Chuyên gia tài chánh Nguyễn Trần Bạt nhận xét về gói kích cầu trị giá 6 tỷ đô la

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khanh39, 14/01/2009.

4352 người đang online, trong đó có 260 thành viên. 07:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 815 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. khanh39

    khanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Đã được thích:
    77
    Chuyên gia tài chánh Nguyễn Trần Bạt nhận xét về gói kích cầu trị giá 6 tỷ đô la

    Chuyên gia tài chánh Nguyễn Trần Bạt nhận xét về gói kích cầu trị giá 6 tỷ đô la
    Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
    2009-01-10

    Chính phủ Việt Nam đưa ra gói kích cầu trị giá 6 tỷ đô la nhằm kích thích nền kinh tế đang có chiều hướng suy giảm.
    Liệu giải pháp này có mang lại kết quả mà giới chức trong guồng máy nhà nước mong muốn hay không, và ai sẽ là người hưởng lợi từ giải pháp này?

    Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt, tổng giám đốc công ty InvestConsult tại Hà Nội để tìm hiểu thêm ý kiến một chuyên gia tài chánh về vấn đề này.

    Mặc Lâm: Thưa ông, tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu tiến sâu vào hệ thống kinh tế-tài chánh Việt Nam. Là người trực tiếp tư vấn tài chánh cho nhiều doanh nghiệp lớn ở trong nước cũng như nước ngoài, ông có nhận xét gì trước vấn đề lớn lao này ạ?
    Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

    Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay là một hiện tượng rất đặc biệt, chắc chắn không giống với những gì đã có trước đó. Trước đây thì khủng hoảng kinh tế đã xảy ra nhưng nó xảy ra trong một bối cảnh tốc độ phát triẻn thấp của các nền kinh tế cá lẻ nó cũng thấp, và xu hướng, hiện tượng toàn cầu hóa nó cũng ở một chừng mực nào đó. Nhưng bây giờ phải nói rằng các nền kinh tế đan xen vào nhau và do đó có thể nói rằng khắc phục cái hiện tượng khủng hoảng kinh tế hiện nay đối với các chính phủ có tầm vóc như chính phủ Việt Nam, tức là những nước có những nền kinh tế cũng không phải là nền kinh tế lớn, lại là một việc rất là khó.
    Mặc Lâm: Ông có thể nói rõ hơn về những điều mà ông cho rất là khó thì nó khó như thế nào, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: Khó là ở chỗ nếu như cô lập nền kinh tế của mình lại thì mình không được hưởng cái ảnh hưởng của tốc độ phát triển của kinh tế toàn cầu, và nếu mà mở nó ra thì nó cũng bị những cái ảnh hưởng mà thực ra với trình độ của tất cả các chính phủ điều hành những nền kinh tế bé thì đều không đủ trình độ để mà khắc phục các xâm nhập của những yếu tố tạo khủng hoảng. Phải nói là như thế. Và đương nhiên chính phủ việt Nam cũng rơi vào tình trạng như vậy. Tất cả những chế phẩm đặc biệt là chế phẩm tài chính nó thông minh vượt quá sự hiểu biết của tất cả các chính phủ. Đặc điểm của những nước có nền kinh tế chuyển đổi, tức là nền kinh tế đi ra từ nền kinh tế tập trung trước đây, trong nước gọi là nền kinh tế tập trung bao cấp, với một tình trạng kinh nghiệm như vậy thì chính phủ Việt Nam buộc phải dọ dẫm để đi tìm một giới hạn đúng cho các giải pháp, và phải nói rằng sẽ rất là mất công và cái hy vọng thành công là không nhiều lắm.

