chuỗi ngày khuyến mãi hàng đại hạ giá trên thị trường chứng khoán việt nam cũng như thế giới chấm dứ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buffet2008, 24/05/2010.

1484 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 01:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 625 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]


    xung phong chiếm lấy cứ điểm họ nhà chứng


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  2. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    kinh tế ổn định, lạm phát được kiềm chế, Việt Nam tự mình khẳng định đẳng cấp và bản lĩnh trên đấu trường quốc tế


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    chuẩn đó, WSS hết hàng giá rẻ rồi;


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. vnindex2003

    vnindex2003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Triển vọng các cổ phiếu ngành chứng khoánThứ tư, 5/5/2010, 13:36 GMT+7(ATPvietnam.com) - Hiện có 15 công ty chứng khoán niêm yết trên sàn, trong đó, có những doanh nghiệp đứng đầu về thị phần môi giới như SSI, BVS,VND. Các DN này phần lớn là những công ty đầu tiên của TTCK Việt Nam, có lợi thế về kinh nghiệm, quy mô hoạt động được tích lũy qua nhiều năm.

    Danh sách các CTCK niêm yết


    [​IMG]

    Tuy nhiên, những DN này đang bị cạnh tranh bởi các CTCK ra đời sau trong giai đoạn năm 2006 - 2007. Những CTCK như WSS, SME, VIG với quy mô vốn chưa cao nhưng bằng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và tích cực tìm kiếm nhiều giá trị gia tăng cho nhà đầu tư (hỗ trợ dịch vụ tài chính, cung cấp thông tin có giá trị, khuyến nghị danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư trực tiếp cho khách hàng), đang dần chiếm lĩnh thị phần nhất định trên TTCK.


    Đây là mảng kinh doanh thực sự tiềm năng ở thị trường Việt Nam do nhu cầu cổ phần hóa, mua bán sát nhập cũng như huy động vốn trên thị trường cổ phiếu của các DN trong nước là rất lớn. Hiện Việt Nam chỉ mới có khoảng 30% tổng giá trị vốn của khối Nhà Nước đã được cổ phần hóa và các DN còn lại đang phải hoàn tất quá trình chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh các nghiệp vụ tư vấn phổ thông như cổ phần hóa, đại chúng, niêm yết hay phát hành cổ phiếu, thời gian gần đây, hoạt động tư vấn M&A trở nên khá sôi động do nhu cầu mua bán sát nhập gia tăng sau khủng hoảng tài chính.

    Trong số các CTCK niêm yết trên sàn hiện nay có SSI, BVS, WSS là những doanh nghiệp đang triển khai tương đối mạnh nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp có kinh nghiệm, uy tín và có quan hệ khách hàng rộng. Trong giai đoạn TTCK xuống dốc, hoạt động này gần như không tăng trưởng và thậm chí không tạo ra doanh thu cho các tổ chức tư vấn. Năm 2009, các doanh nghiệp này đã đón đầu sự hồi phục của thị trường để tiếp tục giành được những hợp đồng tư vấn lớn.

    Doanh thu từ nghiệp vụ tư vấn TCDN của các CTCK niêm yết năm 2009


    [​IMG]

    Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của các CTCK niêm yết
    [​IMG]

    KQKD của năm 2009 cho thấy hoạt động của các CTCK thuận lợi hơn rất nhiều so với năm 2009. TTCK hồi phục và mở rộng, quy mô giao dịch tăng gấp 3 lần đã đem về những khoản phí giao dịch đáng kể cho những tổ chức môi giới này. Đặc biệt những đợt sóng lớn trên TTCK trong giai đoạn tháng 3, tháng 6 và tháng 9 năm 2009 đã giúp các DN này có khoản lãi lớn từ hoạt động đầu tư, bù đắp lại những khó khăn của năm trước đó.


