Chứng khoán ngày càng lùi dần về mốc 300 và sau đó lại quay đâu không ? muôn nghĩ không như vậy nhưn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 05/01/2009.

3743 người đang online, trong đó có 415 thành viên. 08:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1030 lượt đọc và 25 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chứng khoán ngày càng lùi dần về mốc 300 và sau đó lại quay đâu không ? muôn nghĩ không như vậy nhưng nhiều khả năng ph

    Rất nhiều lo ngai cho VNI và Ha CK không thể lên và hồi phục trong 1 - 2 phiên khi khối lượng khớp ngày càng tụt lùi nền kinh tế đã thấm quá sâu cùng với khủng hoàng thế giới . Bản thân em cũng mong TT đi lên lắm nhưng dòng tiền vẫn chưa quay lại con thuyền sẽ còn biến động khôn lường , các pác hãy nhìn dòng tiền xem có quy lại không ; nghe chừng phải thủng ngưỡng 300 một lần nữa để xác định rõ xu thế !
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chứng khoán 2008: 80% công ty thua lỗ
    Mon, Jan 05 2009

    VTV

    Từ chính xác nhất để miêu tả kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán trong năm 2008, đó là: ĐẦY KHÓ KHĂN. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán, có tới 70 - 80% các công ty chứng khoán lỗ năm nay.

    Nhìn vào kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cũng đã gây nhiều bất ngờ, các công ty chứng khoán lớn với khoản lỗ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Thống kê cho thấy, chi phí duy trì hoạt động của một công ty chứng khoán là 1,5 - 2 tỷ đồng một tháng, trong khi doanh thu từ môi giới chỉ đạt khoảng 500 triệu mỗi công ty. Tuy nhiên, khoản lỗ lớn nhất của các công ty chứng khoán đó là từ hoạt động tự doanh.

    Ông Phạm Vĩnh Thành, Phó TGĐ Công ty chứng khoán Kim Long, cho biết: "Năm 2008 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, đối với các công ty chứng khoán thì càng khó khăn hơn. Chứng khoán Kim Long không nằm ngoài luồng đó, kết quả kinh doanh lỗ, đến nay dự kiến lỗ trên 300 tỷ đồng - khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh lớn nhất là tự doanh".

    Từ nhiều năm qua, nổi bật trong khối các CTCK là SSI ?" CTCK Sài Gòn. Năm 2008, SSI vẫn ghi nhận mức lãi 300 tỷ đồng, dù chỉ đạt 60% kế hoạch đề ra. Tuy nhiên khoản lãi này có được cũng là nhờ vào việc mua bán trái phiếu, chứ không phải lợi nhuận từ mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

    Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán SSI cho biết: "Tự doanh thị trường xuống nên không ai có lợi nhuận, chúng tôi may mắn có lợi nhuận từ tỷ giá biến động, thời điểm nước ngoài bán trái phiếu. Chúng tôi mua rất nhiều trái phiếu để có lợi nhuận công bố".

    Kinh doanh thua lỗ khiến nhiều công ty chứng khoán tiến hành cắt giảm nhân lực, thu gọn công sở, giảm tối đa chi phí duy trì hoạt động của công ty. Một điều may mắn đó là các công ty chứng khoán không sử dụng tất cả tiền của mình để đầu tư. Tuy nhiên số tiền lỗ từ việc thị trường sụt giảm năm qua đã gặm nhấm phải đến 30 - 40% vốn chủ sở hữu của các công ty.

    Theo ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán: "Đối với các công ty chứng khoán năm nay là năm tệ hại nhất, hầu như các công ty đều hoạt động trong trạng thái cầm chừng, lượng giao dịch giảm tới 2/3?..khả năng phá sản lớn, khoảng 30% sẽ sát nhập hoặc giải thể trong thời gian tới".

