Chứng khoán tháng 9: Cơ hội phục hồi

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Mylove8668, 09/09/2010.

2752 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 05:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 188 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Mylove8668 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    “Thống kê những năm gần đây, TTCK thường có xu hướng đi lên trong tháng 9 và đây cũng là cơ hội cho các NĐT khi các chỉ số vĩ mô đã nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.”




    Ông Trần Trọng Thắng, Trưởng phòng Phân tích – CTCP Chứng khoán Đại Dương (OCS) nhận định.
    Bức tranh về nền kinh tế vĩ mô ngày càng rõ nét, tuy nhiên TTCK trong tháng 8 lại không phản ánh đúng xu hướng đó khi VN-Index có thời điểm rơi xuống ngưỡng 420 điểm và chung cuộc giảm 7,86% sau khi kết thúc tháng 8. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự “lệch pha” này?
    Đến nay chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường của năm 2010 và về cơ bản những chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ trong việc điều hành chính sách vĩ mô. Cụ thể, báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết mức tăng GDP năm 2010 có thể đạt cao hơn mục tiêu 6,5%.
    Còn về CPI, thời gian qua có dấu hiệu tăng giá ở một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gas, thép cũng là nhân tổ đẩy CPI tăng. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của đồng USD lên hơn 2% cũng một phần ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của DN, nhất là đối với các DN nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, tôi cho rằng lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát tương đối chặt chẽ và cũng không đáng lo ngại.
    Về vấn đề lãi suất, trong báo cáo mới nhất của NHNN thì lãi suất cho vay ở các tổ chức tín dụng đã giảm khoảng 1% trong tuần qua, từ mức 14,2% xuống 13,2%/năm. Đáng chú ý là gần đây Ngân hàng ACB đã có động thái cho vay 3.000 tỷ để hỗ trợ vốn lưu động cho các DN, động thái này sẽ đem lại sự hỗ trợ tích cực trong ngắn hạn.
    Kinh tế vĩ mô trong nước nhìn chung khá ổn định, còn đối với thế giới, thông tin hỗ trợ cho NĐT là FED sẽ có những can thiệp kịp thời nếu nên kinh tế Mỹ có những biểu hiện không khả quan. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cam kết cũng sẽ đưa ra những hỗ trợ cần thiết cho nền kinh tế.
    Bên cạnh những thông tin cho thấy dấu hiệu ổn định về vĩ mô trong nước, một số yếu tố vĩ mô vẫn cho thấy dấu hiệu bất ổn, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho thị trường. Việc đầu tư công kém hiệu quả, khối DNNN hoạt động kém năng động, ít hiệu quả, thâm hụt ngân sách và thương mại quá dài tạo sức ép lớn đối với tỷ giá, nợ công tăng cao gây áp lực lớn tới việc điều hành chính sách của chính phủ trong việc vừa phải cân bằng vĩ mô, vừa phải đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng.
    Việc thị trường giảm điểm tôi cho rằng phần lớn do tâm lý NĐT bởi sự pha loãng cổ phiếu và nhất là tác động của Thông tư 13 của NHNN về tỷ lệ an toàn đối với các NHTM, có thể hiểu rằng đó là động thái thắt chặt tín dụng và hạn chế dòng tiền lưu thông từ ngân hàng ra ngoài trong ngắn hạn.