    Có thể thấy, bên cạnh những CTCK có quy mô vốn lớn như SSI, KLS, các DN nhỏ hơn như WSS hay VND vẫn có thể đạt hiệu quả hoạt động cao nhờ khả năng tự doanh và quản lý chi phí tốt. Hai CTCK này cùng có tỷ suất lợi nhuận ròng trên dưới 60% trong năm 2009. Riêng đối với WSS, ngoài hoạt động đầu tư tài chính (chiếm 52% doanh thu trong năm 2009), hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp được triển khai mạnh mẽ (chiếm 18%) đã đóng góp cho mức EPS 3,337 VND/cp của DN trong năm vừa qua.

    Thông tin thị trường cổ phiếu tại ngày 28/04/2010



    [​IMG]

    Xét về tính thanh khoản, nhìn chung, cổ phiếu nhóm chứng khoán có mức giao dịch khá tốt. Không kể đến những DN có quy mô hoạt động lớn như SSI, KLS, BVS, thống kê giao dịch trong quý I/2010 cho thấy, các DN thuộc loại vừa và nhỏ như WSS, SME, VIG… vẫn có KLGD BQ trên 200 nghìn đơn vị/phiên, vượt xa so với con số trung bình 80 nghìn đơn vị/mã/phiên của nhóm DN có vốn mức vốn điều lệ dưới 400 tỷ đồng trên thị trường. Cung cầu suốt từ đầu năm đến nay cũng cho thấy, lượng đặt mua và đặt bán của các cổ phiếu chứng khoán này luôn đạt tối thiểu trên 1 triệu đơn vị cho mỗi bên. Điều này cho thấy cổ phiếu CK thường xuyên được giành được sự quan tâm nhà đầu tư.

    Năm 2009, các DN chứng khoán niêm yết chi trả mức cổ tức bằng tiền mặt khá thấp dù có nhiều DN đã không thực hiện trả lần nào trong năm 2008. Một số DN như BVS và KLS thông báo sử dụng lãi của năm 2009 để bù lỗ cho năm trước. DN có mức trả tức tiền mặt cao nhất là WSS với tỷ lệ là 20%. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao trong khi vẫn đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh có thể giúp củng cố tâm lý nhà đầu tư sau giai đoạn khó khăn.

    Dưới góc độ chỉ tiêu định giá, cổ phiếu chứng khoán có mức PE thấp đa số là của những Công ty quy mô tương đối vừa và nhỏ. Hiện có 3 DN có mức PE dưới 10x là APG, KLS và WSS. Tuy nhiên, trong đó, cổ phiếu APG có mức tính thanh khoản tương đối thấp.

    Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2009


    [​IMG]

    Nhìn chung, sự hồi phục của chỉ số Index cũng như sự tăng nhanh của quy mô thị trường năm 2009, trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô tốt dần lên dưới sự kiểm soát chặt chẽ trong năm 2010 là những yếu tố khiến các CTCK khá mạnh dạn trong kế hoạch tăng vốn và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

    Kế hoạch tăng VĐL trong năm 2010

    [​IMG]



    Có 11 trong số 15 CTCK niêm yết đã tăng vốn và có kế hoạch tăng vốn trong năm nay. Điều đáng nói là đa số các DN đều kế hoạch tăng quy mô vốn lên 2– 3 lần, trong đó, có 3 công ty dự định sẽ tăng vốn lên trên 1,000 tỷ gồm WSS, AGR, VND. Đi cùng với kế hoạch tăng vốn là chiến lược đầu tư kinh doanh cạnh tranh khẳng định vị thế trên thị trường.

    Hết quý I/2010, TTCK tăng trưởng không mạnh. Chỉ số Index giao động trong biên độ hẹp do chịu sự chi phối của những biện pháp ổn định kinh tế thông qua công cụ lãi suất. Thanh khoản không tăng thêm dù có hơn 40 mã mới và khối lượng lớn các cổ phiếu của DN niêm yết bổ sung. KQKD của các CTCK được kỳ vọng là không có đột biến so với cùng kỳ năm 2009. WSS là DN sớm nhất công bố báo cáo KQKD quý I/2010 với mức lãi thuần là 30 tỷ đồng, tương đương EPS là 822 VND/cp. Doanh thu của Công ty đạt xấp xỉ 46 tỷ, trong đó, 52% đến từ hoạt động tư vấn TCDN.