    Mặc Lâm: Mới đây thì chắc như ông cũng đã biết rằng chính phủ đã đưa ra giải pháp là dùng 6 tỷ đô la để kích cầu nền kinh tế đang bị suy thoái đe dọa. Ông vừa nhắc đến những doanh nghiệp mà ông cho là vẫn mang nặng hình thức kinh tế tập trung. Vậy liệu số tiền lớn lao này có thể chảy vào những tập đoàn này hay không khi mà ai cũng thấy là sức mạnh của nó đang hướng dẫn nền kinh tế cả nước, thưa ông?
    Kinh tế Việt Nam thiếu chuyên nghiệp

    Ông Nguyễn Trần Bạt: Riêng vấn đề này thì xã hội hiện nay cũng đang thảo luận chung quanh liệu cái 6 tỷ đôla này nó vào túi ai và nó kích cầu hay nó tác động vào khu vực nào thì đấy là vấn đề mà ở trong nước người ta bàn rất dữ. Các nhà chuyên môn cũng nói. Nhưng mà tôi thì có quan điểm hơi khác, là Việt Nam chưa có một nền kinh tế đủ trình độ chuyên nghiệp để sử dụng các biện pháp chuyên nghiệp có chất lượng kinh tế học để mà giải quyết cái cuộc khủng hoảng. Dù có kích cầu kiểu này hay vào túi ai đi nữa thì đều không có tác dụng cả. Và nó không có cách gì để có thể vào đúng cái chỗ để mà nó cần phải có mặt cả. Việc phân phối những khoản tiền tài trợ đầu tiên nếu không minh bạch thì rất có thể rơi vào túi hay vào các tập đoàn lớn, bởi vì phải nói rằng rất khó để mà nói rằng các tập đoàn đúng thế, cái năng lực sản xuất của nó cũng là rất kém, tức là đầu tư của nó không hiệu quả.

    Mặc Lâm: Còn khả năng hấp thụ nguồn vốn này từ khu vực tư nhân có khá hơn hay không, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: Khu vực tư nhân nói vậy thôi chứ còn cũng không có lực lượng nào dám đứng ra nhận tiền, dám đưa ra các cam kết là sẽ đóng góp một cách tích cực. Về tổng thể tôi nói rằng kinh tế Việt Nam nó không có đủ các yếu tố chuyên nghiệp để sử dụng các biện pháp chuyên nghiệp như kích cầu để mà khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

    Mặc Lâm: Với tình hình bi quan theo nhận xét của ông như vậy thì ông có thể cho biết là nguyên nhân chủ yếu phát xuất từ đâu hay không ạ?
    Ông Nguyễn Trần Bạt: Chúng tôi có một hệ thống thuế lạc hậu vẫn tiếp tục lạc hậu. Các chính sách thuế không hiệu lực trong thực tế và toàn bộ cơ cấu tiền lương trong giá thành sản phẩm ở nền sản xuất Việt Nam là rất thấp. Thứ hai nữa là chúng tôi có một hệ thống biên chế rất cồng kềnh của các cơ quan, các cơ cấu của xã hội, cho nên phải nói rằng là không dùng biện pháp tăng lương để mà kích cầu được, không dùng biện pháp gì để kích cầu được. Phải nói thật là như thế.

    Mặc Lâm: Như vậy thì theo ông hy vọng vào gói kích cầu này có thể áp dụng vào đâu ạ?
    Coi chừng kích cầu kinh tế Trung Quốc

    Ông Nguyễn Trần Bạt: Có lẽ cái kích cầu hợp lý nhất là tập trung đầu tư vào các công trình công cộng, tức là phục vụ công ích và phải tổ chức đấu thầu bình đẳng giữa các lực lượng tham gia thì may ra, may ra mới có thể có tác dụng và nó cũng chỉ kích thích việc làm thôi chứ cũng không phải là kích thích cái sức mua, phát triển các sản xuất đâu. Bởi vì phải nói thật là Việt Nam ở cạnh Trung Quốc mà Trung Quốc là cái nền kinh tế có thể nói là cái thiên đường của việc sản xuất những hàng hóa rẻ tiền và phải nói là nó rất phù hợp với sức mua cũng như là với trình độ tiêu dùng hiện nay ở các nước lạc hậu ở chung quanh Trung Quốc. Cho nên các nền kinh tế lân cận không cạnh tranh được với Trung Quốc đâu trong việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng, và vì thế cho nên kích cầu này về tổng thể nếu mà kích cầu theo đúng nghĩa tức là tăng sức mua các hàng hóa công nghiệp thì chắc chắn cái đấy không rơi vào túi đại gia này đại gia kia ở trong nước đâu mà tôi cho là rơi vào túi cái nền kinh tế Trung Quốc, tức là mình kích cầu hộ nền kinh tế Trung Quốc.

    Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Nguyễn Trần Bạt đã dành thời gian cho chúng tôi trong cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
    thùy link:
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-economic-stimulus-solution-interview-mr-nguyen-tran-bat-managing-director-of-investconsult-in-hanoi-mlam-01102009113107.html
  2. vitaminUSD

    vitaminUSD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Đã được thích:
    688
    N Trần Bạt là thằng lào..
  3. khanh39

    khanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Đã được thích:
    77
    Vài nét về ông Bạt :

    Nguyễn Trần Bạt là người sáng lập kiêm chủ tịch và Tổng Giám đốc InvestConsult Group. Ông Bạt có bằng cử nhân luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và bằng kỹ sư xây dựng dân dụng của Đại học xây dựng Hà Nội. Ông Bạt được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách ?oĐổi mới? năm 1987 mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông Bạt là tác giả của rất nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung làm thế nào Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, ông là tác giả 3 cuốn sách viêt về lý luận chính trị và phát triển: ?oVăn hoá và Con người?, ?oSuy tưởng? và ?oCải cách và sự phát triển?. Ông Bạt được nêu danh trong cuốn Barons Who''s Who in Vietnam và Barons Who''s Who in Asia Pacific như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc

    Bạn nào để ý , thì sẽ sẽ thấy bên HIGHLIGHTED POSTS có 2 bài về WTO , đó là nội dung buổi nói chuyển của ông Bạt với sinh viênTrường Kinh Tế Quốc Dân. Một bài nói chuyện quá hay với cái nhìn sâu sắc về thời cuộc của một người làm kinh tế dựa trên nền tảng chính trị và triết học.Mặc dù đã nhiều lần giới thiệu với các bạn nhưng mọi người có vẻ không hào hứng đọc lắm vì bài này hơi dài. Hy vọng ,với cách cắt gọn những đoạn "trò chuyện " này, tập trung hơn vào đối tượng Sinh viên , mọi người sẽ đọc dễ hơn.

    SV: Thưa ông, ông vừa nói về một phẩm chất của tuổi trẻ Việt Nam là phải tự tin. Với kinh nghiệm từng trải của ông, ông có thể cho biết một người tự tin là người như thế nào?

    NTB: Một người tự tin là một người không nghi ngờ về khả năng của mình, không nghi ngờ về phẩm hạnh của mình. Một người tự tin là một người không nghi ngờ về sự chính xác trong mỗi một hành vi mình làm hàng ngày. Chúng ta đừng đi tìm điều gì huyền bí trong con người mình mà hãy lắng nghe tâm hồn mình xem mình có phải là người lương thiện không, mình có phải là người tốt không, hãy kiểm nghiệm phẩm hạnh của mình thông qua sự yêu mến, sự san sẻ các bí mật của người khác xung quanh mình. Xác định giá trị của một người là người khác. Người khác làm cho mình tự tin chứ không phải chính mình. Sự yêu mến, sự kính trọng và sự xác nhận về tính chính xác của các hành vi của mình của người khác dần dần trở thành nguyên liệu cho lòng tự tin của bạn, còn nếu không thì là chủ quan chứ không phải là tự tin.
    .....