    Bên cạnh đó là việc các NHTM tăng vốn ồ ạt nhằm đạt mục tiêu cán đích 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ và có thể nói đến nay hầu hết các ngân hàng đã đạt được những yêu cầu trên. Tuy nhiên, tác động trực tiếp của vấn đề này sẽ thể hiện vào cuối năm còn hiện tại thì mới chỉ tác động tâm lý và gián tiếp do hệ thống NH chưa hoàn thành việc này.
    Thời gian qua chúng ta đã chứng kiến việc nhiều ngân hàng phải huy động vốn qua thị trường để đạt mục tiêu 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ, các DN khó tiếp cận tín dụng từ ngân hàng cũng tìm đến TTCK. Phải chăng đây là gánh nặng mà TTCK đang phải gồng mình lên để hứng chịu?
    Rõ ràng TTCK và thị trường tín dụng có mối liên hệ theo kiểu bình thông nhau. Đúng là TTCK đã và đang phải gánh chịu những áp lực trên nhưng tôi cho rằng đó cũng là chức năng nhiệm vụ chính của TTCK và thị trường đã hỗ trợ rất tốt cho thị trường tín dụng ở chức năng này.
    Đối với những DN chưa có ý định niêm yết thì kênh huy động vốn chủ yếu là qua thị trường tín dụng, nhưng đối với DN đã có kế hoạch niêm yết và đang niêm yết, ngoài việc huy động qua thị trường tín dụng thì họ còn có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó TTCK là một trong những ưu tiên hàng đầu, đó là lợi thế của DN nên việc họ tận dụng lợi thế đó là điều đương nhiên. Nhưng kèm theo đó là lượng cung cổ phiếu trên TTCK sẽ tăng và dòng tiền sẽ phải phân phối bớt sang các cổ phiếu này.
    Về gánh nặng mà TTCK đang phải gồng mình lên để hứng chịu. Theo tôi thì không thực sự đúng vì khi đó là các cổ phiếu tốt, giá hợp lý sẽ thêm 1 sự lựa chọn mới cho NĐT trong quá trình cơ cấu danh mục đầu tư của mình và thu hút dòng tiền mới tham gia vào thị trường.
    Tuy nhiên, việc một số doanh nghiệp phát hành với mục đích khác với việc tăng trưởng quy mô, đầu tư vào dự án tốt nhằm tạo cơ hội sinh lời cho doanh nghiệp sẽ làm giảm sự hấp dẫn đối với thị trường và làm loãng thị trường.
    Tuy nhiên, lượng cung cổ phiếu ồ ạt khiến thị trường không hấp thụ hết có thể sẽ tạo tâm lý e ngại cho các DN đang có ý định niêm yết cổ phiếu trên TTCK? Phải chăng việc chỉ có 9 DN niêm yết mới trên thị trường trong tháng 8 cũng xuất phát từ tâm lý trên?
    Tôi cho rằng một khi DN đã có ý định lên sàn thì họ sẽ chọn thời điểm thích hợp nhất chứ chẳng ai dại gì lại chọn thời điểm thị trường đang lình xình để niêm yết. Ngay cả đối với DN có “sức khỏe” tốt, việc niêm yết cổ phiếu vào thời điểm này có thể sẽ dẫn đến giá cổ phiếu của DN đó bị định giá thấp hơn so với giá trị thực.
    Đó là chưa kể hiện nay trên thị trường có rất nhiều hàng hóa tốt nhưng giá trị cổ phiếu lại xuống thấp hơn giá trị thực sau cơn bão giảm điểm thời gian qua. Do đó, việc lựa chọn thời điểm lên sàn cũng là việc DN phải cân nhắc kỹ lưỡng.
    Vậy đối với những DN đã huy động thành công vốn qua TTCK, họ có gặp phải áp lực gì không, thưa ông?
    Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu vốn cho DN, việc huy động vốn qua kênh chứng khoán đem lại áp lực cho chính DN là làm sao phải duy trì KQKD tương ứng với phần vốn tăng đó theo như phương án tăng vốn, cụ thể như doanh thu, lợi nhuận, cổ tức và hơn thế là tác động đến giá của cổ phiếu đang giao dịch. Nếu không đảm bảo được mức độ lợi nhuận sau khi tăng vốn, rõ ràng sẽ gây nên áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp bởi khả năng chi trả cổ tức sẽ khó khăn hơn.
