốt, thị trường lành mạnh khiến giá cổ phiếu không rơi vào vùng giá ảo. Hiện nay tôi nghĩ rằng những vấn đề này vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

    - Sau khủng hoảng năm 1997, các nước trong khu vực nhận thức được một điều là nếu khủng hoảng lại xảy ra thì hầu hết các nước trong khu vực đều bị thiệt hại nặng nề, do đó họ đã quyết định thành lập một quỹ ngoại tệ khẩn cấp đủ lớn để sẵn sàng can thiệp dập tắt ngay từ đầu những cơn khủng hoảng trong tương lai dưới hình thức cho vay ?onóng? cho nước nào xuất hiện khủng hoảng tài chính.

    Có bốn nước rất tích cực đóng góp cho quỹ này là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, và với nguồn dự trữ ngoại tệ của bốn nước này tôi nghĩ khả năng dập tắt khủng hoảng tài chính ngay từ trong trứng nước là điều rất hiện thực.

    Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán để có thể vay ngoại tệ của quỹ này. Khi có hiện tượng rút vốn ồ ạt, Nhà nước sẽ là người đứng ra mua lại cổ phiếu bằng nguồn vốn vay từ quỹ ngoại tệ khẩn cấp và khi tình hình ổn định lại bán ra để hoàn vốn lại cho quỹ, dĩ nhiên là khi đó các nhà đầu tư nước ngoài lại chuyển ngoại tệ vào để tiếp tục đầu tư. Còn việc để họ đi luôn không quay trở lại thì đó là một lỗi khác mà ta phải trả giá.



    [/quote]
    Hay, hay hay ! Từ giờ ACB sẽ có trong danh mục đầu tư của em các bác ạ .
  9. anh2sg

    anh2sg Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Đã được thích:
    0
  10. duocsy81

    duocsy81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    BÁC QUANG CÓ TRÌNH CAO MỚI RA LÀM CÔNGTY CK ACBS, BÁC TDSINH CÓ BẰNG TIÊNSĨ (giấy) MỚI LÀM GIÁM ĐỐC HoSTC nhà nuớc.Đổi ngược lại có mà chết CP ACB tèo xuống 15.000 ngay.CÁC BÁC SO SÁNH VỚI NHAU NGHE KHẬP KHIỂNG QUÁ

Chia sẻ trang này