Chứng khoán Mỹ bất ngờ giảm mạnh

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi qcnick90, 10/12/2008.

2597 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 05:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 130 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. qcnick90

    qcnick90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    174
    Chứng khoán Mỹ bất ngờ giảm mạnh

    Ngày 9/12, chứng khoán Phố Wall đã giảm sâu, chấm dứt chuỗi tăng điểm mạnh trước đó.

    Hôm thứ Ba, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR) cho biết, doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán ở nước này trong tháng 10 đã giảm 0,7%.

    NAR dự báo, doanh số nhà đã qua sử dụng chờ bán sẽ tăng lên 4,96 triệu đơn vị năm nay, sau đó tăng lên 5,19 triệu năm 2009 và 5,55 triệu vào năm 2010. Trong khi đó, doanh số nhà mới chờ bán sẽ đạt 486.000 đơn vị năm 2008, sau đó giảm xuống 393.000 vào năm 2009, rồi tăng lên 446.000 vào năm 2010.

    Chỉ số Dow Jones mất 2,7%

    Lâu nay thông tin về những khó khăn, phá sản, sáp nhập... của nhiều tập đoàn lớn và suy thoái kinh tế của Mỹ liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ít ai dành sự chú ý đến khối doanh nghiệp nhỏ - vốn đóng vai trò hết sức quan trọng đến nền kinh tế Mỹ, có thực sự khó khăn như nhiều tập đoàn lớn hay không.

    Kết quả về một cuộc điều tra trên diện rộng đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ vừa được công bố cho thấy, chỉ số NFIB của khối doanh nghiệp nhỏ - National Federation of Independent Business index, đã tăng 0,3% trong tháng 11, lên 87,8 điểm.

    Theo NFIB, cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế khiến lãi suất đồng USD liên tục giảm xuống đã giúp khối doanh nghiệp nhỏ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn trước để thúc đẩy tăng trưởng. Đây là một tín hiệu tích cực đối với khối doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ trước bối cảnh suy giảm mạnh của nền kinh tế.

    Hôm thứ Ba, Nhà trắng và các nhà đàm phán đảng Dân chủ vẫn tiếp tục họp bàn để đi đến thống nhất về kế hoạch cung cấp một khoản tín dụng trị giá 15 tỷ USD cho ba nhà sản xuất ôtô hàng đầu nước này. Nếu một cuộc giải cứu được chính thức đưa ra, nhiều khả năng cổ đông lớn nhất của các hãng sản xuất ôtô lớn ở Detroit (thành phố nổi tiếng trong ngành công nghiệp ôtô Mỹ) chính là Chính phủ Mỹ.

    Chính quyền Bush và các nghị sỹ đảng Dân chủ cho biết họ đang cố gắng đưa ra các biện pháp để cứu General Motors và Chrysler tránh khỏi bị phá sản, nhưng kết quả chính thức có thể sẽ được công bố trong ngày 11/12.

Chia sẻ trang này