    Có thể nói, định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp của WSS đã cho thấy bước đi tích cực trong tình hình cạnh tranh gay gắt về thị phần môi giới giữa các CTCK như hiện nay.

    Cuối quý II và quý III/2010, thị trường được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại khi cả hai yếu tố dòng tiền và tâm lý đều được cải thiện nhờ những tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô. Thị trường sôi động cũng là điều kiện thuận lợi cho các CTCK chào bán cổ phiếu, thu hút vốn quay vòng tham gia thị trường mạnh hơn
  5. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán sẽ sớm phục hồi [​IMG][​IMG] Nhiều nhận định cho rằng hiện tại TTCK đi xuống chủ yếu do nhiều công ty CK thực hiện việc bán CK cầm cố của nhà đầu tư và do tâm lý bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, theo các công ty CK, hai nguyên nhân này không tác động quá lớn và thị trường sẽ sớm phục hồi.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cổ phiếu giải chấp không nhiều[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo ông Nguyễn Hồng Nam, Giám đốc điều hành của Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong thời gian qua thị trường giảm điểm mạnh là có sự góp sức của việc giải chấp các cổ phiếu của nhà đầu tư, nhưng theo ông là không nhiều. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nam ví dụ công ty ông vẫn khá thận trọng khi cho vay, chỉ những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, thanh khoản cao, chủ yếu dùng để đầu tư dài hạn thì công ty mới hỗ trợ vốn. Vì vậy trong đợt này có rất ít cổ phiếu buộc phải giải chấp.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn tại Công ty chứng khoán Sacombank-SBS, ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết hiện nay công ty ông vẫn có hỗ trợ vốn vay từ cầm cố cổ phiếu của nhà đầu tư. Song ông Nam cũng khẳng định công ty chưa phải giải chấp nhiều do với mức cho vay là 50% trên thị giá cổ phiếu đối với những cổ phiếu công ty chọn lọc thì đến giờ chưa có mã nào giảm dưới mức này.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Miên Tuấn, Tổng giám đốc của Chứng khoán Rồng Việt cũng cho biết công ty ông tài trợ vốn cho các nhà đầu tư song cũng chỉ từ 40- 50% thị giá. Hiện tại khi giá xuống thì nhà đầu tư đã bù đắp vào khoản vay nên ít có trường hợp phải giải chấp cổ phiếu cầm cố.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Hồ Nam cho rằng việc đi xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua không chỉ là do giải chấp, nguyên nhân chính vẫn là nhà đầu tư bị ảnh hưởng tâm lý do cuộc khủng hoảng nợ xảy ra tại các nước châu Âu. Tuy vậy, theo ông Nam thì tình hình khủng hoảng nợ công tại các nước không đến nỗi tệ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện không có những thông tin xấu, kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 dự báo sẽ thấp và tình hình giải chấp cũng không lớn nên thị trường sẽ sớm phục hồi”, ông Nam khẳng định.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Nam cũng lạc quan cho rằng hiện tại nhiều cổ phiếu đã trở về mức giá hấp dẫn để đầu tư, nên sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia mua vào, khiến thị trường sẽ khó xuống sâu hơn nữa.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo ông Johan Nyvene, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán TPHCM (HSC) thì trong thời điểm hiện tại, chính động thái mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đang là lực đỡ lớn cho thị trường khi nhà đầu tư trong nước đang ồ ạt bán ra trong thời gian gần đây. Ông cho rằng nếu trong các phiên tới, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng thì sẽ có tác động tâm lý tốt đối với nhà đầu tư trong nước và thị trường chứng khoán sẽ có thể hồi phục.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua nhiều hơn bán[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ông Nguyễn Hồng Nam cho rằng đến thời điểm này thì chưa có đủ thông tin để khẳng định việc khủng hoảng có ảnh hưởng tới Việt Nam hay không. Nếu các biện pháp của châu Âu không chấm dứt được những diễn biến hiện tại thì có thể cả tình hình kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bị tác động. “Nhưng đến nay thì chưa có dấu hiệu gì chứng tỏ điều đó", ông Nam nhận xét.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn theo ông Johan Nyvene thì dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thực ra là không quá lớn. Và trong thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì mua ròng dù thông tin khủng hoảng nợ tại các nước châu Âu đang lan rộng, chứng tỏ họ ít bị tác động, vì vậy việc ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam là có nhưng không đáng lo ngại.