Chứng khoán kéo ngang để xả hàng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi teendaigia68, 08/04/2011.

2414 người đang online, trong đó có 356 thành viên. 19:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 165 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. teendaigia68

    teendaigia68 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2008
    Đã được thích:
    0
    http://www.baomoi.com/Home/ChungKhoan/vef.vn/Chung-khoan-keo-ngang-de-xa-hang/6027934.epi
    Tác giả: Việt Thắng
    Bài đã được xuất bản.: 08/04/2011 06:00 GMT+7






    (VEF.VN) - Một khi thị trường đã không chịu “lên” mà cứ liên tục giằng co đi ngang như hiện nay, người ta chỉ còn có thể nghĩ đến một giả thuyết xấu nhất: sau giai đoạn đi ngang, thị trường sẽ tiếp tục suy giảm.
    "Chứng khoán Việt Nam thuộc loại tệ nhất thế giới. Thế giới người ta xanh mướt, còn ta cứ đua nhau mà kéo xuống. Thật chẳng còn hiểu trời đất ra làm sao!" - một nhà đầu tư than thở trên diễn đàn chứng khoán cách đây không lâu. Câu tán thán ấy đã phản ánh tất cả nỗi bĩ cực của những ai còn chơi "chứng" hiện nay.
    Khi mà hầu hết các thông tin tốt trong nước đều chẳng có mấy tác động tích cực đến thị trường, các nhà đầu tư đành phải dựa vào xu thế tăng trưởng của chứng khoán Mỹ, một nhân tố mà có lẽ lâu nay nhiều người đã lãng quên hoặc chẳng mấy để tâm, nhằm tìm kiếm một cứu cánh còn sót lại.
    Hình ảnh cứu cánh đó đã từng hiện rõ vào giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng của TTCK Việt Nam từ tháng 3-10/2009, được kích thích bởi độ bật tăng trên 50% của chỉ số Dow Jones (Mỹ), từ đó khiến cho VN-Index tăng đến trên 2 lần.
    Tuy nhiên đó là tất cả những gì mà người Mỹ đã làm để "cứu vớt" TTCK Việt. Sang năm 2010, bất chấp TTCK Mỹ và các nước châu Âu miệt mài đi lên, chứng khoán nước ta vẫn miệt mài bò ngang rồi đi xuống. Từ thời điểm đầu tháng 5/2009, được "cộng hưởng" với màn lao dốc ấn tượng của Dow Jones, hai sàn HOSE và HASTC cũng lập tức rơi tự do và bắt đầu một giai đoạn đầy "bi kịch": đi ngang và giảm.
    Đi ngang và giảm cho tới tận bây giờ! Vào tuần đầu tháng 3/2011, khi HASTC về mốc 88,5 điểm (mốc này thực ra không có ý nghĩa gì về mặt phân tích kỹ thuật và cũng không trùng lắp với một mốc điểm quan trọng nào trong lịch sử của HASTC), những nhà đầu tư ôm lỗ nặng nhất bắt đầu có chút hy vọng khi sàn này nhúc nhắc đi lên sau đó. Thế nhưng lần này đã không hề xảy ra "phản ứng kỹ thuật" kéo thị trường bật mạnh đến 16% như thời điểm tuần cuối tháng 8/2010, cho dù tỷ lệ giảm tính từ đỉnh của HASTC cũng gần 30% - tương đương với giai đoạn giảm trước đó.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa: Việt Thanh Cho đến tuần đầu tháng 4/2011, HOSE và HASTC đã đi ngang được gần một tháng. Trong khoảng thời gian này, có vô số cơ hội từ tình trạng tạm cạn kiệt, suy kiệt về lực bán để giúp cho bên mua có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị trường, cũng như các thế lực "cá mập" có bệ đỡ để "đánh lên" nếu muốn.
    Nhưng cứ như một trò chơi cút bắt, lực cầu họa hoằn mới đổ vào (đó là lực cầu của tổ chức, còn nhà đầu tư nhỏ lẻ hầu như chỉ biết ngóng chờ), vào những lúc thị trường ảm đạm và đuối sức nhất. Thế là thị trường chỉ bật lên được đôi chút rồi lại dần chuyển sang sắc đỏ.
    Cùng với giá trị và khối lượng giao dịch giảm dần qua các phiên, lòng nhiệt tâm của nhà đầu tư cũng nhạt dần theo thời gian. Tình trạng này làm người ta bắt buộc phải nhớ lại giai đoạn đầy ảo ảnh kéo dài từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 11/2010. Vào thời gian đó, HOSE được một bàn tay vô hình nào đó điều khiển đi ngang, những bluechip được luân phiên đánnh lên để giữ nhịp thị trường, trong khi HASTC chỉ có xuống và xuống.
    Giờ đây tình hình đang diễn ra gần giống như thế. Thị trường cứ giằng co nhưng mãi vẫn không chịu "lên". Thậm chí, giai đoạn này hiện trạng vĩ mô còn xấu hơn khá nhiều so với trước đây do tình hình lạm phát, giá cả tăng vọt, xu hướng siết dần tín dụng.