    Các chuyên gia, trong những dự báo của họ cũng đã chỉ thẳng ra, rằng năm 2009 sẽ còn rất khó khăn hơn nữa đối với các CTCK. Người ta ví von rằng, hiện thì tất cả các công ty chứng khoán đang cố nín thở, và cũng chỉ có thể nín thở chờ đợi. Quan trọng là người nào có thể nín thở lâu nhất.
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    05/01/2009 Thông tin kinh tế N/A SGGP

    Ngành thép vỡ quy hoạch





    Từ năm 2005 trở về trước, giá thép ổn định? ở mức thấp đã khiến các doanh nghiệp (DN) ngành thép ?ochùn tay? đầu tư. Nhưng 2 năm trở lại đây, những ?osiêu dự án? đang ùn ùn đổ vào ngành thép khiến mọi quy hoạch phát triển của ngành này bị phá vỡ với 32 dự án ngoài danh mục quy hoạch, được cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT).

    Địa phương ?oqua mặt? trung ương?

    Kết quả kiểm tra quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007-2015 do Bộ Công thương vừa công bố cho thấy, đến nay, đã có 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch đã được cấp giấy CNĐT, trong đó: Bà Rịa-Vũng Tàu có 7 dự án, Hải Phòng có 5 dự án, Hải Dương: 4 dự án, Hà Tĩnh: 3 dự án...

    Trong số này, có 2 dự án đã đưa vào sản xuất, 3 dự án đang hoàn chỉnh, dự kiến đưa vào sản xuất đầu năm 2009.

    Như vậy, từ năm 2007 đến nay, số lượng dự án ngoài danh mục quy hoạch lớn hơn cả số lượng dự án trong quy hoạch (23 dự án).

    Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang, trước đây, dù chiến lược quy hoạch có đề ra nhiều mục tiêu nhưng do giá thép thấp nên các doanh nghiệp trong nước, kể cả Tổng công ty Thép Việt Nam cũng không đủ năng lực tài chính để triển khai các dự án.

    Từ năm 2005 trở lại đây, giá thép trong nước và quốc tế ngày càng tăng làm cho các dự án sản xuất thép thỏi trở nên hấp dẫn hơn, nên các doanh nghiệp bắt đầu đầu tư rất nhiều, kể cả trong nước và nước ngoài? Đó là những lý do khiến chiến lược quy hoạch ngành thép bị vỡ.

    Tại báo cáo rà soát quy hoạch ngành thép gửi Thủ tướng, Bộ Công thương đã chỉ ra thực trạng các dự án được các địa phương cấp giấy CNĐT không có trong danh mục quy hoạch được duyệt và đều có mức vốn đầu tư nhỏ hơn 1.500 tỷ đồng, vì vậy, một số địa phương đã không xin phép Thủ tướng và không xin ý kiến của Bộ Công thương. Đây là bất cập lớn và xuất phát từ sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

    Theo Luật Đầu tư, các dự án luyện kim có vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng (nhóm B) không có trong quy hoạch và không phải xin ý kiến thỏa thuận khi xem xét cấp giấy CNĐT. Tuy nhiên, theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thì đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.

    Như vậy, các dự án luyện kim không có trong quy hoạch ngành thép và thuộc nhóm B (vốn đầu tư nhỏ hơn 1.500 tỷ đồng) vẫn phải xin ý kiến thỏa thuận. Nhưng trên thực tế, trong số 32 dự án được cấp giấy CNĐT không có trong quy hoạch thì có tới 24 dự án ?ophạm quy?.

    Tạm dừng đầu tư các dự án thép

    Phát triển nhanh, ồ ạt nhưng sau 2 năm thực hiện, ngành thép đã bộc lộ nhược điểm ?ocố hữu?, là thiếu tính bền vững, chậm khắc phục căn bản tình trạng mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn với hạ nguồn.

    Bộ Công thương cho biết, hiện tại, tổng công suất cán thép xây dựng vẫn vượt 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất từ thép phế liệu. Ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu do vậy, sản xuất thường bị động và chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường biến động.

    Bên cạnh đó, công suất các loại sản phẩm thép (phôi thép, thép thành phẩm) của các dự án vượt xa nhu cầu dự kiến trong quy hoạch (năm 2015 dự báo nhu cầu khoảng 15 triệu tấn, năm 2020: khoảng 20 triệu tấn), việc cạnh tranh thị trường thép nội địa và xuất khẩu sẽ rất gay gắt.

    Việc dư thừa công suất sản phẩm kéo dài, dẫn đến việc sử dụng công suất cán thép đạt khoảng 60%-70%, trình độ công nghệ ở mức trung bình, tiêu hao nguyên vật liệu cao, khả năng cạnh tranh thấp dẫn đến khối lượng xuất khẩu hạn chế.

