Chứng khoán VN vẫn 'lãnh cảm' với thế giới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi viettrader102, 22/08/2007.

7344 người đang online, trong đó có 752 thành viên. 12:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 259 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. viettrader102

    viettrader102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán VN vẫn 'lãnh cảm' với thế giới

    "Nền chứng khoán VN còn quá nhỏ, chưa liên thông với thị trường thế giới, vì vậy cuộc địa chấn chứng khoán toàn cầu vừa qua chỉ ảnh hưởng đến thị trường một cách gián tiếp", Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng nói.
    > Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì nợ xấu ở Mỹ/ Chứng khoán toàn cầu qua cơn bĩ cực/ Chứng khoán châu Á phục hồi mạnh mẽ

    Ông Hưng ví nền chứng khoán nội giống như một cốc nước trong biển chứng khoán toàn cầu. "Cốc nước chao đảo thì biển vẫn lặng im và biển có chuyển động cách mấy thì cũng không thể làm vơi cốc nước", ông nói. Hơn nữa, thị trường chứng khoán VN cũng chỉ mới nổi lên vào cuối năm 2006, những tập đoàn tài chính lớn trên thế giới chưa thâm nhập sâu vào Việt Nam. Merrill Lynch, HSBC thực ra mới chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" tại thị trường nội địa.

    Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã lo rằng lượng vốn ngoại đổ vào VN sẽ bị thu hẹp sau cơn khủng hoảng. Ông Don Lam, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Vina Capital, cho hay, mối quan ngại trên bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước ngoài có nguy cơ siết lại các khoản tín dụng để chi cho phát triển, trong đó có các khoản vay dành cho nhà băng Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là ảnh hưởng gián tiếp.

    Theo phân tích của ông Lâm, 90% nhà đầu tư ngoại tại Việt Nam mua chứng khoán thông qua các quỹ dạng đóng, có thời hạn 5-7 năm. Vậy nên, nguy cơ các nhà đầu tư ngoại thu hồi bớt vốn sau cuộc địa chấn của chứng khoán thế giới sẽ không xảy ra.


    Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có quan hệ mật thiết với chứng khoán thế giới. Ảnh: A.H.

    "Tuy nhiên, theo lý thuyết, nhà đầu tư ngoại sẽ chắc chân ở thị trường lớn nước ngoài rồi từ đó phát triển rộng ra các thị trường khác trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng vừa qua, nguồn vốn của họ sẽ hao hụt và do đó mục tiêu mở rộng đầu tư ra các thị trường sẽ bị gián đoạn", Tổng giám đốc SSI nói thêm.

    Cuộc khủng hoảng chứng khoán mà các nhà phân tích gọi là cơn đại hồng thủy khởi phát từ Mỹ đã lan rộng khắp thế giới trong suốt gần 3 tuần qua khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ và EU phải tung hàng trăm tỷ USD ra để cứu tình hình. Nguyên nhân là tình trạng nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực cho vay cầm cố ở Mỹ.

    Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này, để khuyến khích người dân vay tiền mua nhà, suốt một thời gian dài, các tổ chức tín dụng đã áp dụng cơ chế rất linh hoạt, không quan tâm nhiều tới khả năng chi trả của khách hàng, miễn là họ chấp nhận lãi suất cao. Rủi ro phát sinh khi lãi suất cho vay cầm cố ở Mỹ gia tăng, thị trường bất động sản sốt nóng, ngày càng nhiều người bị đẩy vào thế khó trả nợ nhà băng.

    Chứng khoán toàn cầu tạm qua cơn bĩ cực vào hôm 17/8 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giảm lãi suất chiết khấu từ mức 6,25% hiện nay xuống 5,75%. Hàng loạt cổ phiếu quan trọng tại thị trường này đều lên điểm vào hôm 18/8. Muộn hơn 2 ngày, thị trường chứng khoán châu Á chính thức lấy lại đà tăng tốc. Hàng loạt chỉ số quan trọng ở Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc đều tăng 3-5% so với cuối tuần trước.

    Tổng giám đốc Quỹ Vina Capital nhìn nhận rằng, các quỹ đang niêm yết cổ phiếu trên thị trường nước ngoài chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cơn đại hồng thủy của thị trường toàn cầu. Giá cổ phiếu đang niêm yết của họ giảm, dẫn đến giá trị vốn hóa cũng vơi đi đáng kể. "Ngoài ra, các dự án huy động vốn để thành lập các quỹ mới rót vào thị trường chứng khoán sẽ vấp phải nhiều khó khăn hơn", ông Don Lam nói.

    Hiện Vina Capital có 3 quỹ đang niêm yết tại thị trường AIM của Mỹ là VNI, VOF và Vina Land. Ngoài ra, Indochina Capital, Dragon Capital cũng có các quỹ trực thuộc niêm yết tại một số thị trường khác trên thế giới.
  2. warrenButfe

    warrenButfe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    CK Ngành ngân hàng, tài chính là nhạy cảm nhất. Mà ngành này VN vẫn đang áp dụng chính sách "bế quan toả cảng" thì làm sao mà ảnh hưởng được. Khi TTTG xuống thì down theo một cách gián tiếp nhưng khi TTTG lên thì nó cứ lình xình

Chia sẻ trang này