    Một cứu cánh còn lại mà các nhà đầu tư viện ra là kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy vậy sang quý I năm nay, tình hình đã khác nhiều so với cuối năm trước: khá nhiều doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả, cho đến nay đã có khoảng 1/3 công ty chứng khoán rơi vào tình trạng lỗ lã và tỷ lệ này có triển vọng đạt đến 50% trong vài tháng tới; một số mã cổ phiếu đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, thậm chí bị tạm ngưng giao dịch. Lượng vốn bị hút sang kênh vàng và cả kênh bất động sản cũng ngày một lớn hơn...
    Vậy tại sao thị trường lại cứ đi ngang rồi giảm? Phải chăng đây là thời kỳ mà TTCK đang tích lũy để chuẩn bị bước sang giai đoạn tăng trưởng?
    Giả thuyết này đã được khá nhiều công ty chứng khoán nêu ra trước đây, nhưng ngày tháng trôi qua, nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kiên nhẫn đã đành, mà ngay cả các công ty chứng khoán cũng bắt buộc phải bán dần đi những cổ phiếu có giá trị trong danh mục yêu thích của họ. Bởi so lại lịch sử vận động của TTCK Việt Nam, ngoại trừ giai đoạn 2001-2005 là buổi sơ khai thị trường chưa phát triển mạnh, còn sau đó chưa có giai đoạn nào thị trường lại "tích lũy" dài đến gần một năm trời như giai đoạn vừa qua.
    Những câu hỏi trên đang trở nên "điên đầu" đối với không chỉ đại đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ mà cả với nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán, trong đó có các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài. Với khối nước ngoài, tuy vẫn duy trì xu thế mua ròng nhiều hơn bán ròng, nhưng không thể đánhh giá là họ có lãi trong xu hướng thị trường vừa qua.
    Một khi thị trường đã không chịu "lên" mà cứ liên tục giằng co đi ngang như hiện nay, người ta chỉ còn có thể nghĩ đến một giả thuyết xấu nhất: sau giai đoạn đi ngang, thị trường sẽ tiếp tục suy giảm. Hệ quả này hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi thị trường Việt Nam bị chi phối rất nặng bởi yếu tố tâm lý đám đông, và cứ như một nhà đầu tư Nhật nhận xét thì tâm lý nhà đầu tư Việt thuộc loại "yếu nhất thế giới".
    Theo kinh nghiệm lịch sử, giai đooạn đi ngang càng lâu thì chu kỳ giảm càng kéo dài. Xét theo giả thuyết xấu trên, thị trường có thể đang nằm trong xu hướng giảm trung hạn. Mà nếu là như vậy, giai đoạn đi ngang hiện nay có lẽ chỉ phục vụ cho mục tiêu duy nhất: đây là giai đoạn tạo đáy giả, làm cho nhà đầu tư tưởng là giai đoạn tích lũy, trong khi những tổ chức lớn lợi dụng thế thị trường đi ngang để bán dần cổ phiếu. Mà cổ phiếu ở đây là bluechip chứ không phải cổ phiếu nhỏ. Giai đoạn đi ngang này sẽ chỉ kết thúc khi những tổ chức lớn đã thỏa mãn với giá trị bán cổ phiếu của họ; đến khi đó những bluechip đã từng được giữ giá và giữ "lửa" cho thị trường như trước đây sẽ bị "buông", tức khi đó thị trường sẽ lao dốc không phanh.
    Trong lịch sử vận động của nhiều TTCK trên thế giới, người ta đã chứng kiến nhiều giai đoạn khá giống với đồ thị vận động của TTCK nước ta hiện nay.
    Thường có hai kịch bản giảm trung hạn: hoặc thị trường giảm mạnh rồi cũng phục hồi mạnh, nhưng đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước; hoặc thị trường giảm dần, rồi phục hồi ngắn, có lúc kéo ngang từng đoạn rồi lại giảm dần, đến một lúc nào đó sẽ rơi tự do (như giai đoạn giảm mạnh của TTCK Mỹ từ tháng 11/2007 đến tháng 2/2009).
    Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, HASTC đã mất đến 83% từ đỉnh. Còn trong giai đoạn từ tháng 10/2009 đến nay, nếu lấy đỉnh của HASTC là 218 điểm thì hiện nay HASTC vẫn còn giữ được khoảng 40% giá trị. Nhưng sắc màu của xu hướng thị trường giờ đây đang làm cho nhiều nhà đầu tư hoài nghi về cái tỷ lệ 40% kia có phải đã là giá trị cuối cùng hay chỉ là trạm dừng chân tạm nghỉ của HASTC...
    Nếu TTCK Việt Nam rơi vào một trong hai kịch bản giảm trên, thì có lẽ ngay vào lúc này đây, nhà đầu tư vẫn còn kịp cắt lỗ cho dù đã mất phân nửa hoặc 2/3 vốn liếng của mình.

Chia sẻ trang này