Chuỗi giá trị ngành dầu khí!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DiemBungPhat, 25/08/2024.

7364 người đang online, trong đó có 980 thành viên. 14:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4030 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. DiemBungPhat

    DiemBungPhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2024
    Đã được thích:
    153

    CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH DẦU KHÍ
    =================================================================


    [​IMG]
    Chuỗi giá trị ngành dầu khí gồm 3 phân khúc:

    1) Thượng nguồn (thăm dò và khai thác) : PVD, PVS, PVC, PXS.
    2) Trung nguồn (vận chuyển): GAS, PVT, PVB.
    3) Hạ nguồn (chế biến và phân phối): PLX, OIL, BSR
    Các doanh nghiệp vừa chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh của mình vừa hỗ trợ các doanh nghiệp khác trong ngành tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh

    Phân khúc thượng nguồn (PVD, PVS):


    Phân khúc thượng nguồn bao gồm : 1) Các nhà thầu dầu khí. 2) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác.

    Các doanh nghiệp ở nhóm 1 như Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (VSP), v.v. là chủ sở hữu các mỏ dầu, mỏ khí tại Việt Nam và đều chưa niêm yết trên TTCK Việt Nam. Nhóm 2 bao gồm 2 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu là Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HSX: PVD) và Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS). Các doanh nghiệp này cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác mỏ dầu, mỏ khí cho các nhà thầu dầu khí.

    PVD

    [​IMG]
    là công ty hàng đầu Việt Nam về cung cấp các dịch vụ khoan dầu khí. PVD có thị phần lớn trong tất cả các mảng kinh doanh chính như 50% trong mảng dịch vụ khoan và 55%-100% dịch vụ kỹ thuật dầu khí. PVD sở hữu 4 giàn khoan tự nâng (PVD I, PVD II, PVD III, PVD VI), 1 giàn tiếp trợ khoan (PVD V hoặc TAD) và 1 giàn khoan trên đất liền (PVD 11).

    PVS
    [​IMG]
    là nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật ngoài khoan hàng đầu trong ngành dầu khí Việt Nam, bao gồm khảo sát địa chấn, cơ khí dầu khí (M&C), vận hành & bảo dưỡng (O&M) và tàu, cảng và kho chứa dầu nổi (FSO/FPSO).

    Đặc trưng của các doanh nghiệp thuộc phân khúc thượng nguồn như PVD và PVS là:

    • Giá dầu thô cao là động lực thúc đẩy đầu tư vào hoạt động thăm dò và khai thác, từ đó gia tăng khối lượng công việc và đơn giá dịch vụ cho các doanh nghiệp này.
    • Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này có độ trễ so với giá dầu thô trong ngắn hạn. Do các doanh nghiệp thực hiện công việc theo hợp đồng đã kí kết nên biến động giá dầu thô sẽ được phản ánh khi bắt đầu hợp đồng mới.
    Phân khúc trung nguồn (GAS, PVT):

    Phân khúc trung nguồn bao gồm 2 doanh nghiệp vận chuyển dầu, khí từ mỏ dầu, mỏ khí vào đất liền là Tổng Công ty Khí Việt Nam (HSX: GAS) và Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HSX: PVT).

    GAS
    [​IMG]
    là công ty độc quyền ngành khí Việt Nam, cung cấp khí đầu vào cho 100% nhà máy điện khí, 70% nhà máy sản xuất urê và 100% khu công nghiệp trong nước. Công ty cũng có thị phần 70% trong lĩnh vực bán buôn LPG và có kế hoạch cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Lợi nhuận công ty đến từ phí vận chuyển khí và chênh lệch giá khí khô tiêu thụ và khí ẩm mua vào. GAS được hưởng lợi khi giá dầu tăng cao do giá bán khí được tính theo giá dầu nhiên liệu mà giá dầu nhiên liệu có mối tương quan cao với giá dầu Brent.

    PVT
    [​IMG]
    là doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất về mảng vận tải biển cho ngành dầu khí. PVT hiện sở hữu đội tàu chở dầu lớn nhất và nắm 100% thị phần cho mảng vận tải dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, 30% vận chuyển dầu thành phẩm, 90% LPG, 10% vận chuyển than và 10% FSO. Giá dầu tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu khai thác dầu, từ đó thúc đẩy nhu cầu vận tải dầu. Lợi nhuận của PVT phụ thuộc vào giá cước vận chuyển, tuy nhiên giá cước của PVT có độ trễ so với giá cước vận chuyển quốc tế.

