Chứng khoán đang bất lợi cho nhà đầu tư ngắn hạn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 01/12/2006.

3079 người đang online, trong đó có 284 thành viên. 13:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 416 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán đang bất lợi cho nhà đầu tư ngắn hạn

    Chứng khoán đang bất lợi cho nhà đầu tư ngắn hạn

    Khi giá cổ phiếu trên thị trường đã qua đỉnh điểm, các nhà đầu tư cần hạn chế mua vào với giá cao và không nên chạy đua bán tháo cổ phiếu.

    Sau hơn hai tuần tăng tốc, chỉ số VN Index lên đến đỉnh điểm mới, đạt 665,53 điểm vào ngày 24/11 (cao hơn 32,84 điểm so với đỉnh điểm cũ tại tháng 4/2006). Thế nhưng ba ngày qua, giá cổ phiếu (cả chứng chỉ quỹ) trên thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục giảm.

    Trong ngày 29/11, chỉ số VN Index xuống còn 616,58 điểm, mất 21,42 điểm so với ngày hôm trước và đã giảm 48,95 điểm so với đỉnh mới. Sự xuống giá nhanh chóng của cổ phiếu đang làm cho nhiều nhà đầu tư rất lo lắng.

    Nhà đầu tư nước ngoài ?olánh nạn? trước

    Những dấu hiệu chỉ số giá chứng khoán lên đến đỉnh điểm đã xuất hiện trong ngày 24/11. Chính thời điểm ấy các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã giảm mạnh số lượng mua vào, nhưng lại gia tăng bán ra. Trước đây, trong tổng số lượng cổ phiếu giao dịch thành công hằng ngày trên thị trường, nhà ĐTNN thường mua từ 30% - 50%, thì trong phiên này chỉ còn chiếm 22%.

    Những ngày sau đó số lượng mua vào của thành phần này giảm sút nhanh chóng. Đặc biệt, ngày 28/11, khối ĐTNN chỉ mua vào 163.180 cổ phiếu (khớp lệnh), trong khi toàn thị trường giao dịch đạt 4,817 triệu cổ phiếu, tức chỉ chiếm gần 3,4%. Tỉ lệ đó so với trước đây đã giảm chục lần.

    Thành phần nhà ĐTNN chiếm vị trí rất quan trọng trên TTCK, vì họ có nhiều vốn và kinh nghiệm thương trường. Trong đợt ?osốt? giá cổ phiếu lần này, điểm xuất phát bắt nguồn từ sự gia tăng mua vào số lượng lớn của các nhà ĐTNN. Sau đó các nhà đầu tư trong nước mới ?ohùa? theo để tranh mua, làm cho giá cổ phiếu trên TTCK bị ?ođốt? nóng lên nhanh chóng.

    Khi thấy giá chứng khoán lên đến đỉnh điểm, sắp xuống dốc, nhiều nhà ĐTNN nhanh chóng ?olánh nạn? trước (bằng cách gia tăng bán ra hoặc ngưng mua), để thương trường chủ yếu lại cho các nhà đầu tư trong nước ?ochơi? với nhau. Sau vài phiên giao dịch, do sức kháng cự yếu nên giá cổ phiếu trên thị trường giảm sút mạnh. Những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm đã phải trả giá đắt cho hành động mua cổ phiếu theo cảm hứng trên thị trường.

    Cần phải ?ocố thủ? lâu dài

    Thị trường hiện đang bất lợi cho những nhà đầu tư ngắn hạn. Khi giá cổ phiếu giảm mạnh hằng ngày thì giá trị vốn của nhà đầu tư ?oteo? đi nhanh chóng. Theo ý kiến của ông Mai Hoàng Khánh Minh, Trưởng Phòng Môi giới 2 - Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, khi giá cổ phiếu trên thị trường đã qua đỉnh điểm, để tránh hoảng loạn các nhà đầu tư cần hạn chế mua vào với giá cao và không nên chạy đua bán tháo cổ phiếu.

    Kinh nghiệm của những nhà đầu tư lâu năm cho thấy, khi chứng khoán xuống dốc, nhà đầu tư cần bình tĩnh. Nếu đầu tư ngắn hạn thì phải nhanh chóng ?othoát ra? nhằm giảm thiểu thua lỗ và thu hồi vốn kịp thời, để đầu tư vào loại cổ phiếu có khả năng tăng trưởng nhanh hơn.

    Còn nếu đầu tư dài hạn thì phải ?ocố thủ? lâu dài. Trong đợt ?osốt? tháng 4/2006, nhiều nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của AGF, GMD với giá 77.000 đồng và 83.000 đồng/cổ phiếu. Tính đến ngày 2/8, giá những cổ phiếu này xuống tới đáy, tức còn 58.000 đồng và 62.000 đồng/cổ phiếu.

    Trong cơn khủng hoảng nhiều nhà đầu tư đã bình tĩnh, họ ?ocố thủ? lâu dài, không bán tháo cổ phiếu. Đến nay giá những loại cổ phiếu này đã tăng khá cao. Dù có giảm một chút trong mấy ngày qua, nhưng đến 29/11 cổ phiếu AGF và GMD vẫn còn ở mức 97.000 đồng và 134.000 đồng. Tính ra nhà đầu tư đang lãi khá nhiều, vì bên cạnh giá phục hồi, tăng cao, họ còn được hưởng thêm quyền lợi mua cổ phiếu phát hành thêm với giá rất rẻ.

    Ông Dominic Scriver, Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital, một nhà ĐTNN giàu kinh nghiệm và rất thành công tại Việt Nam, nhận xét trong đầu tư cổ phiếu cần phải biết thời điểm mua và thời điểm bán. Khi nền kinh tế (Việt Nam) còn đang tăng trưởng cao, doanh nghiệp còn làm ăn tốt thì nên nắm giữ cổ phiếu lâu dài.

    Có thể vì nhiều người nghĩ như vậy nên khi thấy giá cổ phiếu trên TTCK đang giảm mạnh nhiều người đã đổ tiền ra mua với số lượng lớn. Trong ba ngày qua, giá trị cổ phiếu giao dịch trên sàn TPHCM đạt xấp xỉ 1.113 tỉ đồng, bình quân mỗi ngày 371 tỉ đồng, cao gấp ba lần bình quân những ngày trong tháng trước.



    BCĐ(Theo Báo Người lao động, ngày 30/11/2006)

Chia sẻ trang này