    SV: Trung Quốc đã gia nhập WTO 5 năm và chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc được nhiều hơn là hại, nhất là ngành dệt may đã phất lên như diều gặp gió, làm cho một số nước phương Tây phải bàng hoàng. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO Trung Quốc đứng trên vị thế của nước lớn, vì thế tiếng nói của Trung Quốc có rất nhiều trọng lượng. Theo ông Việt Nam gia nhập WTO với vị thế hiện nay thì ngành dệt may của Việt Nam có thể làm cho các nước phương Tây phải kinh hoàng không?

    NTB: Xuất phát từ động cơ nào mà bạn lại nghĩ rằng Việt Nam phải làm cho các quốc gia khác kinh hoàng?

    SV: Vì Việt Nam là con rồng đang trỗi dậy.

    NTB: Tại sao bạn lại nghĩ rằng Việt Nam trở thành một con rồng, hay một con hổ? Đó là một trong những nét xấu của người Việt. Chúng ta phải sống thân thiện với thế giới. Mỗi một con người phải rèn luyện để sống thân thiện với nhau. Mỗi một quốc gia phải rèn luyện để sống thân thiện với thế giới. Quốc gia nào mà làm cho người ta kinh hoàng về mình là một quốc gia ngốc nghếch, bởi vì sự phát triển không tạo ra từ sự kinh hoàng của người khác mà từ sự hỗ trợ, yêu mến của người khác. Tôi không thích con rồng hay con hổ gì cả. Nếu các bạn hỏi tôi thì cá nhân tôi nói rõ rằng tôi không chờ đợi chúng trở thành con rồng hay con hổ gì cả. Tôi chờ đợi chúng ta trở thành một quốc gia bình thường, ở đấy con người sống hết các khả năng của mình, phát triển hết các khả năng của mình và tìm ra hạnh phúc trong chính cuộc đời thông thường.
    .....

    SV: Xin ông cho một lời khuyên đối với sinh viên về định hướng, các tiêu chuẩn, mục tiêu mà lớp trẻ cần phải vươn tới để trở thành một con người có ích theo xu hướng chung của đất nước khi gia nhập WTO?

    NTB: Tôi khuyên các bạn chăm chỉ, lương thiện, lạc quan đối với đời sống. Tôi biết rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, nhưng tôi phải nói với các bạn rằng dù các bạn có khó khăn gì cũng chưa bằng tôi. Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về đời sống riêng của tôi. Tôi là một chàng trai quê ở một tỉnh miền Trung, ra Hà Nội năm 9 tuổi. Để có tiền đi học tôi phải đi bán nước ở ngoài Ga Hà Nội. Nhưng tôi vẫn yêu đời, tất cả tác phẩm văn học quan trọng nhất của lịch sử văn học nhân loại tôi đều đọc sau khi bán xong một giỏ nước. Tôi là người tham gia chiến tranh, đi lính, tức là có thể chết. Bây giờ, tuổi các bạn mà nói đến cái chết trong chiến tranh thì nó lạ, nhưng tôi va chạm với cái chết hàng giờ mà không chết, vẫn có cơ hội đến bây giờ nói chuyện với các bạn. Cuộc sống phát triển và đầy rẫy những sự xấu xa, sự lừa lọc ở ngoài đường, tôi vẫn giữ được sự lương thiện của mình. Bạn hỏi tôi là làm thế nào để thành đạt. Tôi trả lời rằng, tích cực, kiên nhẫn, lương thiện, yêu đời, đó là bí quyết của tôi. Muốn thành đạt, muốn hạnh phúc, mà hạnh phúc còn quan trọng hơn cả sự thành đạt thì cần phải có đủ các phẩm chất ấy và phải giữ được nó một cách ổn định.
    .....

    SV: Theo ông, điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là gì? Ông có lời khuyên gì cho các sinh viên hiện nay? Trong những tiêu chí lựa chọn nhân viên của mình, ông cho tiêu chí nào là quan trọng nhất?

