Chứng khoán Việt Nam : "Vẫn chết vì tâm lý"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi HaThiGiangHuong, 04/10/2008.

6849 người đang online, trong đó có 1215 thành viên. 15:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 257 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. HaThiGiangHuong

    HaThiGiangHuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán Việt Nam : "Vẫn chết vì tâm lý"

    Mời các bác tham khảo và cho ý kiến:


    Chứng khoán Việt Nam vẫn "chết" vì tâm lý


    Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng trong "vòng vây" của báo giới.
    (Dân trí) - ?oNhững ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đến Việt Nam có tính gián tiếp vì ngoài những khó khăn, thách thức, chúng ta cũng có những cơ hội để phát triển. Với thị trường chứng khoán, chúng tác động gián tiếp thông qua ảnh hưởng về mặt tâm lý?.


    Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết như vậy, trước tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

    Theo quan điểm của ông Bằng: Những ảnh hưởng trên thế giới đến Việt Nam có tính gián tiếp như: đến hoạt động xuất khẩu, một số nhóm mặt hàng và có ảnh hướng nhất định tới giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Trên thị trường chứng khoán chúng tác động gián tiếp thông qua ảnh hưởng về mặt tâm lý.

    Ngoài ra, do giá trị tài sản và cổ phiếu trên thế giới giảm làm mất đi lợi thế so sánh với cổ phiếu trên thị trường, đồng thời các tổ chức quốc tế có thể tái cấu trúc về danh mục, củng cố lại luồng vốn đầu tư của họ làm luồng vốn đầu tư gián tiếp của họ không tăng và có thể có điều chỉnh nhất định.

    Có ý kiến cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ phải đối mặt với ?olàn sóng? dịch chuyển luồng vốn đầu tư. Quan điểm của ông về vấn đề này?

    Theo đánh giá của tôi, về danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm hiện nay và dự trữ ngoại tệ thì chúng ta có đủ khả năng để đối phó những diễn biến bất thường liên quan đến việc dịch chuyển luồng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán.

    Mặt khác chúng ta có những thuận lợi: Chính phủ chỉ đạo trong thời gian vừa qua có 8 giải pháp quan trọng, có những tác dụng đối với vấn đề lạm phát, nhập siêu, tỷ giá? trên các vấn đề này thì dự trữ ngoại tệ của chúng ta đã tăng lên.

    Đối với thị trường chứng khoán, qua những khó khăn, điều chỉnh giảm vừa qua cũng là những điều kiện tốt để chúng ta chống đỡ đối với những ảnh hưởng bên ngoài. Ngoài ra, yếu tố giá xăng dầu và những yếu tố khác cũng có những ảnh hưởng tích cực đến với chúng ta.

    Tuy nhiên, cũng không vì những điều thuận lợi đó mà chúng ta chủ quan với những tác động của thị trường từ bên ngoài, thưa ông?

    Chúng tôi đã nhận thấy những khó khăn trong nước và thế giới hiện nay để chủ động đối phó với việc này.

    Trước hết là vấn kiểm soát tính thanh khoản, kiểm soát rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên thị trường. Chúng tôi có những tăng cường giám sát và quy định phải có quy trình quản lý nội bộ, quản lý rủi ro đối với các công ty chứng khoán; nắm bắt kịp thời hoạt động của các công ty chứng khoán để phân loại; xác định kịp thời tính thanh khoản, khả năng hoạt động của các công ty chứng khoán, đề xuất các giải pháp ứng phó với các công ty đó.

    Thứ hai, chúng tôi đã đề xuất Chính phủ về đề án chống khủng hoảng.

    Thứ ba, chúng tôi đang xem xét lại các hoạt động repo, các công ty cần có những kiểm soát chặt chẽ danh mục hoạt động repo để tránh rủi ro. Ủy ban sẽ có văn bản tới các công ty chứng khoán về vấn đề này.

    Được biết, lượng hồ sơ phát hành của các công ty chuyển lên Ủy ban khá nhiều. Theo ông, đây có phải là thời điểm tốt để phát hành chứng khoán hay không?

    Khi huy động vốn đối với ngân hàng gặp khó khăn, các doanh nghiệp tìm đến thị trường chứng khoán để duy trì các dự án. Lượng hồ sơ phát hành chuyển sang Ủy ban rất nhiều. Dưới góc độ của thị trường chứng khoán và tiêu chuẩn pháp lý, chúng tôi không thể không cấp phép cho họ.

    Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, chúng tôi không thể xét duyệt tính khả thi của các phương án đầu tư mà chỉ đảm bảo họ đủ các tiêu chuẩn công bố công khai kiểm toán.

    Có điều chúng tôi muốn khuyến cáo các doanh nghiệp nên rà soát phương án phát hành, phương án sử dụng vốn, những dự án đã được đại hội cổ đông thông qua nhưng thấy không hiệu quả trong tình hình mới thì cần cắt giảm, thắt chặt.

    Nên tập trung phát hành cho những dự án thực sự hiệu quả để tránh pha loãng cổ phiếu, cũng như thế mạnh của doanh nghiệp khi phát hành và lành mạnh tài chính trong tương lai.

    Xin cám ơn ông!

    Nguyễn Hiền
  2. lechinh6882

    lechinh6882 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên là do tâm lý chi phối .Nhưng doanh nghiệp niêm yết mà đàng hoàng thì cũng đâu có lo .Đằng này cũng gian dối thủ đoạn lắm cơ
  3. Odysse

    Odysse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Quan thì tham, dân thì gian mà.

Chia sẻ trang này