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cụ thể là từ 31/3 đến 18/5, nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi 32 phiên mua nhiều hơn bán tại sàn TPHCM với tổng giá trị đạt 2.851 tỉ đồng. Từ đầu năm đến nay, trong 90 phiên giao dịch thì nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 75 phiên, bán ròng 15 phiên, như vậy nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 4.800 tỉ đồng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy vẫn lạc quan khi tình hình trong nước khá thuận lợi, song ông Lê Anh Thi, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Âu Việt cho rằng cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu nếu diễn biến xấu sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII) vào Việt Nam có khả năng cũng sẽ bị ảnh hưởng như thời điểm bắt đầu suy thoái kinh tế cuối năm 2008 do các nước trong khu vực này sẽ thắt lưng buộc bụng, thu gọn đầu tư về nước họ. Vì vậy nhà đầu tư dù sao cũng nên cẩn trọng xem xét tình hình trước khi chọn thời điểm giải ngân.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thanh Thương[/FONT]
    TBKTSG
  6. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán sắp đón sóng mới [​IMG][​IMG] VN-Index quay về mức cuối năm 2009, P/E của nhiều blue-chip xuống dưới 10, thị trường đã giảm nhiều phiên liên tục, áp lực bán tháo cổ phiếu đang giảm và những tín hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/5, Vn-Index tăng 2,5 điểm lên 486,19 điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn TP HCM giảm, đạt gần 44,3 triệu chứng khoán (ba phiên trước đó là 60 triệu), tương đương 1.374,42 tỷ đồng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bình luận về phiên giao dịch ngày 24/5, ông Nhữ Đình Hòa - Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng có ảnh hưởng của việc thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm. Trong bối cảnh yếu tố tâm lý đang chi phối hành vi của các nhà đầu tư thì biến động từ các thị trường lớn sẽ tác động mạnh tới chứng khoán trong nước. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Còn ông Phạm Vĩnh Thành, Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán Kim Long lại cho rằng thanh khoản giảm trong khi Vn-Index tăng nhẹ là dấu hiệu tốt trong hoàn cảnh hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy đà bán ra cổ phiếu đã chững lại. Sau đợt bán tháo, thanh khoản cao vào lúc này chưa chắc đã tốt, ông Thành nhận định.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chuyên gia này cũng bình luận thêm chưa thể khẳng định được thị trường đã qua đáy hay chưa nhưng sau một đợt giảm điểm mạnh vừa qua, sức bật của cổ phiếu khi Vn-Index tăng điểm trở lại sẽ rất lớn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chị Tâm, một nhà đầu tư cỡ lớn tại Hà Nội cho rằng, diễn biến của Vn-Index hiện nay phản ánh thực chất tình hình của thị trường. Sau một đợt giảm giá sâu, các nhà đầu tư đã kịp chốt lời cũng không dám vào mạnh mà thận trọng, những người bị lỗ cũng không bán tháo nữa nên cung cầu đang dần lấy lại cân bằng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong khi đó, Phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán lớn tại Hà Nội cho rằng khi thị trường đã giảm sâu và nhanh trong nhiều phiên thì khả năng bật lại của Vn-Index cũng như nhiều cổ phiếu là cao. “Giá cũng không thể cứ tụt dốc mãi được khi mà các yếu tố vĩ mô và hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tốt”, chuyên gia này nhận định.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Vị Phó tổng giám đốc này cũng nói thêm, vào thời điểm hiện tại, Vn-Index đã quay trở về điểm xuất phát từ đầu năm. Giá của nhiều loại cổ phiếu còn thấp hơn cả đầu năm nên thị trường khó diễn biến xấu hơn nếu không có thêm các thông tin tiêu cực.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Bình Giám đốc Khối phân tích và đầu tư Công ty chứng khoán APEC lại cho rằng, kinh nghiệm trong vài năm gần đây cho thấy tháng 5, 6 là những thời điểm khó khăn có tính chu kỳ của thị trường chứng khoán Việt Nam và giá nhiều loại cổ phiếu thường xuống thấp.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm rất thích hợp cho các nhà đầu tư giá trị. “Giá của nhiều blue-chip đã xuống đến mức P/E xoay quanh 10, một số cổ phiếu ngân hàng P/E đã dưới 10. Nếu theo phương pháp định giá cơ bản thì cổ phiếu đang ở mức rẻ”, ông Bình nói.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Theo chuyên gia này, với việc khối ngoại vẫn tích cực mua vào trong những phiên gần đây, các tin tức vĩ mô có tín hiệu tích cực, thị trường đã trải qua một đợt giảm sâu và nhanh, nhà đất đang có dấu hiệu chững lại… thì dòng tiền sẽ quay trở lại với chứng khoán và tạo ra những đợt sóng mới. Nhưng chuyên gia này cũng cảnh báo, với các nhà đầu tư đánh nhanh thắng nhanh trong 5 hoặc 6 phiên thì đây cũng là thời điểm nên thận trọng.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nhật Minh – Hoàng Ly[/FONT]
    Vnexpress
  7. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    ...........

