Chứng Khoán Việt Nam & Tháng 7 Khôg May Mắn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi oneheartonelove, 08/05/2008.

3739 người đang online, trong đó có 237 thành viên. 06:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 470 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng Khoán Việt Nam & Tháng 7 Khôg May Mắn

    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19592/

    Vì sao xảy ra hiện tượng như vậy?

    Hiện tại ở nước ngoài người ta cũng chưa có cách giải thích thuyết phục cho chuyện hiệu ứng Halloween ở nước họ. Một cách mà người ta vẫn giải thích là vin vào cái cớ người ta đi nghỉ hè vào mùa tháng 5 nên tính thanh khoản của thị trường thấp, giao dịch ảm đạm.
    Một khả năng giải thích khác là liệu có xảy ra việc chia cổ tức đồng loạt vào tháng 7 hay phát hành mới đồng loạt vào tháng 7 chăng?

    Trong tính toán của chúng tôi, các điều chỉnh về cổ tức, phát hành mới hay chia tách cổ phiếu không được đưa vào vì giới hạn dữ liệu quá khứ.

    Tuy nhiên, qua thăm dò một số chuyên gia thì việc phát hành mới có thể diễn ra trong nhiều tháng khác nhau, chứ không chỉ ở tháng 7, và theo dữ liệu chúng tôi có được thì không nhiều công ty chia cổ tức và tạm ứng cổ tức vào tháng 7.

    Vậy câu chuyện vì sao thị trường lại ảm đạm vào tháng 7 vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Chúng ta cần quan sát xem tháng 7 năm nay thị trường sẽ như thế nào? Có một câu chuyện mà một số người đã từng cảnh báo là nếu một hiệu ứng mà đã được nhiều người biết thì có thể hiệu ứng đó sẽ dịch chuyển sang tháng trước đó.
    Tuy nhiên, sự thật là trên các thị trường nước ngoài, các hiệu ứng tháng 1, hiệu ứng Halloween vẫn tồn tại nhiều năm mặc dù người ta biết đến nó cả mấy chục năm.

    Phải chăng điều này do cấu trúc vi mô của thị trường và văn hóa khiến nó luôn diễn ra (đi nghỉ hè thì kiểu gì cũng phải chiều lòng gia đình mà đi, không có không đi được). Vì vậy, nếu hiệu ứng ?othất bát? của tháng 7 là do cấu trúc vi mô hay văn hóa của Việt Nam gây ra, nó có thể sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong năm nay.
  2. fianspec

    fianspec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Nhân thấy bạn đưa lại một bài viết hay trên tinchungkhoan24h, tôi cũng xin trích một bài viết. Bài hơi dài nhưng theo tôi là bức tranh khá đầy đủ để tham khảo.

    Lâu lắm không post bài nên không biết bị giới hạn 20.000 chữ. Tôi chỉ đưa phần đầu, đầy đủ chắc nhờ vào đọc trong link dưới

    http://asset.vn/view.aspx?id=3686

    An ninh tài chính quốc gia: Bảy dấu hiệu cảnh báo!​


    Phạm Minh Chính (*)
    Vương Quân Hoàng (**)

    Nếu nền kinh tế quốc gia là một cơ thể sống, thì hệ thống tài chính là cơ chế tạo, cung cấp và lưu thông máu tới từng tế bào, bộ phận. Thiếu hay thừa đều phát sinh các vấn đề cần giải quyết. Với quá trình chuyển đổi kinh tế và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, liên tục giám sát, kịp thời dự đoán sát thực các dấu hiệu và biến động của thị trường để từ đó xây dựng chính sách điều tiết thị trường tài chính và toàn bộ nền kinh tế một cách hợp lý là việc làm cần thiết ba?o đa?m tăng trưởng kinh tế bền vững, đúng định hướng. Đối với nê?n ta?i chính cu?a Việt Nam, hiện đang tô?n tại ba?y dấu hiệu ca?nh báo câ?n được các nha? nghiên cứu va? hoạch định chính sách quan tâm.

    1. Giảm dần tỉ lệ sở hữu nhà nước trong hệ thống tài chính
    Quyền kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế vốn được xem như yếu tố có tính nhạy cảm. Nhưng những biến đổi của nền kinh tế trong xu thế hội nhập ngày càng sâu sắc và áp lực cạnh tranh ngày ca?ng lớn đang tạo ra một sắc thái mới, đó chính là tỷ lệ giảm dần của sở hữu nhà nước trong các tổ chức kinh tế. Không chỉ cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất, thương mại quốc doanh, trong lĩnh vực rất trọng yếu là tín dụng - ngân hàng cũng diễn ra xu thế này.

    Trước năm 1986, Việt Nam theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mọi giao dịch tài chính (chính thức) đều do Nhà nước thực hiện thông qua Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước vận ha?nh theo hệ thống một cấp (Ngân hàng Trung ương đảm nhiệm luôn chức năng của các ngân hàng thương mại), thuộc sở hữu nhà nước 100% và do Nhà nước trực tiếp quản lý, kiểm soát).

