Chứng khoán lên mạnh vì sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieudubao, 25/04/2012.

6475 người đang online, trong đó có 616 thành viên. 22:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 735 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Tình hình kinh tế rất khó khăn nhưng ck lên mạnh nhờ nhà đầu tư ngoại TQ
  2. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Việt Nam phản đối 'quy hoạch bảo vệ hải đảo' của Trung Quốc

    Bản "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" mà Trung Quốc mới công bố, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam.
    > Trung Quốc thả 21 ngư dân Việt Nam
    > Yêu cầu Trung Quốc dừng đua thuyền ở Hoàng Sa


    [​IMG]
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị. Ảnh: MOFA Ngày 24/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã trả lời câu hỏi về việc ngày 19/4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố "Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc" giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến 2030, trong đó phân chia Biển Đông thành 7 khu vực biển, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".
    "Việc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc công bố thực thi bản 'Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc' là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải hủy bỏ ngay bản quy hoạch nêu trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
    Vũ Hà
  3. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Nhiều sản phẩm được TQ thu gom nhưng khi đầu tư VN có kết quả thì họ không mua như hàng mỹ nghệ, cây cảnh....giá xuống thảm
  4. ngoclongphat

    ngoclongphat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    57
    cũng trả hiểu phiên nay lên vì sao.vó mà bulltrap thì toi.sáng nay vừa leo lên ngon cây giờ thấy mát và run quá.:-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  5. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Nó lên vì thứ 6 sẽ chính thức rơi vào down trend 400. :))
  6. ngoclongphat

    ngoclongphat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    57
    nó mà down trend về 400 thì nhiều cụ chết chứ ko j mình em.cho nên cũng vẫn thấy vui.[:D][:D][:D][:D][:D]
  7. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Nhiều người nhảy lầu nhưng do tâm lý bầy đàn cứ thích có thêm vài ông bạn nhảy cũng cho vui kiểu dân nhậu ấy mà.
  8. ngoclongphat

    ngoclongphat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    57
    thì ít nhất cũng có cụ trong đó rồi,đi thì đi hàng loạt mà.
  9. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Giống như Bacca nổ hả?
  10. sieudubao

    sieudubao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    45
    Cứu doanh nghiệp: “Miễn giảm thuế không có tác dụng”

    [​IMG] LÊ HƯỜNG
    23/04/2012 09:35 (GMT+7)
    [​IMG] TS. Nguyễn Xuân Thành: "Đến nay, vẫn chưa đủ số liệu để đánh giá chính xác về mức độ khó khăn thực tế của doanh nghiệp".
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (6)

    TS. Nguyễn Xuân Thành, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng tái cấu trúc doanh nghiệp và giải quyết những trục trặc trong hệ thống ngân hàng mới là giải pháp hiệu quả để cứu doanh nghiệp hiện nay.

    Rất nhiều tiếng kêu cứu đã được phát đi từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Theo nhận xét một cách khách quan của ông, những khó khăn này đã ở mức độ báo động hay chưa?

    Đến nay, vẫn chưa đủ số liệu để đánh giá chính xác về mức độ khó khăn thực tế của doanh nghiệp. Các thông tin đưa mới chỉ dựa vào những bất ổn kinh tế vĩ mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 1, cùng với tiếng kêu cứu của nhiều doanh nghiệp.

    Con số nói lên nhiều nhất về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp là số thuế thu nhập doanh nghiệp đáng nhẽ đã có rồi lại chưa được công bố. Như vậy, một bức tranh tổng thể về mức độ khó khăn của doanh nghiệp với các số liệu cụ thể vẫn chưa rõ nét. Vì vậy, chưa đủ thông tin để đưa ra đánh giá khách quan về thực trạng doanh nghiệp.

    Thưa ông, đã có một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua, nhưng dường như, hiệu quả của những chính sách này vẫn chưa rõ nét?

    Từ năm 2009 đến nay, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức thấp hơn tiềm năng. 2012 được đánh giá vẫn khó khăn và sẽ tiếp tục thấp hơn tiềm năng. Tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam được đánh giá ở mức khoảng 8% nhưng mức độ tăng trường mới đạt khoảng 5-6%. Chắc chắn là có khó khăn về kinh tế mới dẫn đến tình trạng này.