    NTB: Câu hỏi này hay nhưng nó thể hiện tính ngây thơ của người đặt câu hỏi. Những đánh giá của một chủ xí nghiệp, của một nhà giáo dục, của người nước ngoài... là rất khác nhau. Do đó, không có câu trả lời đồng nhất cho việc nghiên cứu về điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam với tư cách là những người thực dụng thông thường. Nhưng tôi trả lời bạn một cách trân trọng vì tôi nhìn điểm yếu của sinh viên hiện nay khác với tất cả các cách nhìn khác của những người thực dụng khác. Theo tôi, điểm yếu nhất của sinh viên Việt Nam hiện nay là không hiểu tự do là gì. Các bạn luôn luôn đi tìm kiếm tiêu chuẩn, tìm kiếm đòi hỏi của người khác để chiều theo mà các bạn không biết giá trị quan trọng nhất của các bạn chính là phải hình thành ra tiêu chuẩn tinh thần của mình. Các bạn phải tự do đi tìm giá trị của mình, phát hiện ra các giá trị của mình và tìm cách bán các giá trị mà mình cho là xuất sắc nhất trong tập hợp nội hàm giá trị mình có. Điều quan trọng nhất đối với một con người là họ phải tự phát hiện ra mình là ai và mình có những thứ gì. Các bạn nghe bố mình bảo rằng mình giỏi toán, nghe cô giáo dạy vật lý khen mình là một trong 5 người giỏi vật lý nhất và tưởng mình có khả năng. Tất cả các sinh viên đều hóng hớt về khả năng của mình mà chưa biết cách đo đạc một cách chính xác khả năng thật của mình, chưa nghiên cứu về khả năng thật của mình một cách biện chứng. Có những người bỗng nhiên nghĩ rằng mình có khả năng âm nhạc nhưng nhà mình nghèo nên không mua nổi một cây đàn, như vậy có nghĩa là khả năng âm nhạc là khả năng tự nhiên của người đó nhưng không phù hợp với điều kiện khách quan của anh ta. Khi khả năng không phù hợp với điều kiện khách quan của mình thì nó nghiễm nhiên trở thành tiềm năng, mà tiềm năng thì không phải là khả năng. Cho nên, khi nghiên cứu về khả năng của mình, phải nghiên cứu khả năng bên trong trời cho mình và cả tập hợp các điều kiện khách quan để biến nó trở thành hiện thực, trở thành thứ dịch vụ bán được. Muốn thế thì con người phải rất tự do, không nghe ai cả, không hóng hớt ai cả mà hãy lắng nghe tâm hồn mình, hãy đo đạc mình và đo đạc các điều kiện khách quan của mình để tìm kiếm sự phù hợp. Tôi đã từng định nghĩa: Phát triển là sự gặp gỡ một cách thuận lợi giữa các tiềm năng bên trong của con người với các điều kiện khách quan. Khi con người có tự do và biết sử dụng công nghệ tự do thì tự nhiên con người sẽ hình thành một khả năng rất quan trọng đó là tự lập. Khi nào các bạn tự lập được thì các bạn mới trả lời được một cách chính xác mình là ai. Khi còn sống bằng bố mẹ, bằng cô dì, chú bác, bằng tất cả các mối quan hệ không phải là sản phẩm trực tiếp từ trí tuệ của mình thì chưa tự lập. Khi nào con người tự lập được thì sẽ xuất hiện một cái quan trọng hơn nhiều, đó là tự trọng. Tự do - Tự lập - Tự trọng là những đại lượng hết sức quan trọng để hình thành giá trị của con người. Các bạn đều biết rằng có những con người nếu mà đầu tư cho nó một chút thì giá của nó cao gấp mười lần so với giá tự nhiên, người ta gọi đó là lăng-xê. Rất nhiều người được lăng-xê, trông xa thì lấp lánh nhưng đến gần thì thấy rất thất vọng. Lăng-xê là một dịch vụ của nền kinh tế hiện đại để tạo ra vẻ lấp lánh của tất cả các đối tượng hàng hoá. Cần phải làm sao để mình được đầu tư để được lăng-xê, nhưng quan trọng hơn cả là làm sao sau khi được lăng-xê mình vẫn còn là mình. Khi nào các bạn hoàn tất được một vòng công nghệ như vậy thì không bao giờ các bạn sợ mất giá trị và cái đó được hình thành trong logic bộ ba Tự do - Tự lập - Tự trọng.
    .....
    SV: Với vai trò là người tuyển dụng, ông có những yêu cầu gì với những người gia nhập công ty của mình?

