Chứng khoán "đổ lỗi" cho ngân hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 23/02/2008.

3437 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 11:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 532 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán "đổ lỗi" cho ngân hàng

    Chứng khoán "đổ lỗi" cho ngân hàng
    Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), nguyên nhân lớn nhất của đợt sụt giảm trên TTCK lần này là Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt và yếu tố tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) vào thị trường.


    Ông Vũ Bằng. Ảnh: Đầu tư Chứng khoán
    Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành ngay một lúc tới 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, không được vay tái cấp vốn, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, thì NĐT hết sức quan tâm và đặt câu hỏi biện pháp đó sẽ gây ra tác động với TTCK thế nào?


    Theo Chủ tịch UBCKNN, diễn biến thất thường và xuống mức thấp dưới 700 điểm của TTCK Việt Nam có 2 nguyên nhân chính: Đó là sự liên hệ chặt chẽ với thị trường tiền tệ, điều hành chính sách tiền tệ và yếu tố tâm lý của các NĐT vào thị trường.

    Nguyên nhân lớn nhất của đợt sụt giảm trên TTCK lần này theo ông đó là Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt và yếu tố tâm lý của NĐT vào thị trường.


    Cuối tuần trước, Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc, nhưng không được sử dụng vay tái cấp vốn. Ba NHTM nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 ?" 500 tỷ đồng/ngân hàng.

    Vì thế hàng loạt ngân hàng thương mại hạn chế cho vay vốn nói chung, vay vốn đầu tư chứng khoán lại càng bị thắt chặt.

    Theo Chủ tịch UBCKNN, Ngân hàng Nhà nước đang thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn để kiểm soát lạm phát. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ là một chủ trương đúng nhưng việc triển khai các chính sách và giải pháp là toàn quyền quyết định phía Ngân hàng Nhà nước.

    Đối với TTCK khi Ngân hàng thắt chặt tiền tệ như hiện nay, để kiểm soát lạm phát đương nhiên tác động đến TTCK. Có thể, nó chỉ tác động đến TTCK trước mắt nhưng về lâu dài khi kiểm soát được làm phát thì chính sách này sẽ đóng góp cho thị trường phát triển bền vững và lâu dài của chứng khoán.

    Nguyên nhân thứ hai theo ông là yếu tố tâm lý. Chỉ số chứng khoán liên tục giảm, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư.

    Nhiều người mua chứng khoán một số đợt thị trường giảm thấp sau Tết Mậu Tý. NĐT cho rằng lúc này thị trường xuống có đáy rồi, nhưng ngày 22/2 thị trường lại thiết lập đáy mới (Vn-Index dưới 700 điểm). Nhiều nhà đầu tư rời sàn chuyển sang thị trường bất động sản và thị trường vàng.

    Để ?oứng phó? với thị trường hiện nay, theo ông Bằng, NĐT cần được chuẩn bị tâm lý để ứng phó với diễn biến của thị trường. Xưa nay NĐT của ta nặng về thông tin, một thông tin nhỏ được tiết lộ cũng có thể làm tâm lý của NĐT không ổn định khiến thị trường chao đảo.

    ?oTôi nghĩ, NĐT nên bình tĩnh vào thời điểm lúc này, đừng nên những lúc cao lại lao vào mua nhưng lúc thấp lại ồ ạt bán ra. NĐT nên bình tĩnh và làm chủ quyết định của mình. NĐT đừng nên để thị trường bị đẩy lên cao rồi mới mua cổ phiếu vào và lúc thấp lại ồ ạt bán ra thì lúc nào cũng thất bại. Theo tôi, tâm lý vững vàng của NĐT là rất quan trọng. Sự bình tĩnh của NĐT quyết định sự thắng lợi của họ lúc này?.


    Cũng theo ông, ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán quốc tế đối với thị trường của chúng ta là nhỏ, đó chỉ là vấn đề tâm lý. Trên thực tế dư về tiền danh mục đầu tư nước ngoài đến thời điểm này không phải là sa sút với trước đây. Chứng tỏ họ vẫn quan tâm đến TTCK VN.

    Bởi vậy để TTCK khởi sắc trở lại, thu hút các nhà đầu tư thì các cơ quan chức năng cần có chính sách đồng bộ, dài hơi, mạnh bạo và linh hoạt hơn nữa, tránh để thị trường tiếp tục trên đà ảm đạm khó hồi phục.
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
  3. maikaxinhdep

    maikaxinhdep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Đã được thích:
    31
    Nghe bác Bằng nói xong, thấy rằng thị trường còn ảm đạm kéo dài hơn nữa, vì ngay cả bác Bằng cũng chỉ biết nói là cần có chính sách. Mà từ khi nói cần có chính sách, cho đến có chính sách thì ôi giời ơi, xa xôi cách trở lắm.
    Tarzan dự đoán thị trường về 610 là còn quá lạc quan. Hãy nhìn thị trường Trung Quốc thời hậu WTO đi, nó down 2/3 đấy. Như vậy đáy lần này rất có thể là 4xx.
  4. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    VN sẽ chẳng giống 1 nước nào cả.
  5. mayhayrui

    mayhayrui Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    196
    Quan trọng không phải là đáy 600 hay 400
    Chỉ sợ sau đó TT đóng băng vài năm như TQ thì ôm mồm tất cả
  6. manakin

    manakin Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    0
    e cũng nghĩ về 400
    làm gì còn ai đỡ đc
  7. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng Nhà nước ?obơm? tiền, cuộc đua lãi suất trên thị trường vẫn tiếp tục gấp rút và quyết liệt hơn.