    Đến năm 1988, chức năng kinh doanh ngân hàng được tách khỏi Ngân hàng Nhà nước để giao cho các ngân hàng chuyên doanh. Hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, tạo nên các chuyển biến về tự do tài chính, là điều kiện cho các hình thức sở hữu khác trong hệ thống tài chính phát triển. Cùng năm, Nhà nước ban hành tạm thời các thể lệ tín dụng, cho phép tất cả các tổ chức kinh tế được vay tiền và huy động vốn từ công chúng (Quyết định số 18/NH-QĐ và 19 /NH-QĐ ngày 27-4-1988). Thị trường tài chính trong nước được tự do hóa gần như hoàn toàn.

    Sau đó, số tổ chức tín dụng tăng rất nhanh. Năm 1989, trên toàn quốc đạt con số 7.180 quỹ và hợp tác xã tín dụng. Tuy nhiên, cuối năm 1989, hàng loạt các tổ chức tín dụng đổ bể và gây ra khủng hoảng tài chính. Sau sự kiện nhiều dư chấn này, hai pháp lệnh về ngân hàng được đưa ra trong năm 1990, nhằm củng cố hệ thống ngân hàng hai cấp, bắt đầu hình thành các công cụ quản lý và điều hành tiền tệ. Tỉ trọng tài sản tại các ngân hàng quốc doanh trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại kể từ đây cũng giảm dần. Tỉ lệ này năm 1994 là 89%, đến năm 1998 giảm xuống còn 82%,; năm 2003 co?n 74,6%; năm 2005co?n 71,5% và năm 2006 co?n 62,5%.

    Từ năm 2007, hệ thống tài chính cũng được mở cửa theo thỏa thuận gia nhập WTO. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép mở ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam từ ngày 1-4-2007. Các ngân hàng và tổ chức đầu tư nước ngoài đang tiến ha?nh quá tri?nh ?othâu tóm cổ phần? các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam. Giai đoạn 2007-2008, hoạt động thâu tóm và sáp nhập (M&A) của các đối tác nước ngoài với tổ chức tài chính Việt Nam tiếp tục phát triển sang khu vực tài chính-chứng khoán. Morgan Stanley nắm 10% cổ phần Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) và 48,33% Công ty chứng khoán Hướng Việt. Franklin Templeton Investment mua 49% Công ty cổ phần (CTCP) Quản lý quỹ Đầu tư Vietcombank. CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam, có tỷ lệ sở hữu thuộc cổ đông nước ngoài là 21,78% (tính tới ngày 24-7-2007), trong đó cổ đông tổ chức chiếm 20,93% với các tên tuổi như: Japan Asia Investment Co. Ltd. và Ngân hàng ANZ. Vì vậy, dự báo tỉ lệ sở hữu nhà nước trong hệ thống tín dụng - ngân hàng sẽ còn tiếp tục giảm.

    2. Gian lận tài chính qui mô lớn và sử dụng công nghệ cao
    Sự kiện ?ohỏng hóc? tín dụng giai đoạn 1989-1990 đã cảnh tỉnh xã hội với rủi ro tài chính lần đầu tiên. Tuy vậy, tâm lý kỳ vọng thu lợi nhanh chóng từ các khoản cho vay có lãi suất cao dựa trên quan hệ cá nhân vẫn còn phổ biến. Đây cũng là mảnh đất cho các hoạt động lạm dụng lo?ng tin nhă?m lừa gạt và chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn quen thuộc là tạo vẻ bề ngoài giàu có, kinh doanh phát đạt, có nhu cầu huy động vốn để đầu tư mở rộng và sẵn sàng trả lãi suất cao. Các khoản vay đầu tiên luôn được đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi để tạo dựng uy tín. Bằng phương thức vay của người sau để trả cho người trước, mạng lưới sẽ được mở rộng nhanh chóng.

    Cuối cùng, với lượng lớn số tiền đã thu được, đối tượng tội phạm bỏ trốn để lại hàng trăm nghìn nạn nhân hoặc hơn thế, nếu ở quy mô nghiêm trọng. Bên cạnh thiệt hại kinh tế, sự bất ổn xã hội do loại tội phạm này tạo ra đaf tăng lên rất đáng kể. Nạn nhân thường không có đầy đủ hiểu biết về kinh tế, pháp luật, số tiền cho vay hay góp vốn ngoài phần tiết kiệm tự có là đi huy động từ người thân, bạn bè. Cũng không thể bỏ qua hiệu ứng lâu dài là hệ quả tâm lý dây chuyền.

