Chuyển tiền của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý: Lại hoãn???Z

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luxkie, 20/08/2008.

4862 người đang online, trong đó có 400 thành viên. 21:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 949 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. luxkie

    luxkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Chuyển tiền của nhà đầu tư sang ngân hàng quản lý: Lại hoãn??Z

    Chào các bác,
     
    Chiều ngày 20/8/2008, Hiệp hội KD chứng khoán VN (HH) đã tổ chức họp với các cty CK về việc kiến nghị với các cơ quan nhà nước những khó khăn, rủi ro trong việc kết nối với ngân hàng.
     
    Với phần lớn ý kiến phản đối từ các công ty chứng khoán thì việc hoãn thực hiện việc tách bạch tiền gửi nhà đầu tư lại hoãn thêm phát nữa (em nghe đồn là sẽ bỏ hẳn luôn chứ không hoãn làm gì cho mất công).


     
    -          Hiệp hội (HH): hiệp hội đã nhận được rất nhiều ?Zý kiến từ các cty ck cả bằng điện thoại lẫn văn bản (văn bản chất cao như núi) phản ánh những rủi ro bất cập trong việc chuyển tiền cho NH quản lý.
    o        Rủi ro về kĩ thuật, công nghệ NH và CK ko tương thích
    o         Rủi ro NH quá tải
    o         Tính pháp  lý chưa rõ ràng, trách nhiệm, quyền hạn mỗi bên: NH, CK, cung cấp đường truyền khi có sự cố thì xử lý thế nào?
    o         Tình hình thị trường xấu, các cty CK đang thua lỗ, NH cũng đang gặp nhiều khó khăn -> chưa nên thực thi chuyển tiền cho NH
    -          Kiến nghị:
    1. Cần xây dựng thông tư liên ngành giữa NH & CK nhằm đảm bảo tính pháp lý.
    2. Tạm thời chưa áp dụng điều 32 quyết định 27/2007/QĐ-BTC (nghĩa là ko chuyển tiền cho NH quản lý tách biệt nữa)
    3. Để quản lý tiền gửi, Các cty ck mở tk tổng ở NH (như hiện nay)
    4. Đặt đại diện NH (quầy) ở mỗi cty CK
    5. Tăng cường thanh tra, giám sát tiền gửi của khách hàng
     
    - Đại diên Cty CK Hải Phòng:
    o        Rủi ro về pháp lý, trách nhiêm mỗi bên (NH, CK, Nhà cung cấp, nhà đầu tư ..) chưa rõ ràng
    o        Chi phý cao (khoảng 300M/năm) trong khi thị trường đang lìu tìu, đang thua lỗ
    o         CK phải chọn NH nhưng nhà đầu tư không thích NH đó thích NH -> thiệt hại cho CK. Đại loại cty CK của tao dịch vụ rất ngon, nhưng vớ phải thằng NH lởm khiến tao mang tiếng
     
    -          Đại diện Cty CK SSI:
    o         Rủi ro công nghệ, đứt đường truyền ?
    o         Chậm trễ trong giao dịch -> ai chịu??
    o         Rủi ro về pháp lý, khi có tranh chấp rất khó xử lý.
    o         Do chưa có chuẩn, khi kết nối với nhiều NH -> mỗi NH có những quy định khác nhau -> cùng 1 dịch vụ CK nhưng chất lượng lại khách nhau. Vý dụ: NH A ko thu tiền phý khi chuyển tiền nhưng NH B lại có hoặc NH A cho truy vấn số dư Tk nhưng NH B lại không cho -> dịch vụ ko thống nhất gây khó khăn cho CK & nhà ĐT.
    o         Cần có quy định rõ ràng về trách nhiềm mỗi bên
     
     
    -          Đại diện Cty CK Đông Á:
    o         Đông Á đã kết nối thử nghiệm với ngân hàng nhưng vừa qua xả ra sự cố: NH thông báo nâng cấp core nên dịch vụ kết nối với cty CK dừng hoạt động đến khi có thông báo mới -> cty CK chết sặc gạch J
    o         Core NH ?" CK không đồng bộ, mỗi khi một bên nào đó nâng cấp/thay đổi rất dễ xảy ra vấn đề
     
    -          Đại diện Cty CK An Bình:
    o        Rủi ro về pháp lý khi có tranh chấp

    Được Luxkie sửa chữa / chuyển vào 23:38 ngày 20/08/2008
  2. luxkie

    luxkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2007
    Đã được thích:
    0
     
    -          Đại diện Cty CK Eurocapital:
    o        Eurocapital đã tiến hành kết nối thành công với BIDV và chuyển tài khoản tiền của nhà đầu tư cho NH từ 1/7.
    o        Trong quá trình triển khai không có vướng mắc gì nhiều do ECC là cty mới, số lượng tk còn ít, ECC kết hợp chặt chẽ với nhà cũng cấp core & NH nên việc kết nối tiến hành suôn sẻ. Nhà ĐT có thể nộp rút tiền bất kỳ đâu có NH.
    o        Vướng mắc: Đứt đường truyền đã xả ra và ECC chuyển sang offiline trong vòng 5?T-> nhà đầu tư giao dịch bình thường. Kết nối nhiều NH: ECC đang tiếp tục kết nối với một số NH khác, do mỗi NH có những quy định khác nhau gây khó khăn cho cty CK & nhà ĐT. Nên chăng UB hoặc trung tâm lưu ký làm đầu mối kết nối, các cty CK chỉ cần kết nối vào 1 nơi này là có thể kết nối với mọi NH thành viên.
     