    Nhìn ở góc độ khác, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang đã phân tích, hạn chế lớn nhất của quy hoạch bây giờ là khâu dự báo và tầm nhìn, khi làm quy hoạch chỉ cân đối cung cầu trong nước chứ chưa tính đến việc xuất khẩu.

    Thậm chí, các cơ quan quản lý cũng không hề tính đến việc dự báo có những doanh nghiệp FDI vào và có tính đến việc xuất khẩu thép, điển hình như hàng loạt dự án đầu tư lớn của Fomosa, Tycoons, Lion Group? vừa vào Việt Nam với công suất vài triệu tấn thép một năm.

    Tại báo cáo công tác kiểm tra, rà soát công tác quy hoạch ngành thép, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã kiến nghị Thủ tướng chấn chỉnh công tác cấp giấy CNĐT các dự án thép tại địa phương; tạm dừng việc xem xét cấp giấy CNĐT các dự án thép (chỉ xem xét đối với các dự án sản xuất thép tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và các dự án sản xuất thép chất lượng cao). Rà soát và rút giấy CNĐT đối với các dự án không triển khai theo tiến độ cam kết

    Giá sắt thép lại giảm

    Những năm trước, vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, mức tiêu thụ và giá thép thường biến động mạnh nhưng năm nay thị trường lại khá im ắng.

    Theo nhiều cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng khu vực TPHCM, từ tháng 6-2008 đến nay, chỉ có 2 tháng 9 và 10 là mức tiêu thụ và giá thép tăng nhẹ so với thời điểm giảm mạnh và ế ẩm trước đó.

    Còn khoảng hơn tháng trở lại đây, giá thép tiếp tục giảm do mức tiêu thụ khá chậm. Hiện giá thép bán lẻ ở mức 11,5-11,8 triệu đồng/tấn, giảm 0,3-0,5 triệu đồng/tấn.

    Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, trong tháng 11 lượng sắt thép nhập khẩu tiếp tục giảm thêm 20% xuống còn gần 220.000 tấn. Tính chung 11 tháng đầu năm, lượng thép nhập khẩu về đạt 7,542 triệu tấn.

    Giá các loại thép và phôi thép nhập khẩu trong tháng 11 nhìn chung giảm mạnh so với tháng 10, trong đó giá phôi thép giảm 54% còn 405,8 USD/tấn, sắt thép nói chung giảm 40% xuống còn 699,3 USD/tấn..
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Nhập khẩu năm 2009 sẽ không tăng đột biến
    05/01/2009 07:44
    (HNM) - Theo Bộ Công thương, dự báo năm 2009, do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của 4 mặt hàng chủ chốt là sắt thép, phôi thép, phân bón, xăng dầu giảm mạnh, từ 30% đến 50% (ước giảm theo giá của 4 mặt hàng này khoảng 6 tỷ USD) so với năm 2008 làm cho trị giá nhập khẩu giảm nhiều mặc dù số lượng có thể tăng nhẹ.



    Mặt khác, việc nhập khẩu số lượng lớn sắt thép, phôi thép, phân bón để đầu cơ khiến giá lên như năm qua nhiều khả năng không còn. Bên cạnh đó, do Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động nên lượng xăng, dầu nhập khẩu năm 2009 sẽ giảm, ước đạt 11 triệu tấn với kim ngạch khoảng 6 tỷ USD (giá bình quân 545 USD/tấn), giảm thêm 5 tỷ USD so với năm 2008. Ngoài ra, do khó khăn về thị trường, vốn, lãi suất, doanh nghiệp và người dân cũng sẽ tiết kiệm hơn trong sản xuất, tiêu dùng nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu cũng giảm theo...



    Minh Thanh
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    05/01/2009

    Lao Động

    Nỗi lo 2009




    Đến thời điểm này, kết quả kinh doanh 2008 không còn nhiều ý nghĩa và dòng tiền lưỡng lự đứng ngoài thị trường chứng khoán trước mối lo ngại về triển vọng của các DN niêm yết trước thách thức của môi trường kinh doanh 2009.

    Phiên giao dịch đầu tiên của TTCKVN năm 2009 đã diễn ra trong sự ngập ngừng và giá trị khớp lệnh thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 7.2008 đến nay.

