Chuyên gia kinh tế Mỹ cảnh báo: Việt Nam hiện nay đang cận kề với ... kinh tế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bernanke, 29/02/2008.

5690 người đang online, trong đó có 754 thành viên. 22:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 876 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. bernanke

    bernanke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia kinh tế Mỹ cảnh báo: Việt Nam hiện nay đang cận kề với ... kinh tế

    Một nhóm chuyên viên kinh tế, chuyên nghiên cứu kinh tế Châu Á của Đại Học Harvard vừa công bố một số nhận định về kinh tế Việt Nam.

    Theo đó, kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, do những yếu tố nội tại bên cạnh những tác động do kinh tế toàn cầu suy giảm.

    Theo nghiên cứu này, nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát là vì kinh tế Việt Nam kém hiệu quả song phải hấp thụ một lượng vốn quá lớn. Trong năm 2007, tổng lượng vốn từ bên ngoài chảy vào Việt Nam khoảng 23 tỉ mỹ kim tương đương 30% GDP. Nguồn cung ứng tiền, tín dụng và đầu tư tăng vọt, phần lớn được dành cho các doanh nghiệp nhà nước nhưng hoạt động của các doanh nghiệp này lại không hiệu quả. Các chuyên viên kinh tế giải thích rằng lượng tiền đổ vào quá nhiều nhưng không được sử dụng hiệu quả để tạo ra hàng hóa và dịch vụ nên dẫn đến tình trạng quá nhiều tiền nhưng quá ít hàng.

    Trong ba năm từ 2005 đến năm 2007, nguồn cung ứng tiền tăng 135% nhưng GDP chỉ tăng 27%. C.P Việt Nam từng phê duyệt một danh sách các dự án đầu tư công cộng, theo đó từ nay đến năm 2015 sẽ sử dụng 70 tỉ đô-la song đa số các dự án này cũng không hiệu quả và góp phần tạo ra lạm phát.

    Các chuyên gia kinh tế nước ngoài cảnh báo Việt Nam phải kiểm soát thật cẩn thận những chương trình đầu tư công cộng hiện đại, danh mục ưu tiên đầu tư cần căn cứ vào hiệu quả kinh tế chứ không nên nhắm vào mục tiêu chính trị.

    Việt Nam cũng được khuyến cáo rằng nên cắt giảm các khoản vay thương mại quốc tế của khu vực nhà nước. Thực hiện hoạt động thẩm định và kiểm toán đầu tư độc lập, sau đó công khai hóa các thông tin về thẩm định và kiểm toán này.

    Mức thâm hụt hiện nay của Việt Nam được xác định là đáng báo động. Thâm hụt ngân sách hiện là 5.8% GDP, trong khi theo kinh nghiệm quốc tế, thâm hụt 3% đã là đáng lo ngại. Thâm hụt thương mại ước chừng 12 tỉ đô-la, tức khoảng 16% GDP trong khi đối với quốc tế, mức 5% đến 10% đã là đáng lo. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo Việt Nam cần kềm chế lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách và thương mại, giảm tốc độ tăng trưởng nguồn cung tiền và tín dụng thông qua những chính sách để cứu vãn nền kinh tế.

    Cũng theo các chuyên gia thì giá nhà, đất ở một số đô thị tại Việt Nam tăng không phải do mức sống gia tăng mà là vị nguồn tiền trong nền kinh tế quá dồi dào, lợi nhuận từ đầu cơ đất đai lại hấp dẫn hơn các hoạt động đầu tư sản xuất khác. Cũng vị vậy, lĩnh vực này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa nền kinh tế. Khi các doanh nghiệp Việt Nam thi nhau chuyển nguồn lực kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh nòng cốt của những doanh nghiệp này sẽ giảm. Những ngân hàng thương mại đã cho vay để đầu tư vào thị trường bất động sản có thể phá sản.

    Bản nghiên cứu viết rằng có một thực tế hết sức đáng lo là hầu như không ai biết một cách chính xác về qui mô của những khoản vay đang sử dụng đất làm vật thế chấp.