    NTB: Tôi chẳng đòi hỏi gì cả. Khi giao lưu với sinh viên trường Tài chính Kế toán, có sinh viên hỏi tôi rằng "Thưa ông, chúng tôi làm sao mà xin việc được nếu như đến cơ quan nào người ta cũng đòi hỏi hai năm kinh nghiệm?" Đối với một sinh viên mới ra trường mà đòi hỏi như thế thì cũng ngốc nghếch giống như việc lấy vợ mà lại đòi hỏi người đàn bà phải có hai năm kinh nghiệm về đàn ông. Tôi không đòi hỏi gì cả, tôi đo độ nhạy về tinh thần của các bạn, tôi đo độ cao thượng của đời sống tinh thần của các bạn. Độ nhạy bén cộng với sự cao thượng sẽ tạo ra khả năng không thể dự báo được về sự phát triển. Tôi không thuộc những người sử dụng lao động một cách tầm thường, cho nên nếu hỏi kinh nghiệm của tôi thì tôi sẽ nói kinh nghiệm không phổ biến trong xã hội. Tôi không làm gì cả, nếu linh cảm mách bảo tôi rằng người này có giá thì tôi sẽ nhận vào làm ngay. Tôi còn có một cái khác nữa là những người tôi cần đào tạo không bao giờ tôi chiều ngay từ đầu cả, có những kẻ tôi dấu kín và 5 năm sau tôi bỗng đưa lên từ một nhân viên thông thường thành một giám đốc của công ty. Thực phẩm của những thiên tài là tự do, mà điểm mấu chốt của tự do là quên đi sự lệ thuộc của mình vào lời khen, tiếng chê của người khác. Người Việt chúng ta có một nhược điểm hết sức phổ biến và hệ trọng là luôn luôn chờ đợi, hóng hớt lời khen của người khác. Lâu lâu không ai khen thì mình có cảm giác như mình sống trên sa mạc, một lời khen đểu giả đôi khi tạo ra niềm hân hoan ngớ ngẩn của rất nhiều con người. Những kẻ không lệ thuộc vào lời khen, tiếng chê, kẻ cặm cụi nghiên cứu, chấp nhận và khai thác các lẽ phải trong đời sống tâm hồn kín đáo của mình sẽ tạo ra thiên tài. Tôi có một định nghĩa về thiên tài trong một quyển sách mà tôi đã xuất bản rằng thiên tài là một thứ năng lực mà người sở hữu nó là kẻ cuối cùng biết đến nó. Thiên tài là thứ rất ít khi người có nó nhận ra nó. Ngay cả tài năng mà chúng ta nhận ra, rồi chúng ta tự giác đánh bóng mạ kền cho nó, chúng ta bày nó lên để bán thì cũng vẫn là nhầm lẫn. Các bạn sống hồn nhiên, các bạn tìm mức sống tối thiểu bằng việc bán những khả năng thông thường của mình một cách thực dụng nhưng các bạn phải chăm sóc những điều ẩn dấu ở những chỗ sâu xa trong tiềm thức của các bạn, đến một ngày nào đó số phận thiên thời của các bạn đến, cái đó sẽ xuất hiện trước một ai đó. Con người đừng nhầm lẫn cuộc sống thông thường với cuộc sống thành đạt. Người ta thành đạt là do sự gặp gỡ một cách hoàn toàn may mắn giữa những yếu tố mình có với cái mà thiên hạ cần, còn để tạo ra cuộc sống hàng ngày thì con người phải lao động một cách thông thường, chấp nhận các tiêu chuẩn thông thường, sử dụng các công nghệ thông thường của cuộc sống. Tức là thành đạt có hai mức độ, mức thông thường là mức chúng ta vẫn sống, có thể không bao giờ cơ hội đến với ta cả. Tôi vốn là một người nghèo khổ, năm 44 tuổi tôi chỉ có 1 cái xe đạp thôi và kẻ trộm cũng lấy nốt đi. Nhưng đến 45 tuổi tôi đi ôtô. Chuyển từ đi xe đạp lên đi ôtô, tôi không hề ngỡ ngàng, ngượng ngập, không hề vội vàng khi mở cửa ôtô. Tôi bước lên ôtô cũng duyên dáng không kém gì bước lên xe đạp, bởi vì dù bước lên ôtô thì tôi vẫn là một con người, từ trong tâm hồn tôi vẫn nghĩ mình là một con người thánh thiện. Con người cần phải có đủ tự tin để tin vào sự cao quý của đời sống tinh thần của mình. Cái đó là tài sản vô giá của tất cả các bạn, không vì bất cứ lý do gì mà đánh đổi nó. Thưa ông, thưa bà, ông bà có thể lấy đi bất cứ cái gì thuộc về miền năng lực thông thường của tôi, nhưng cái bí mật, cái riêng tư của đời sống tâm hồn của tôi thì xin ông bà bỏ dép bên ngoài nếu muốn bước vào. Nếu làm được như thế thì các thầy cô của các bạn sẽ quý trọng các bạn. Xã hội quý trọng những người như thế không phải vì chính người ấy mà muốn thông báo rằng xã hội gồm những người có giáo dục. Giống như đối với những người tài thì vấn đề không phải là việc họ được tặng huân chương. Tặng huân chương không phải là để họ trở thành người tài mà tặng huân chương là để thể hiện người có giáo dục thì phải biết tôn trọng người tài, huân chương ấy chính là bằng chứng thể hiện sự có giáo dục của nhà nước. Khi nào các bạn nghĩ được như thế thì các thầy cô giáo sẽ yêu quý các bạn hoàn toàn tự nhiên và niềm tự hào của thầy cô giáo sẽ lớn gấp mười lần so với niềm tự hào của sự khách sáo.
    .....