    Điều này đã thể hiện trong những con số bất ổn vĩ mô và mô hình tăng trưởng dựa vào tăng đầu tư liên tục với tỷ trọng ngày càng cao. Mọi bất ổn đều cần một quá trình điều chỉnh. Thực ra, quá trình điều chỉnh này đáng ra nên được bắt đầu sớm hơn, từ cuối 2008 đầu năm 2009.

    Thông điệp về định hướng điều chỉnh các bất ổn kinh tế đã được gửi đi, vậy ông đánh giá thế nào về những thông điệp đó?

    Thực sự là không có điều chỉnh. Nếu có, về mặt vĩ mô phải tái lập lại được các cân bằng vĩ mô. Về mặt doanh nghiệp, phải thực hiện được vấn đề tái cấu trúc. Theo đó, phải giảm được đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Nhưng đến đầu năm 2012, các vấn đề bất ổn vẫn không được xử lý. Dẫn đến tình trạng các ngân hàng thiếu thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu tăng.

    Trong khi doanh nghiệp trong nước kêu nhiều, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại ít phàn nàn hơn?

    Qua trao đổi với cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, trước đây, những năm 2004-2008 doanh nghiệp Việt Nam tăng trưởng rất tốt, các doanh nghiệp trong nước rất lạc quan, các nhà đầu tư nước ngoài mới đến cũng rất lạc quan.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI đã có mặt ở Việt Nam luôn không bi quan nhưng lạc quan có điều kiện, luôn thấy khó khăn về chính sách và “kêu” môi trường chưa ổn định cần tiếp tục cải cách.

    Gần đây, xuất hiện chiều hướng đảo ngược. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại đánh giá tốt về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.

    Điều này cho thấy doanh nghiệp trong nước hiện nay đang khó khăn hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp gặp khó khăn lớn nhất là những doanh nghiệp đang có đòn bẩy tài chính cao nhất. Khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài có chỉ số đòn bẩy tài chính thấp hơn. Như vậy, cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được bảo đảm cân bằng.

    Nhiều người giật mình với con số doanh nghiệp dừng hoạt động trong quý 1/2012. Nhưng chuyện “đi và ở” của doanh nghiệp liệu có phải là rất bình thường trong kinh tế thị trường, thưa ông?

    Khi một nền kinh tế trải qua thời gian tăng trưởng nóng, luôn luôn có sai lầm trong chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Kinh doanh là phải chấp nhận rủi ro như vậy. Tuy nhiên, khi thực trạng vĩ mô bất ổn thì xác suất sai lầm càng tăng.

    Trong một môi trường vĩ mô tốt, sự sai lầm sẽ dẫn đến đào thải. Đó là sự đào thải tích cực. Do đó, tác động xấu cũng không nhiều vì đa phần họ là những doanh nghiệp không sử dụng nhiều lao động. Nhưng trong môi trường vĩ mô không hoạt động đúng, thì những doanh nghiệp này lại không bị đào thải. Nhờ các mối quan hệ và “sức mạnh” nào đó, các doanh nghiệp này lại được nuôi dưỡng.

    Để tiếp tục duy trì, tổng tài sản của các doanh nghiệp này lại phải “phình” ra, theo nghĩa, phải vay khoản nọ trả khoản kia. Khi đó, nguồn lực tài chính vốn đã hạn chế đã không đến được với doanh nghiệp làm ăn hiệu quả vì phải bù đắp cho doanh nghiệp không hiệu quả. Cần lưu ý, biện pháp hành chính thường dẫn đến địa chỉ sai khi phân bổ tín dụng.

    Ông có nhận xét gì khi một số ý kiến đề xuất nên có một số giải pháp về thuế để gỡ khó cho doanh nghiệp?

    Thực chất là không có tác dụng. Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ là giải pháp hỗ trợ cho những doanh nghiệp có lợi nhuận, trong khi những doanh nghiệp thực sự khốn khổ và trên bờ vực phá sản lại không được hưởng lợi. Tuy nhiên, miễn giảm thuế là cách làm dễ nhất và có vẻ hợp lòng doanh nghiệp, nên có thiên hướng được lựa chọn nhiều hơn.

    Như vậy, phải gỡ khó theo cách thức nào, thưa ông?

    Nếu doanh nghiệp khó khăn vì đòn bẩy tài chính thì giải quyết khó khăn là hai mặt. Xét về vi mô, phải tái cấu trúc doanh nghiệp. Về vĩ mô, cần giải quyết những trục trặc trong hệ thống ngân hàng mới thực sự giải quyết được khó khăn.

Chia sẻ trang này