    Tài liệu cho thấy thị trường bất động sản chỉ riêng ở TP.HCM đã nhận khoảng 35,000 tỷ, tương đương khoảng 10% tổng dư nợ, của hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Các chuyên gia kinh tế nước ngoài nhận định hệ thống quản lý kinh tế của Việt Nam chưa tương thích với nền kinh tế hội nhập toàn cầu.
  2. bernanke

    bernanke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Cac bac thay cac quan chuc deu hua, se, sap..nhung cuoi cung khong bien phap tich cuc nao duoc dua ra vi sau khi doc bai nay toi hieu duoc ly do la ngay ca C.P cung dang loay hoay khong biet la nen lam the nao
  3. Kyjuto

    Kyjuto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Cái đám Havard đấy được thuê viết đấy. Mịa, chúng nó cách xa VN hàng vạn dặm mà nó hót cũng hay phết. Em đang đi kiếm bản zin của nó đây, bác nào có share đê.
  4. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Bọn tư bản giãy chết đang âm mưu diễn biến hoà bình đấy. Các bác phải tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, không được tin vào luận điệu sai trái của bọn chúng.
    Mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang rất gần,.. r..ấ.t ... g..ầ..n.....
  5. hanchauphong

    hanchauphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Làm sao thế, đang hay mà
  6. stock_pnt

    stock_pnt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Đã được thích:
    41
    Trích :
    "
    Không còn chuyện xếp hàng mua gạo, mì sợi, sữa? bằng giá tem phiếu như thời bao cấp. Chỉ còn lại chuyện trân mình chịu đựng cho giá cả tra tấn. Nhiều chuyên gia kinh tế chính phủ đang quan sát, nghiên cứu mức chịu đựng của dân trước cơn bão tăng giá dữ dội.
    Và theo dư luận, [black]họ ?onghiên cứu? không phải để có những chính sách đồng bộ nhằm giúp đỡ người có thu nhập thấp, mà chỉ để chuẩn bị cho việc tăng giá một số mặt hàng thiết yếu khác[/black].


    "
    Bây giờ một cp BCs chỉ tương đương với vài bó rau muống RẺ QUÁ nhỉ???

    Công nhân không đủ tiền ăn, phải ăn mì tôm 1.200 đ/gói thay cơm...điều gì sẽ xảy ra khi mỳ chuẩn bị cũng tăng giá ??? Các bác tự suy luận nhé...
  7. iphoneviet

    iphoneviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Đã được thích:
    0
    tình hình căng thẳng quá nhể
  8. stockvnnoob

    stockvnnoob Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Chán nhở. Các Bác đọc thì cũng phải suy nghĩ một chút chứ
    Nguồn bài báo được đăng từ trang Web ********* của nước ngoài. Hãy cảnh giác nhé. Có nhiều thứ dùng tiền có thể mua được. Cái này không là ngoại lệ
  9. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    156
    by yangdebei
    Chính phủ đã phải dùng đến chiêu cuối cùng để cứu vãn thị trường. Đố bác nào đoán ra?? Chiều nay em vào coi lại tự nhiên thấy một điều lạ. STB khớp giá 51,5, ấy mà lại có chú giao dịch thoả thuận 50K STB giá CE. Các bác có thấy lạ không? Mua thiếu đêch gì STB ở trên sàn với giá 51, thế mà lại thoả thuận mua giá trần. Hoá ra là chú này hết giờ giao dịch mới nắm được tin nội gián.
    Chiều nay chính phủ đã phải dùng chiêu cuối cùng. Mở room cho ngân hàng. Cho đến giờ tin này vẫn là mật, nhờ các bác confirm lại cho anh em một lần nữa. Đây đúng là quả bom tấn cho TT vào giai đoạn này. Thứ 2 có thể TT sẽ CE hàng loạt. Chỉ có điều không biết CE được bao nhiêu phiên. Với quả bom này liệu thị trường hưng phấn được bao nhiêu phiên bác LT nhỉ? Cái này phải nhờ bác ra day dùm.
  10. bernanke

    bernanke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang rất gần,.. r..ấ.t ... g..ầ..n..... cua bac dien dai vi em la day :

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=245199&ChannelID=87


    Lạm phát bắt đầu từ những "Cosevco"