    Trong nền kinh tế hiện đại cũng xuất hiện các hình thức lừa đảo tín dụng mới, khai thác đặc tính hiệu suất và lan tỏa của công nghệ thông tin. Vụ mạng ?okinh doanh tiền tệ? Colony Invest cuối năm 2006 là một điển hình. Tự nhận là đại diện của công ty Colony Invest Management Inc. tại Mỹ, một số đối tượng giới thiệu hình thức giao dịch đầu tư tài chính thông qua một số trang web như www.colonyinvest.net, www.callyinvest.com, www.money100.us, www.c-invest.com, www.vip-viet.com .

    Theo quy định của đường dây này, nha? đầu tư trực tiếp đưa tiền cho người môi giới và được cấp một tài khoản, mật khẩu trên mạng. Một đô-la của nhà đầu tư, người môi giới được hưởng hoa hồng 0,02 USD. Quy tắc là, càng lôi kéo nhiều người tham gia, mức hoa hồng càng cao. Dữ liệu về số tiền đầu tư được hoán đổi thành điểm ảo. Người tham gia đầu tư, khi nộp tiền cho đại lý, không nhận được bất cứ giấy tờ nào, ngoài một tài khoản với những ?ođiểm ảo'''' trên mạng, không được rút vốn gốc, chỉ được rút lãi. Những người tham gia mua bán ?ođiểm ảo'''' với nhau. Con số nạn nhân ban đầu được ước tính chừng 5.000, nhưng ngay sau đó đã phát hiện phạm vi hoạt động hầu như toàn quốc của mạng lưới này. Số người liên quan thực tế có thể lên tới cả chục ngàn.

    Trên hệ thống e-mail cũng xuất hiện hi?nh thức lừa đảo qua thư đề nghị hợp tác hay trợ giúp thủ tục hưởng thừa kế, thông báo trúng giải thưởng có giá trị tới hàng triệu USD. Với đề nghị ?ohợp tác? nhận khoản tiền hấp dẫn, người nhận thư (con mồi của đối tượng) cần thu xếp trước một khoản kinh phí nhỏ và chuyển tới vị đại diện pháp lý nào đó để lo các thủ tục cần thiết; đôi khi thu? phạm lại không đo?i ho?i kinh phí ngay tư? ban đâ?u (đê? lấy lo?ng tin). Không lâu sau khi nạn nhân chuyển số tiền theo yêu cầu tới địa chỉ được chỉ dẫn, họ sẽ phát hiện ra la? bị lư?a. Interpol đã đưa hình thức lừa gạt này vào danh mục tội phạm tài chính quốc tế bởi mức độ phổ biến và tính chất xuyên quốc gia của hoạt động phạm tội với tên gọi ?othư Ni-giê-ri-a?.

    Gần tương tự với hình thức này là đô-la đen. Đối tượng giả vờ có một số lượng lớn đô-la Mỹ đã được nhuộm đen để dễ dàng vận chuyển quốc tế, sau đó, mượn tiền của nạn nhân để mua hóa chất tẩy rửa với lời hứa sẽ chia một phần đáng kể trong tổng số tiền thu được. Dù đã rất quen thuộc từ cả chục năm, tới tận tháng 3-2008, báo chí Việt Nam đưa tin vẫn co?n có những người trơ? tha?nh nạn nhân của loại tội phạm này.

    Các vụ lừa đảo tận dụng công nghệ cao thường phức tạp, tinh vi, khó phát hiện cũng như khó truy bắt. Con số nạn nhân thường đông đảo, phân bố trên phạm vi địa lý rộng khắp, nhất là trong tình huống có xuất hiện yếu tố nước ngoài, do vậy, dễ gây ra ảnh hưởng tâm lý tiêu cực trong xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và tự do hóa hoạt động của thị trường vốn, đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

    Việc thực hiện các giao dịch tài chính được tự động hóa ở mức độ ngày càng cao. Tận dụng khả năng công nghệ để thâm nhập vào các hệ thống quản trị tài chính, đánh cắp thông tin và tạo ra các giao dịch gian lận sẽ là nguy cơ cần sớm ngăn chặn. Theo cảnh báo năm 2007 của Trung tâm An ninh mạng (BKIS), 40% trong tổng số 60 website của các công ty chứng khoán có lỗi về bảo mật, 140 website của các cơ quan, doanh nghiệp quan trọng tại Việt Nam tồn tại nhưfng lỗ hổng nguy hiểm có thể tạo điều kiện truy cập trái phép. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức. Khi bị xâm hại, hậu qua? không đơn thuần dừng lại ở ngừng trệ, hoặc mất thông tin, dữ liệu trên website. Rủi ro tiềm ẩn là thông qua cánh cổng mở ra từ các website, tội phạm công nghệ có thể chiếm quyền vận hành hệ thống quản trị, từ đó, thực hiện các giao dịch gian lận với giá trị lớn...
  3. tietn3honquy

    tietn3honquy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Đã được thích:
    0



    Năm nay có đá banh nưa nhé ,bác ko tính vào àh .sẽ có 1 luong tiền rút ra đó.ai đã từng trãi qua thời wcup sẽ nhớ
  4. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    bác tính kỹ thế

Chia sẻ trang này