    Còn đối với thị trường, rất có thể sẽ rơi vào trạng thái hụt hơi trong ngắn hạn do có sự dịch chuyển của dòng tiền. Tuy nhiên, nếu tiềm năng kinh tế của Việt nam vẫn ổn định và tăng trưởng tốt sẽ thu hút được các dòng tiền mới vào thị trường và đáp ứng được đầy đủ phần vốn tăng thêm của doanh nghiệp.
    Trở lại với những diễn biến giao dịch của thị trường, liệu 420 điểm đã là đáy của thị trường và 3 phiên tăng điểm gần đây sẽ tạo đà cho TTCK bứt phá trong tháng 9?
    Ngưỡng 420 điểm có thể coi là ngưỡng hỗ trợ của VN-Index trong ngắn hạn. Theo quy luật, TTCK thường vươn lên tháng 9 và đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khi các chỉ số vĩ mô đã nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
    Nhìn lại 2 phiên giao dịch cuối tháng 8 có thể thấy thanh khoản tăng đột biến chứng tỏ NĐT đã sẵn sàng bắt đáy và họ khó có thể ngồi chờ thêm. Việc tham gia bắt đáy không chỉ xuất phát từ NĐT trong nước mà ngay cả với các NĐT nước ngoài khi họ đã mua ròng với giá trị chứng khoán mua ròng cao nhất kể từ đầu năm.
    Rất khó để có thể dự đán chính xác VN-Index sẽ đứng ở mức nào kể cả trong ngắn hạn nhưng với ngưỡng hỗ trợ 420 điểm như hiện nay, tôi cho rằng VN-Index có khả năng đạt được mốc 500 điểm trong tháng 9.
    TTCK từng chứng kiến sự trỗi dậy của nhóm penny, bên cạnh đó là sự thờ ơ của NĐT đối với blue-chips suốt một thời gian dài. Nếu tiếp tục có “sóng” cho thị trường thì theo ông sẽ là “sóng” của nhóm cổ phiếu nào?
    Theo tôi thị trường sẽ chứng kiến sự phân hóa của các cổ phiếu. Kể cả penny và blue-chips, nếu có thì sóng cũng sẽ không mạnh và sẽ chỉ tập trung ở những mã có thông tin tốt, kết quả kinh doanh có sự đột biến…
    Tuy nhiên, blue-chips vẫn sẽ là điểm tựa vững chắc cho thị trường trong tháng 9.
    Còn đối với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng – chứng khoán? Liệu sẽ có sự “bừng tỉnh” đối với nhóm cổ phiếu này?
    Sẽ rất khó để có thể tin vào khả năng nhóm cổ phiếu này bứt phá trong tháng 9 bởi tính hấp dẫn chưa cao.
    Nhìn lại thị trường tiền tệ từ đầu năm, các ngân hàng thường phải đối mặt với những khó khăn trong huy động vốn và buộc phải cạnh tranh bằng lãi suất huy động. Trong khi đó, lãi suất cho vay lại bị kìm chế nên lợi nhuận các ngân hàng chưa thực sự đạt như kỳ vọng của NĐT mặc dù trong báo cáo của một số ngân hàng vẫn đang thể hiện đạt và vượt kế hoạch.
    Đối với các công ty chứng khoán, việc thanh khoản của thị trường sụt giảm cho thấy doanh thu từ hoạt động môi giới bị giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, sự lình xình của thị trường tất sẽ dẫn đến việc doanh thu từ mảng tự doanh cũng không còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của các công ty.
    Xin cảm ơn ông!
    Theo Nguyễn Tuân
    InfoTV
  2. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Thế này thì VNI lại phi như điên thôi ! :-bd:-bd:-bd
  3. NuHoangTuyet

    NuHoangTuyet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    11
    Bác chủ thớt mới ra đời hôm nay đã cởi luôn khăn đỏ rồi nhỉ ? Xin bái phục ! [};-[};-[};-

Chia sẻ trang này