    Phân khúc hạ nguồn (BSR, PLX):

    Hoạt động chính ở phân khúc hạ nguồn là chế biến và phân phối xăng dầu thành phẩm. Việt Nam hiện có 2 nhà máy lọc dầu thô là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Trong đó, doanh nghiệp vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất là Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UpCOM: BSR) .Sau khi các nhà máy lọc dầu này lọc dầu thô thành xăng dầu thành phẩm thì PVT vận chuyển xăng dầu thành phẩm tới các nhà phân phối xăng dầu như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (HSX: PLX) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (UpCOM: OIL).

    BSR
    [​IMG]
    là đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất vận hành thô là 148.000 thùng/ngày (6,5 triệu tấn/năm) và đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu trong nước. Với vai trò chế biến dầu thô thành xăng dầu thành phẩm, lợi nhuận của BSR phụ thuộc vào biên xăng dầu là chênh lệch giữa giá bán đầu ra của xăng dầu thành phẩm (RON 95, RON 92, v.v.) và giá đầu vào (dầu thô). Giá dầu trong xu hướng tăng sẽ có tác động tích cực tới BSR vì BSR được hưởng lợi từ hàng tồn kho giá rẻ và biên xăng dầu cao.

    PLX
    [​IMG]
    là công ty hàng đầu trong mảng phân phối sản phẩm xăng dầu với 50% thị phần. PLX có 2.700 trạm COCO (do chính công ty sở hữu và vận hành, bán lẻ) và 2.800 trạm DODO (do đại lý sở hữu và vận hành, bán buôn). Các mảng kinh doanh khác bao gồm hóa dầu (dầu nhờn, nhựa đường), khí hóa lỏng (LPG), vận chuyển xăng dầu, bảo hiểm và ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của PLX phụ thuộc nhiều vào quy định của Chính phủ và việc điều hành giá bán lẻ xăng, dầu của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, giá dầu biến động mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc quản trị hàng tồn kho của PLX, từ đó ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của công ty.

    Doanh nghiệp đạm khí (DPM, DCM):

    Ngoài các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào chuỗi giá trị ngành dầu khí, các doanh nghiệp đạm khí cũng được phân loại vào ngành dầu khí do các doanh nghiệp này sử dụng nguồn khí đầu vào từ GAS. Trong đó, 2 doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu là Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HSX: DPM) và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HSX: DCM).

    DPM
    [​IMG]


    là nhà sản xuất u-rê hàng đầu Việt Nam với thị phần khoảng 35%, đồng thời kinh doanh các mặt hàng phân bón khác (NPK, SA, DAP). Công ty sở hữu nhà máy u-rê Phú Mỹ (công suất 800.000 tấn/năm), nhà máy NPK-NH3 (công suất 250.000 tấn/năm) và mạng lưới phân phối gồm 3.000 điểm bán lẻ.

    DCM
    [​IMG]
    là một trong hai nhà sản xuất u-rê hàng đầu Việt Nam với thị phần 32%. DCM sở hữu nhà máy u-rê hạt đục với công suất 800.000 tấn/năm và nhà máy NPK với công suất 300.000 tấn/năm.

    Giá khí đầu vào của DPM và DCM mua từ GAS và biến động theo giá dầu. Do vậy, giá dầu tăng sẽ làm tăng giá khí đầu vào của 2 doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, giá bán u-rê đầu ra ảnh hưởng bởi giá u-rê thế giới. Giá u-rê thế giới tăng sẽ thúc đẩy lợi nhuận của công ty. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ u-rê tăng khá ổn định ở mức 1 chữ số qua từng năm.

    ====================================================================

    DỰ ÁN LÔ B – Ô MÔN

    ( Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn ghi nhận bước tiến mới (tapchicongthuong.vn) )

    Các hợp đồng quan trọng cho chuỗi dự án Lô B – Ô Môn đã được ký kết Ngày 28/3/2024, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đối tác đã ký kết một số thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn, góp phần đảm bảo tiến độ chung cho toàn chuỗi dự án và tiến tới Quyết định Đầu tư cuối cùng (FID). Bên cạnh các hợp đồng cơ bản như Hợp đồng Mua bán khí (GSPA), Hợp đồng Vận chuyển khí (GTA), Hợp đồng đấu nối, vận hành và dịch vụ (TOSA), dự án cũng đã có Hợp đồng bán khí Lô B (GSA) giữa bên bán là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với bên mua là Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2, chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn I).