    Ngày 21/2, thị trường đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ 10.000 tỷ đồng vốn cho các ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nâng tổng lượng tiền đưa ra từ đầu tuần lên 33.000 tỷ đồng.

    Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận thông tin này nhưng từ chối đưa ra bình luận. Lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng đã hạ nhiệt, chỉ còn giao động quanh mức 12%.

    Tuy nhiên, trên thị trường ngân hàng, lãi suất VND tiếp tục chứng kiến cuộc cạnh tranh quyết liệt theo từng ngày, bởi phía sau những thông báo mới lượng tiền đổ về càng lớn.

    Trong ngày 20/2, Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tung ?obom tấn? bằng chương trình tiết kiệm ?osiêu lãi suất?, kỳ hạn 1 tháng lên tới 12%/năm. Mức lãi này được áp dụng từ 13 giờ cùng ngày lập tức khiến một số chi nhánh ngân hàng quá tải, lượng tiền gửi trong ngày tăng đột biến khoảng trên 120 tỷ đồng.

    Trong khi đó, ước tính bình quân lượng tiền gửi ở một ngân hàng cổ phần có mạng lưới rộng hơn SeABank, thâm niên hơn, có chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng chỉ huy động được khoảng 40 tỷ đồng/ngày giao dịch.

    Những con số trên chắc chắn đã được các ngân hàng trong hệ thống cập nhật, quan tâm. Và ngay sau khi SeABank công bố mức ?osiêu lãi suất?, một số ngân hàng khác lập tức họp bàn quyết định và tiếp tục ?otheo đến cùng? cuộc đua.

    Sáng ngày 21/2, Ngân hàng Sài Gòn ?" Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình tiết kiệm lãi suất ?osiêu hấp dẫn?. Đây là lần điều chỉnh thứ 3 liên tiếp của SHB trong vòng 10 ngày qua. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng chính thức soán ngôi của SeABank, lên 12,5%/năm. Các kỳ hạn ngắn cũng tăng mạnh như 2 tháng lên 12% và 3 tháng là 11,5%.

    Nhưng đó chưa phải là kỷ lục của đợt biến động hiện nay. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) quyết định tạo một cách biệt lớn khi nâng lãi suất kỳ hạn 12 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) lên tới 13,8%/năm, áp dụng từ ngày 21/2, tạo một thách thức lớn đối với các ngân hàng khác. Đáng chú ý đây là lần điều chỉnh thứ 5 liên tiếp của SCB trong vòng một tháng qua và là lần thứ 3 liên tiếp tính theo ngày.

    Căng thẳng và dồn dập, những đỉnh cao trên buộc một số thành viên khác vốn đang khá ung dung phải vào cuộc, bởi quyền lợi của khách hàng mình bị so sánh. Đây cũng là nguyên do khiến ngày 21/2 thị trường tiếp tục đón nhận loạt thông báo lãi suất mới.

    Trong loạt thông báo trên, có một điểm chung là cùng mục tiêu bảo vệ khách hàng trước lạm phát tăng cao. Và sau VPBank, SCB cũng đã triển khai chính sách huy động mới ?oLạm phát vẫn có lãi?, cam kết bảo toàn giá trị tiền gửi bằng mức chênh lệch Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thực tế tại thời điểm đến hạn so với thời điểm gửi cộng (+) % biên độ trong suốt thời gian gửi tiền.

    Như vậy, qua ngày 21/2, đỉnh lãi suất huy động VND được xác lập ở mốc 13,8%. Đây là đích khó phá bởi chênh lệch quá lớn và dự báo sẽ tạm chốt trong ngắn hạn. Bản thân các ngân hàng cũng mong sớm xác định mức cao nhất để sớm ổn định hoạt động. Ngoài ra, lãi suất không thể tăng quá cao vì ngoài chi phí còn phải xét đến khả năng cắt giảm khi nguồn vốn sung túc trở lại.

    Ở một hướng khác, các nhân viên tín dụng tại một số ngân hàng cũng mong lãi suất ổn định, hoạt động sớm trở lại cân bằng, bởi họ là những người ?oít việc? trong suốt thời gian qua, khi hoạt động cho vay gần như chốt hẳn.

    VnEconomy (Báo Điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Chia sẻ trang này