    Khó có "sóng" từ kết quả kinh doanh 2008
    TTCK năm 2009 mở đầu với một phiên giao dịch có thể coi là tẻ nhạt khi rất ít NĐT tham gia giao dịch. Tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE chỉ đạt 115,5 tỉ đồng và sàn HaSTC đạt 62,5 tỉ đồng. VN-Index chào năm mới với mức 313,34 điểm, giảm 2,28 điểm; HaSTC-Index giảm 0,65 điểm xuống mức 104,47 điểm. Điều đáng quan ngại nhất là sức mua rất yếu trên cả hai sàn cho thấy sự thiếu nhiệt tình của NĐT.

    Theo thông tin từ HoSE, không nhiều Cty công bố kết quả kinh doanh theo từng tháng để NĐT nắm được diễn biến sức khỏe thực sự của từng DN. Việc các DN niêm yết thông báo điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu 2008 ngày càng phổ biến cho thấy sự chuyển hướng từ phía lãnh đạo DN trước sự biến động của thị trường. DN có thể chịu đựng ở mức nào là câu hỏi thường trực của NĐT.

    Thực tế không ít DN ngay từ báo cáo quý III/2008 đã cho thấy khả năng đạt và vượt kế hoạch năm - một con số hết sức ý nghĩa trong bối cảnh nhiều DN điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với NĐT là liệu mức lợi nhuận đó có thực sự thể hiện sức khỏe của DN và có duy trì được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009 hay không.

    Ví dụ rất tiêu biểu là một DN niêm yết sản xuất và kinh doanh VLXD đã cho thấy tiềm năng vượt kế hoạch năm 2008 ngay từ quý II. CP của DN này đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục và đạt mức tăng mạnh nhất thị trường. Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể các BCTC có thể thấy, lợi thế về biến động nguyên liệu, hàng tồn kho giá rẻ từ 2007 và giá cả đầu ra tăng cao là sức bật chính của DN, đóng góp vào mức lợi nhuận đột biến.

    Đây cũng là điều khiến thị trường lo ngại khi kết quả kinh doanh 2008 thực tế có một phần không nhỏ từ lợi thế thị trường đầu năm trong khi chỉ số lợi nhuận trên mỗi CP (EPS) tính theo quý giảm dần. Điều này thể hiện sự thiếu bền vững trong kết quả kinh doanh. Lợi thế đó mang tính thời điểm và sẽ không còn phát huy tác dụng trong năm 2009.

    Không nhiều kỳ vọng?

    Phân tích về xu hướng thị trường phiên đầu năm, rất nhiều CTCK quan ngại về sự thờ ơ của NĐT, thể hiện là giá trị giao dịch rất thấp. Lý giải về hiện tượng này, những căn cứ được đưa ra là sự chờ đợi một phản ứng rõ ràng hơn về việc áp thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư CK và tác động của việc nghỉ lễ tới tính thanh khoản.

    Theo CTCK Thăng Long, quy mô lệnh khá nhỏ, NĐT tranh thủ chốt lời nhưng hạn chế chào bán ở mức giá giảm trong khi lệnh mua cũng không nhiều và chỉ chấp nhận mua vào ở mức giá thấp. Phần lớn các chỉ báo đều quay đầu giảm điểm cùng với lượng giao dịch giảm mạnh là tín hiệu của xu thế đi xuống hình thành.
    CTCK Vincom thì cho rằng việc NĐTNN tiếp tục mua vào mạnh, trong đó tập trung vào các mã có giá trị vốn hóa lớn sẽ tạo cơ sở cho nhóm NĐT dài hạn và nâng đỡ VN-Index ở mức 300 điểm.

    Tuy nhiên, diễn biến chung là những phiên đầu năm sẽ khó xác định xu hướng do các bộ phận tham gia thị trường đều trong trạng thái chờ đợi một hướng đi rõ ràng hơn. Dự báo ngắn hạn của CTCK FPT là thị trường sẽ tiếp tục trầm lắng, đi ngang và giảm nhẹ trong tuần này và tính thanh khoản khó có thể cải thiện ngay.