    PVS (tham gia các gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 ở khâu thượng nguồn; tham gia gói thầu EPC đường ống bờ), PVD (có thể tham gia vào giai đoạn đầu của dự án từ năm 2025 và khoan các giếng khai thác bổ sung vào giai đoạn sau của dự án), GAS (quản lý đường ống vận chuyển khí Lô B)

    [​IMG]

    Chuỗi dự án Lô B – Ô Môn là chuỗi dự án khí – điện có quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD cho toàn vòng đời dự án. Chuỗi dự án bao gồm các dự án thành phần sau: dự án phát triển mỏ khí Lô B 48/98 & 52/97 (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B – Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV (hạ nguồn). Lô B, 48/95 và 52/97 (gọi tắt là Lô B) nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Cà Mau khoảng 300 km, cách Trung tâm Điện lực Ô Môn khoảng 400 km.

    Toàn cảnh vị trí Lô Ô Môn:
    [​IMG]

    Các doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
    [​IMG]

    Hình ảnh Lô B Ô Môn khu vực tp Cần Thơ.
    [​IMG]


    ====================================================================
    Khuyến nghị:

    Dựa vào tình hình sức khỏe doanh nghiệp, core cốt lõi, múc ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của OIL cũng như ảnh hưởng của dự án Lô B Ô Môn, mức chia cổ tức, mức giá hiện tại …. Thanh xin sắp xếp mức hấp dẫn của cổ phiếu theo mức từ hấp dẫn đến kém hấp dẫn như sau:

    PVD => PVS, PVT => GAS, PLX, => DCM, DPM =>BSR, OIL => PVB, PVC, PXS !!.............................


    PVD: Anh/Chị quan tâm có thể xem ở mục này: PVD ánh hào quang của nhân vật chính | Page 25 | Diễn đàn chứng khoán F319.com

    PVT: PVT - Lượng tàu tăng nhanh còn hơn người yêu cũ lật mặt - Mục tiêu 60k | Diễn đàn chứng khoán F319.com
    .........
    ===================================================================

    Với mong muốn chia sẽ những thông tin về dòng P và những tín hiệu Mua- Bán khi có tín hiệu mới xuất hiện nên Thanh có lập một ROOM về P&PVDer nên Anh/Chị nào mong muốn vào room có thể liên hệ với Thanh theo số điện thoại phần giới thiệu hoặc IB theo F này !! link: https://*******/g/lyoygi900
    Last edited: 25/08/2024
    XomMe thích bài này.
  2. stockhome

    stockhome Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2014
    Đã được thích:
    1.952
  3. RayDalio

    RayDalio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2016
    Đã được thích:
    1.101

    Bọn nó chia nhau hết rồi, không đến tay cổ đông đâu bạn ơi.
    Ví dụ: PVD mà muốn nhận được hợp đồng khoan thì phải chung chia với thằng duyệt hợp đồng, theo tôi biết là 50-50 và chưa thể gọi điện thoại cho người thân, anh H không thân PVD mà PVC. Dàn khoan PVD giờ cũng cho thuê kín nhưng lãi đi đâu thì chỉ UBKTTW biết thôi. Nó có phải là công ty dầu khí đâu. Nó là công ty khoan. Ai thuê khoan? có $ thì nó mới cho việc nhưng phải ngoan.
    Không chỉ PVD đâu mà thằng nào cũng thế. Ngay thằng kém nhất là PVE mà bọn LĐ toàn đi xe hơi ở nhà lầu.
    Bọn nó toàn con thằng nào đó nhé nên anh em hạn chế chơi với nó.
    nhanmap2004 thích bài này.
  4. DiemBungPhat

    DiemBungPhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2024
    Đã được thích:
    153
    chung chia 50-50 thì bạn nói cao quá, bên TV của PVD toàn đi xe hơi nhà lầu cũng đúng vì lương bên này rất cao, ngay cả nhận viên nữa, Trước nhiều cty chưa cổ phần hóa còn chia 1 quý 1 lần hơn cả mấy tháng lương. Bên PVD thì luôn đặt mục tiêu rất thấp, bên HĐQT người ta bảo là đặt thấp do rủi ro thị trường nhưng thực tế là đặt thấp làm dễ vượt mực tiêu để thưởng cao.
    --- Gộp bài viết, 26/08/2024, Bài cũ: 26/08/2024 ---
    cảm ơn bác!!
  5. DiemBungPhat

    DiemBungPhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2024
    Đã được thích:
    153
    Nhịp rủ hàng nhẹ như thế này là cần thiết để dòng tiền biết vào đâu là hợp lý.
  6. DiemBungPhat

    DiemBungPhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2024
    Đã được thích:
    153
    Nhìn vào tín hiệu thì đầu tháng sau dòng P sẽ bước vào nhịp tăng mạnh, Anh/Chị nên tích lũy các cổ phiếu quanh:
    1. PVD : MUA tích lũy quanh vùng 26.8- 27.3
    2. PVS : MUA tích lũy quanh vùng 38
    3. GAS : MUA tích lũy quanh vùng 80-82
    4. PLX : MUA tích lũy quanh vùng 45-46
    5. BSR : MUA tích lũy quanh vùng 21-22
    6. PVB : MUA tích lũy quanh vùng 26 - 27
    7. PVC : MUA tích lũy quanh vùng 13 - 13.5
    Hangntt0123 thích bài này.
  7. nick456

    nick456 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2020
    Đã được thích:
    2.512
    Nói tào lao. Nói thế ông đừng đầu tư Chứng khoán nữa, ông đa nghi, thuyết âm mưu thế thì đầu tư mã nào được ??? Còn ông có bằng chứng, có chứng cứ thì mời ông cung cấp cho UBKTTW và BCA nhé. Những mã trọng yếu Nhà nước nắm giữ mà ông bảo thế thì những mã như SHS SHB thì ông nói ô Hiển sao ? hay ACB ông nói a Hùng Huy sao ? MBB chắc ông nói BQP thao túng à ????
    PVD là công ty khoan nhưng là khoan thăm dò dầu khí, không phải nhóm dầu khí thì nhóm gì ? Hay nó khoan ra khủng long ???
    Đùa chứ nói đã thấy thiếu kiến thức rồi !
    lockland thích bài này.
  8. DiemBungPhat

    DiemBungPhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/04/2024
    Đã được thích:
    153
    Mình cũng nghĩ trái chiều với bác ấy. Ngành này hồi xưa làm thất thoát của nhà nước khá nhiều tiền.
  9. RayDalio

    RayDalio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2016
    Đã được thích:
    1.101
    Bạn trẻ ơi, nếu bạn biết đoàn giám sát 1436 của UBKTTW đến PVN ngày nào và ai là trưởng đoàn thì hãy phát biểu nhé. Hay có số của a Hùng ct thì hãy nói. Nó không như những gì bạn nghe trên báo rồi đi đầu tư và nghĩ mình là đỉnh cao. Tôi chỉ cảnh báo chung ACE thé chứ mua bán là việc của họ.
    trungdonam, locklandnhanmap2004 thích bài này.
  10. shanghai

    shanghai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2021
    Đã được thích:
    507
    Có vài câu đố vui (không thưởng) cho các bác:

    - điểm chung của các cty họ nhà PVN (hay các cty vốn nhà nước nói chung) là chia cổ tức tiền. Đại loại gọi là con cái thì phải gửi tiền cho bố mẹ. Đặc biệt, nhà nước không thích chia cổ tức cổ phiếu, vì nn không cần giấy. Vậy, con PVD 10 năm rồi không chia cổ tức tiền, lâu lâu vài năm rồi mới chia cp, là vì sao?

    - giàn PV DRILLING V, lúc đóng ra cũng chỉ để phục vụ cho ông Biển Đông (là người nhà cùng họ PVN), xong rồi đem xếp xó không hoạt động 5 năm, mãi đến 2019-2021 mới kiếm được ông khách bên Brunei, là vì sao?

    -
    quote lại comment cũ ở trên từ tháng 10/2023 và tháng 02/2024.
    Còn báo tháng 05/2024 đây:
    "Về kế hoạch mở rộng đội giàn khoan, ban lãnh đạo PV Drilling cho biết, công ty đã chuyển từ việc đầu tư giàn khoan mới có giá hơn 130 triệu USD sang mua lại giàn khoan cũ hơn (15 năm tuổi) với giá khoảng 90 triệu USD. Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến chi 19,8 triệu USD để mua máy móc thiết bị." - https://tapchicongthuong.vn/gian-kh...vao-khai-thac-ngay-tu-cuoi-nam-nay-121555.htm

    Đố các bác, sắp tới PVD đi mua 2 giàn mới, là mua của bên nào?
    Last edited: 27/08/2024

Chia sẻ trang này