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việt Nam[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đêm qua không ít các nhà đầu tư trong tổng số gần 800 ngàn tài khoản trên TTCKVN đều theo dõi diễn biến TTCK Mỹ. Chúng tôi cho rằng, tâm lý sợ hãi phần nào đã được giải tỏa. Đầu phiên thì những người bắt đáy phiên hôm qua thật sự “hoảng”. Tuy nhiên, sau khi kết thúc ngày giao dịch của Mỹ với một số tin hỗ trợ thì chúng ta cùng kỳ vọng rằng những thông tin hỗ trợ trong nước của TTCKVN sẽ giúp VN-Index tiến bước lên trên 500 điểm hôm nay.[/FONT]

    ..........................



    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. buffet2008

    buffet2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Bong bóng nhà đất chuẩn bị đến hồi kết

    Đại biểu Quốc hội vẫn muốn đánh thuế nhà
    [​IMG]

    Trong phiên thảo luận chiều 25/5 về dự thảo luật thuế nhà đất, các đại biểu Quốc hội vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về khả năng chống đầu cơ của dự luật.



    Dự thảo luật thuế nhà đất trình Quốc hội chiều 25/5 không thay đổi nhiều so với bản đã đưa ra bàn bạc tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa tháng 3. Theo đó, nhà được loại ra khỏi đối tượng chịu thuế, với lý do chưa đủ điều kiện áp dụng, chưa nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân, dự kiến số thu cũng không lớn trong khi chi phí cho việc thu thuế lại cao… Và vì vậy tên gọi của luật sẽ là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
    Để điều tiết mạnh và chống đầu cơ, ban soạn thảo kỳ vọng nhiều vào thuế đất, trong đó xác định thuế trong và ngoài hạn mức. Nếu trong hạn mức, thuế suất là 0,03%, ngoài hạn mức không quá 3 lần sẽ chịu thuế 0,06%, nếu vượt 3 lần sẽ chịu tới 0,1%.
    Phần đất lấn chiếm, mặc dù không được thừa nhận tính hợp pháp, song để tránh thất thu ngân sách, ban soạn thảo vấn đề xuất đánh thuế 0,15% và khong áp dụng hạn mức tính thuế đối với loại đất này. Đối với đất sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp, mức thuế áp dụng là 0,03%, riêng với đất sử dụng sai mục đích, đất được giao mà không đưa vào sử dụng đúng thời hạn thì mức thuế là 0,1%
    Trong báo cáo giải trình, Ủy ban Thường vụ cũng đề nghị sửa đổi cách cộng dồn diện tích để tính thuế với trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất. Theo đó, việc cộng dồn diện tích đất chịu thuế là trên phạm vi từng tỉnh, thành phố chứ không phải trên phạm vi toàn quốc như dự thảo trước đây. Lý do là để đảm bảo tính khả thi và thuận tiện khi áp dụng luật.
    Tuy nhiên, trong phiên thảo luận, một số đại biểu vẫn tiếp tục đề xuất việc phải áp dụng thuế đối với nhà ở. Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) nêu lên một thực tế, xu hướng phát triển hiện nay là nhà ở chung cư và việc mua để đầu cơ là đa số. Vì thế, việc không đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế là chưa thuyết phục. Đồng tình với đại biểu Vũ Hồng Anh, đại biểu Lê Dũng (Tiền Giang) bổ sung: “Tôi nghĩ thực chất việc thu thuế nhà là thu thuế tài sản. Theo dự thảo thì chỉ thu ở một số người có thu nhập cao để điều tiết cho xã hội là cần thiết và hợp lý”.
    Đại biểu Trần Du Lịch (TP HCM) thì phân tích rõ hơn về những hạn chế của việc không đánh thuế nhà. “Chúng ta không đánh thuế nhà và tưởng rằng là ta bảo vệ dân nhưng một cán bộ có diện tích kiểu như nhà vườn do cha mẹ để lại thuộc định mức, nhà cấp 4, nhưng đất thuộc định mức theo thuế suất này vượt 3 lần định mức nên bị đánh thuế bằng người đầu cơ đất là 0,1%. Như vậy những người chỉ có một nhà nhưng thuế suất bằng người đầu cơ đất thì có chấp nhận được không? Xin thưa, không đánh nhà nhưng đánh đất như thế này thì cũng quá đánh nhà”, đại biểu này nói.
    Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng đề xuất việc tăng mức thuế đối với diện tích đất vượt hạn mức để chống đầu cơ. Cùng với đề xuất thu thuế nhà, đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) còn góp ý: “Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy mức đầu tiên trong hạn mức tính thuế là 1%, trong khi mức lũy tiến cao nhất của dự án luật thuế này đề xuất là 0,1%. Tôi cho rằng việc đánh thuế cao đối với những phần nhà, đất vượt định mức sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản”.
    Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) thì đề xuất tăng thuế suất cho phần diện tích không quá 3 lần hạn mức thuế suất từ 0,06% lên 0,1%; diện tích vượt qua 3 lần hạn mức từ 0,1% lên 0,2%.
    Không đề cập đến mức thuế suất vượt hạn mức nhưng đại biểu Lê Quốc Dung (Thái Bình) nhấn mạnh về khả năng chống đầu cơ rất yếu của dự thảo luật được đưa ra lần này: “Lẽ ra bộ luật này đang xây dựng hoặc khi ban hành xong thì giá nhà đất bên ngoài người ta phải nín thở để người ta nghe điều tiết tác động của dự án luật. Nhưng trong khi chúng ta làm luật như thế này bên ngoài giá đất vẫn tăng, đầu cơ vẫn tăng. Tôi nghĩ rằng tác động của dự án luật đối với vấn đề đó không được”.
    Trong phần phát biểu cuối buổi thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh giải thích thêm về việc chỉ đánh thuế đất, không đánh thuế nhà là bởi giá trị ngôi nhà thường gắn với vị trí đất và giá trị của nhà suy cho cùng cũng là giá trị đất nên điều tiết vào đất để việc thu thuế có tính khả thi cao hơn.
    "Theo tôi đánh thuế nhà hiện nay không hợp lý. Phần thu được không nhiều. Về nguyên tắc, nếu đánh thuế chỉ đánh trên giá trị phần nhà xây thô chứ không tính nội thất. Trong khi đó, với nhà cũ lại phải đánh thấp xuống thậm chí nhà hàng chục năm thuế bằng không. Về bản chất, một ngôi nhà đắt hay rẻ phụ thuộc nhiều vào vị trí đất. Người ta đầu cơ một ngôi nhà chỉ vì vị trí đất", Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trao đổi với VnExpress.net bên hành lang Quốc hội. Ông cho biết thêm, nếu cần thiết điều tiết để chống đầu cơ mạnh hơn, có thể tính tới phương án tăng thuế suất với đất.
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội - Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng chưa nên đánh thuế nhà. Theo ông, luật thuế này nên tập trung xử lý các vấn đề đất đai. "Còn nhà, cho dù là của người đầu tư hay của người dân bình thường đều đã chịu loại thuế khác, ví dụ mua gạch, xi măng sắt thép đã chịu thuế giá trị gia tăng… Nếu chúng ta đánh nữa thì thuế chồng thuế", ông trao đổi với báo chí.
    Cũng theo ông Hiển, trong điều kiện mức sống của dân chưa cao, diện tích nhà ở trên đầu người thấp, chhưa nên thu thuế để kích thích đầu tư xây dựng nhà cửa. Khi nguồn cung nhà dồi dào, áp lực giá sẽ giảm đi. "Điều rất mới trong luật này là đánh thuế trên diện tích đất cộng dồn. Ngày xưa nếu một người sở hữu nhiều mảnh đất, chỉ bị đánh theo từng mảnh. Nhưng nay chúng ta cộng dồn lại để tính thuế, sau khi trừ phần trong hạn mức, phần vượt hạn mức sẽ chịu cao hơn. Đây cũng là điều buộc các nhà đầu cơ cân nhắc", ông Hiển nói thêm.
    Theo Hoàng Ly - Song Linh
    Vnexpress