    Những dự báo không mấy lạc quan về thị trường cho thấy sự quan ngại nhất định từ triển vọng hoạt động DN trong những tháng tới, đặc biệt là phải có những thông tin rõ ràng hơn. Xét về phân tích cơ bản, hầu hết các báo cáo về triển vọng kinh tế những thị trường xuất khẩu chính của DN trong nước đều u ám khi năm 2009 được dự báo là năm khốc liệt khi cơn lốc suy giảm kinh tế tràn qua những thị trường nhập khẩu trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật.

    Đối với thị trường trong nước, cơ hội tăng trưởng hoàn toàn trông chờ quyết sách của Chính phủ với gói hỗ trợ kích cầu nội địa. Tại thông điệp đầu năm của Thủ tướng, Chính phủ dự kiến dành khoảng 17 ngàn tỉ đồng để bù khoảng 40% lãi suất vay thương mại nhằm huy động vốn tín dụng với lãi suất thấp (khoảng 400 ngàn tỉ đồng với chu kỳ cho vay 1 năm) để hỗ trợ các DN, không phân biệt thành phần kinh tế. Duy trì tăng trưởng kinh tế sẽ là động lực lớn nhất cho TTCK và thị trường đang chờ đợi những số liệu cụ thể hơn xác thực sức bật từ DN niêm yết.
  6. xingyunxing

    xingyunxing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ copy bài trên báo về dài ơi là dài thế này thì làm gì có time mà đọc, lại đau hết cả mắt. Các bác cho em hỏi là sau thời gian thị trường đi ngang thế này thì sẽ là 1 uptrend hay downtrend mạnh???
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    tin hỗ trợ không có thử hỏi TT có lên được mấy phiên xu hướng giảm còn ngự trị nhiều !
  8. asicsaigon

    asicsaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Biết trước thì đã giàu
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Pác nào múc mà CP của pác lên xin chúc mừng . Nhưng sau các pác lại mua đến khi TT lại đi xuông 0 = 0 . Do vậy khi TT UP TREn hẳn mới vào xu thế luôn khẳng định !
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    05/01/2009 Thông tin kinh tế N/A TBKTVN

    ----------------------
    "Băng" chưa thể tan trên thị trường bất động sản




    Ngay đầu năm 2009, các nhà đầu tư bất động sản đang phải đối mặt với việc trả nợ ngân hàng đối với các khoản vay trước đây.

    Giá nhà đất giảm, số lượng giao dịch có phục hồi nhưng không nhiều, thời hạn trả nợ cả vốn và lãi đã tới tạo nên bối cảnh khó khăn nhất cho các nhà đầu tư. Các hợp đồng vay vốn trước đây đều được thế chấp bằng bất động sản, khi nhà đầu tư không có tiền để trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mại các tài sản thế chấp, nguồn cung bất động sản trên thị trường tăng lên, khả năng giảm giá nhà đất càng tăng thêm.



    Thiếu vốn, lệch cung



    Như vậy, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thị trường bất động sản sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn mà hệ quả là khả năng giảm giá nhà đất ngày một nhiều hơn nếu không có giải pháp tăng vốn tác động từ bên ngoài thị trường.



    Ông Võ cho rằng khả năng thị trường ?onóng? trở lại trong vòng một năm tới là rất khó. Lý giải về điều này, ông phân tích, nguyên nhân của tình trạng thị trường bất động sản năm 2008 ngưng trệ là do thị trường thiếu vốn để phát triển. Do đó, giải pháp để phát triển lại thị trường phải là giải pháp về vốn.



    Trong tình hình cụ thể của nội tại thị trường bất động sản nước ta, tự các nhà đầu tư khó có thể tìm ra giải pháp. Nếu tình hình kinh tế thế giới thuận lợi, các nhà đầu tư trong nước có thể tính tới giải pháp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài như chuyển nhượng dự án, liên kết, kinh doanh...



    Trên thực tế, tình trạng kinh tế thế giới đang suy giảm như hiện nay làm cho giải pháp này không còn khả thi. Các nhà đầu tư trên thế giới đang phải tự tìm giải pháp vốn cho mình, khó có thể tính đến vốn cho thị trường bất động sản của ta.



    Còn lại một khả năng cuối cùng như Chính phủ Mỹ đã thực hiện, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để giải cứu thị trường, chắc giải pháp này cũng khó thực hiện với khả năng ngân sách nhà nước hiện nay.



    Ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bất động sản Thế kỷ (CEN Group) nhận định: việc nhà đầu tư bất động sản đẩy mạnh bán hàng nhằm thu hồi vốn, giải quyết khó khăn về tài chính đã khiến làm cho giá nhà đất tại các thành phố lớn cuối năm 2008 đã giảm 40-60% so với đầu năm 2008. Mặc dù giá giảm mạnh, nhưng giao dịch nhà đất vẫn rất trầm lắng. Thị trường bất động sản vẫn không tan băng. Đến thời điểm này thì sự những rủi ro về đầu tư bất hợp lý và tình trạng đầu cơ nhà đất ngày càng được bộc lộ rõ nét.



    Đáng chú ý, nhu cầu nhà đất đến thời điểm này cũng chỉ sụt giảm mạnh ở phân khúc cao cấp (chỉ chiếm khoảng 10%) trong khi cầu về phân khúc dưới vẫn rất cao (chiếm đến 90%) thì lại thiếu trầm trọng về nguồn cung.



    Hướng vào thị trường phổ thông



    Trước tình trạng này, nhiều khả năng Chính phủ sẽ xem xét phân bổ nguồn vốn kích cầu vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội giá rẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở đang rất cao của đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, nếu dự án xây nhà ở xã hội giá rẻ được phê duyệt thì phải cần ít nhất 1 năm nữa thì thị trường mới có nguồn cung. Còn về phía doanh nghiệp, đầu tư một dự án bất động sản thông thường có làm nhanh cũng mất 2 năm cho công tác chuẩn bị.



    Hơn nữa, hiện tại, các doanh nghiệp đều đang khó khăn về vốn, nếu vay vốn từ ngân hàng với mức lãi suất như hiện nay để đầu tư thì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chắc chắn vẫn lỗ.



    Nhiều ý kiến cho rằng: thị trường bất động sản Việt Nam về trung và dài hạn vẫn rất tiềm năng. Những ngành đầu tư hấp dẫn là nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng khu công nghiệp. Hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã và đang tạo nên sự khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình. Nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại các đô thị lớn là rất ít trong khi lĩnh vực này đang được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.



    Tuy nhiên, doanh nghiệp đầu tư bất động sản cần phải thay đổi cách làm, phải tìm đường đi đúng là hướng sự đầu tư vào số đông, đưa những dự án nhà ở đến với người thực sự cần nhà ở. Lâu nay, thị trường này là thị trường của người đầu cơ, người có tiền chứ không phải của người cần nhà. Bên cạnh đó, việc áp dụng những công nghệ mới, vật liệu xây dựng mới nhằm giảm giá thành xây dựng là một việc làm rất cần thiết.



    Tìm hình thức huy động vốn mới



    Thạc sỹ Nguyễn Thị Cẩm Vân, Trưởng phòng Kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nhấn mạnh: để thúc đẩy thị trường, giải pháp ở đây là cần khuyến khích phát triển các quỹ đầu tư tín thác, các công ty đầu tư dưới hình thức các công ty cổ phần để huy động vốn đầu tư của công chúng và các nguồn đầu tư trong và ngoài nước cho thị trường. Chính các định chế đầu tư sẽ đóng vai trò trung gian giữa những nhà đầu tư không chuyên nghiệp (công chúng, các loại quỹ bảo hiểm...) với các nhà đầu tư chuyên nghiệp về thị trường bất động sản.



    Các định chế đầu tư này sẽ thu hút dần số công chúng, mà lâu nay đầu tư riêng rẽ dưới hình thức mua đất ở các khu đô thị hóa để dành, mua nền nhà hoặc mua căn hộ chung cư để chờ bán kiếm lời. Đây cũng là con đường để từng bước ?ochính quy hóa? phương thức và hình thức đầu tư vào thị trường bất động sản phù hợp với lộ trình hội nhập và cạnh tranh của nước ta.



    Các định chế đầu tư sẽ khai thông nguồn vốn đầu tư cho cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, kích thích cả khối cung và khối cầu của thị trường bất động sản phát triển lành mạnh. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp, trong đó chủ động thúc đẩy và hỗ trợ cho các đối tượng hưởng lương được vay dài hạn để tạo lập nhà ở...

Chia sẻ trang này