    Ông Nguyễn Anh Dũng, nguyên GĐ Trung tâm Khoa học công nghệ xây dựng Cosevco, đang được áp tải lên xe cảnh sát trước nhà riêng trên đường Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng - Ảnh: TTO
    TT - Mọi người trong chúng ta và cả nền kinh tế đang phải đánh vật với lạm phát.
    Vì thế, việc C37 - Bộ ******* vừa khởi tố và bắt tạm giam chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Xây dựng miền Trung (Cosevco thuộc Bộ Xây dựng) và sáu cán bộ chủ chốt khác ở đơn vị này về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" không chỉ là chuyện riêng của Cosevco, mà là câu chuyện có liên quan đến mọi người chúng ta. Bởi hoạt động kinh doanh của Cosevco trong thời gian qua là một trong những hòn đá tảng ném xuống hồ nước, tạo ra cơn sóng dữ về lạm phát mà mọi người trong chúng ta đang phải chịu đựng.
    Cosevco là doanh nghiệp nhà nước lớn ở miền Trung, đang triển khai nhiều nhà máy ximăng trải dài từ Quảng Bình đến Phú Yên.
    Thế nhưng, việc đầu tư phát triển không đi kèm với quản lý tốt đã dẫn đến thất thoát, trong đó có dự án Nhà máy ván gỗ MDF-Cosevco. Từ dự án ban đầu với vốn đầu tư chỉ trên 299 tỉ đồng, Cosevco đã tự ý tăng lên gấp đôi công suất, kéo chi phí đầu tư lên đến 456 tỉ đồng và hậu quả là thua lỗ. Ở những dự án khác không hiệu quả đã gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của Nhà nước và những khoản nợ khổng lồ có lúc lên đến trên 4.000 tỉ đồng.
    Thay vì phải làm cho đồng tiền của Nhà nước ở Cosevco sinh sôi nảy nở, những người được Nhà nước giao trách nhiệm này lại tranh thủ đục khoét, biến nơi này thành cỗ máy tiêu tiền. Họ vay tiền nhưng không trả được nợ, biến Cosevco trở thành một cái máy bơm tiền tràn lan ra thị trường mà không có cách nào thu hồi về, từ đó đã gây "ngập lụt" lên giá cả, đẩy lạm phát lên cao. Chưa hết, tới đây, để cứu Cosevco, nhiều tỉ đồng nữa sẽ được đổ ra càng đè nặng thêm sức ép lên lạm phát.
    Câu chuyện Cosevco khiến chúng ta nhớ lại chương trình 1 triệu tấn đường với vài ngàn tỉ đồng đã được đổ vào để xây hơn 40 nhà máy đường giúp nhiều địa phương thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa. Nhưng rồi tiền đi chẳng thấy tiền về, dù Nhà nước đã phải chi thêm cả ngàn tỉ đồng để cứu các nhà máy này nhưng hiện vẫn còn hàng trăm tỉ đồng trôi dạt đâu đó, gây sức ép lên lạm phát. Việc đầu tư sẽ không gây ra lạm phát khi dự án đó có hiệu quả, sau một dòng đời dự án, toàn bộ tiền đầu tư - bao gồm tiền của Nhà nước và tiền vay - được thu hồi về. Tiếc rằng với những dự án đầu tư của nhiều doanh nghiệp nhà nước, trong đó có Cosevco, tiền chỉ có đi nhưng không có về.
    Chính phủ đang chủ trương tăng tốc đầu tư để đạt tăng trưởng cao, trong đó nhiều tổng công ty nhà nước đang triển khai những dự án khổng lồ như đóng tàu, vận tải biển, thép, khu công nghiệp... Hàng chục ngàn tỉ đồng của Nhà nước đã được đổ vào, rồi vốn vay ngân hàng, vay nước ngoài? Năm 2007, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chiếm gần 14% tổng đầu tư của toàn xã hội. Nếu không có những biện pháp kiên quyết để kiểm soát vốn, đặt mục tiêu của đầu tư là chất lượng và hiệu quả thay vì tăng trưởng bằng mọi giá, thì tới đây sẽ có thêm nhiều Cosevco khác tiếp sức cho lạm phát hành hạ người dân.

    THANH TUYỀN

Chia sẻ trang này