    SV: Ông có nói rằng một trong những yếu tố tạo nên sự thành công là lương thiện. Nhưng nhiều người lại cho rằng trong xã hội bây giờ nhiều khi phải mưu mô một tý, phải đố kỵ, phải luồn lách thì mới sống được. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

    NTB: Bạn nên nhớ rằng, bây giờ ngoài phố sự lươn lẹo, sự đểu giả, sự lừa đảo nhiều đến mức lương thiện bắt đầu trở thành của quý rồi. Như tôi đi tìm người lao động, đi tuyển mộ binh sĩ là tôi đi tìm người luơng thiện và tôi thấy nó hiếm. Bạn vừa nói ra một thực tế rằng ngoài phố rất nhiều sự lươn lẹo. Nhưng một người có tầm nhìn là một người phải giữ nguyên sự lương thiện của mình, không để cho mọi sự lươn lẹo đồng hoá mình, bởi vì đến một lúc nào đó sự lương thiện sẽ trở thành tài sản tinh thần của bạn. Không ai để cho những kẻ không lương thiện đến gần mình. Những người thành đạt là những người dày dạn kinh nghiệm để có thể rút ra một kết luận rằng, những kẻ không lương thiện không được phép đứng cách mình 1m. Bạn muốn thành đạt thì bạn phải đứng gần hơn 1m đối với những người có kinh nghiệm.
  4. meocon168

    meocon168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2008
    Đã được thích:
    4


Chia sẻ trang này