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. uptrend23

    uptrend23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    tiền đầu cơ đất đai sẽ chuyển sang chứng trường;

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]


    HSBC: Việt Nam xếp thứ 3 lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới
    [​IMG]

    Chỉ số tin cậy thương mại của HSBC năm nay thực hiện tại 17 thị trường bao gồm thị trường trọng yếu của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Trung Đông, Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và Châu Âu.



    Đây là đợt khảo sát có qui mô lớn nhất trong đó 5.120 DNVVN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã đưa ra các dự đoán của họ trong 6 tháng tới về: khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối, chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.

    Theo khảo sát này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (XNK) tại Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Ấn Độ và Việt Nam lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới.
    [​IMG]
    Chỉ số tin cậy thương mại - Tổng quan toàn cầu

    UAE, Ấn Độ và Việt Nam có chỉ số tin cậy thương mại ở mức lạc quan cao nhất trong 17 thị trường được khảo sát với số điểm 134, 133 và 132 tương ứng. Các thị trường còn lại cũng có chỉ số nằm ở ngưỡng lạc quan trừ Pháp với chỉ số ở mức 95- ngưỡng bi quan.

    Việt Nam: Triển vọng về khối lượng giao dịch thương mại

    Theo Ngân hàng HSBC, cuộc khảo sát cho thấy có một sự cải thiện đáng kể trong dự đoán của các DN XNK Việt Nam về triển vọng thương mại: chỉ số tin cậy thương mại của Việt Nam đạt 132 điểm,tăng từ mức 110 điểm từ đợt khảo sát tiến hành vào nửa sau năm 2009.

    Phần lớn các doanh nghiệp được hỏi tại Việt Nam (75% so với 65% nửa cuối 2009) cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng trong 6 tháng tới.

    Chỉ một số rất ít các doanh nghiệp được hỏi nghĩ rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm (4% so với 8% nửa cuối 2009).

    17% các doanh nghiệp được hỏi cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giữ nguyên mức cũ (so với 26% nửa cuối 2009).

    Đối với rủi ro liên quan đến bên mua và nhà cung cấp: Các DN XNK Việt Nam có cái nhìn lạc quan bởi do tình hình tài chính của các nhà cung cấp đã được cải thiện. Nhiều DN tin rủi ro thanh toán từ phía người mua sẽ giảm (24% so với 7% nửa cuối 2009). Và mức độ rủi ro từ phía nhà cung cấp không thực hiện đúng thỏa thuận thương mại sẽ giảm (29% so với 3% nửa cuối 2009).

    Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chọn phương pháp chấp nhận các đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch, sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tài trợ thương mại của các ngân hàng

    Thị trường triển vọng nhất cho giao thương phát triển: Theo khảo sát của HSBC, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận thị trường Đông Nam Á là thị trường nhiều triển vọng (tăng từ 14% nửa cuối 2009 lên 19% nửa đầu 2010), trong khi con số này dành cho thị trường Trung Quốc mở rộng lại giảm 9% so với kết quả lần khảo sát trước, từ 36% nửa cuối 2009 còn 27% nửa đầu 2010.

    Bà Đỗ Thuỵ Như Thuỳ, Giám đốc Trung tâm Thanh Toán Quốc Tế và Tài trợ chuỗi cung ứng, ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) nhận định: “Kết quả khảo sát lần này phản ánh rất rõ những thay đổi trên thị trường trong vòng 6 tháng qua cũng như sự nhận định lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng tới. Ngày càng có nhiều DN XNK Việt Nam kỳ vọng khối lượng giao thương tăng, họat động thương mại sôi động hơn và nhu cầu tài trợ thương mại sẽ tiếp tục tăng khi Việt Nam và các nước Châu Á đã hồi phục khá mạnh mẽ”.

    Q. Nguyễn
    Theo HSBC


  10. uptrend23

    uptrend23 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    0
    WB cho Việt Nam vay 682 triệu USD
    [​IMG]

    Dự án phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn một có vốn vay lớn nhất, trị giá lên tới 312 triệu USD.



    Ngày 25/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký kết hiệp định tài chính trị giá 682 triệu USD cho 5 dự án cải cách cơ sở hạ tầng điện, giảm nghèo và các dịch vụ an sinh xã hội khác.
    Trong số này, dự án phát triển chính sách cải cách ngành điện giai đoạn một có vốn vay lớn nhất, trị giá lên tới 312 triệu USD, tập trung vào bốn chính sách cần thiết để cải cách ngành điện của Việt Nam theo hướng xây dựng thị trường điện cạnh tranh.
    Nguồn tài trợ của dự án bao gồm 200 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD), công cụ hỗ trợ của nhóm Ngân hàng Thế giới cho các nước thu nhập trung bình, và 112 triệu USD từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), công cụ hỗ trợ cho các nước thu nhập thấp vay.
    Theo kế hoạch, khoản vay này là khoản vay đầu tiên của chương trình cho vay gồm 3 giai đoạn.
    Tiếp đến là dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hai có tổng số vốn 165 triệu USD, trong đó 150 triệu USD vốn vay từ IDA, và phần còn lại là từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
    Dự án này nhằm giúp xây dựng năng lực của chính quyền địa phương và cộng đồng, tiếp tục cải thiện mức sống cho những người nghèo trong vùng dự án thuộc 2.366 thôn, 230 xã, và 27 huyện của sáu tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu.
    Khoản thứ ba trong hiệp định được dành cho dự án hỗ trợ y tế khu vực Bắc Trung Bộ, bao gồm gói tài chính trị giá 75 triệu USD, trong đó 65 triệu đô la do IDA cung cấp và phần còn lại là của Chính phủ Việt Nam.
    Dự án hướng tới mục tiêu tăng diện bao phủ bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo; trang bị những trang thiết bị cơ bản cho 30 bệnh viện tuyến huyện; xây dựng và trang bị cho các trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện ở khoảng 30 huyện nghèo nhất…
    Ngoài ra, hiệp định cũng bổ sung tài chính cho dự án vệ sinh môi trường Tp.HCM trị giá 90 triệu USD, bao gồm các hạng mục xây dựng hệ thống thoát nước có tổng chiều dài 335 km và nạo vét kênh mương, làm đê kè...; bổ sung tài chính cho dự án vệ sinh và cấp nước nông thôn đồng bằng sông Hồng trị giá 65 triệu USD, xây dựng cơ sở hạ tầng vệ sinh và cấp nước sạch…
    Theo Anh Quân
    Vneconomy​


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này