    -          Đại diện ngân hàng BIDV:
    o        Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc kết nối này và hiện nay chúng tôi đang làm việc với khoảng 10 cty CK.
    o        Các cty CK đã và đang chuyển dần tk tiền sang ngân hàng chúng tôi.
    o        Việc chuyển tiền sang ngân hàng quản lý rất có lợi cho nhà đầu tư, nhà đầu tư thích rút tiền ở bất kỳ đâu cũng được.
    o        Về việc đứt đường truyền, chúng tôi đã có quy trình xử lý sự cố, chuyển ngay sang chế độ offline
    o        Về việc quá tải: ngân hàng đã đầu tư rất nhiều tiền vào công nghệ, thiết bị, hàng ngày ngân hàng xử lý rất nhiều giao dịch của ngân hàng, ck chỉ là ?olàm thêm?, nên có vài ngàn lệnh của nhà đầu tư ở một cty ck thì việc xử lý đối với chúng tôi là ? muỗi.
    -          Đại diện HaSTC:
    o        Mịa, các chú kếu kết nối khó, không có chuẩn thì đã có những thằng CK đã kết nối được đấy thôi. Chuẩn là gì? Chẳng qua là dữ liệu truyền đi truyền lại, cty CK cần thông tin gì thì bảo thằng NH cung cấp  thông tin đó, thích ra file XML thì ra, thích ra kiểu gì thì kiểu. Chuẩn do các chú nghĩ ra chứ kêu d?T gì.
    o        Ở đây có 3 đối tượng: NH, cty CK và nhà đầu tư. Nói thẳng ra là việc chuyển này NH cũng muốn bỏ mịa, một đống tiền chứ ýt đâu. Nhà đầu tư cũng muốn vì tiện lợi hơn, rõ ràng hơn cho họ, chỉ có mỗi CK là ko muốn. Vì sao? Mấy chục tỉ qua đêm chứ sao, các chú d?T muốn nhả miếng ngon ra, nói thế cho nó vuông J. Cứ thẳng thắn với nhau là các cty CK ko muốn chuyển chứ kết nối khó chẳng qua là lý do vớ vỉn
    o        Tôi đã dự rất nhiều cuộc họp về vấn đề này, có cty ck ở 3 cuộc họp nêu ra 3 ý kiến khác nhau cùng về 1 vấn đề. Tại sao? Vì 3 cuộc họp là 3 ông khác nhau tham dự. Trong cuộc họp này có bao nhiêu Tổng giám đốc tham dự? Có bao nhiêu người có quyền quyết định? Đây là cuộc họp quan trọng, liên quan đến cả một chýnh sách lớn mà toàn môi giới, IT, pháp chế tham dự thì làm được cái d?T gì. Các giám đốc/tổng giám đốc không quan tâm thì kết nối thế d?T nào được.
    -          Đại diện UBCK:
    o        Chúng tôi đã đi khảo sát khoảng hơn 10 cty ck đã kết nối thành công, chúng tôi đã làm việc và hỏi rất kỹ và không thấy có vấn đề gì lớn. Các cty đã chủ động và rất sáng tạo trong việc kết nối. Vấn đề là các cty có muốn làm kết nối hay ko.
    o        Rủi ro luôn có, chúng tôi đã đến từng cty tìm hiểu. các cty đều đã tính đến và có quy trình đề phòng/khắc phục. Phụ thuộc vào  trình độ quản lý, trình độ công nghệ mà mỗi cty có những phương án khác nhau, chất lượng việc kết nối cũng khác nhau (vý dụ như core BOSC kết nối ngân hàng chậm ..).
    o        Vấn đề về pháp lý thì phụ thuộc vào HĐ giữa NH & CK, và việc này lại phụ thuộc vào trình độ quản lý, pháp chế của mỗi cty CK. UBCK đang nghiên cứu để đưa ra HĐ mẫu cho cty CK và NH.
    o        Túm lại luật đã quy định, các chú cứ thế mà theo dừ có một số vướng mắc sẽ tháo gỡ dần dần.
     
    -          HH chốt lại:
    o        Sẽ đưa kiến nghị trên cho các cơ quan liên quan (5 kiến nghị nêu ở phần đầu)
    o        UB cần có lộ trình cụ thể, có hướng dẫn từng bước để kết nối
    o        Cần có thêm các văn bản quy định pháp lý
    o        UB cần chủ động hơn trong việc giải đáp, tháo gỡ vướng mắc của các ty CK đưa ra.
     
  3. tymobai

    tymobai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    0
  4. luxkie

    luxkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 thì các cty chứng khoán phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính công ty chứng khoán. Nghĩa là tiền nhà đầu tư hoàn toàn do NH quản lí và cty CK phải thực hiện kết nối với NH để truy vấn số dư cũng như phong tỏa tiền của nhà đầu tư.
    Sau nhiều lần hoãn lên hoãn xuống (đâu như hoãn/lùi thời hạn 2-3 lần gì đó rùi), UBCK nhà nước đã quyết định hạn chót cho việc chuyển tiền sang NH quản lý là ngày 1/10/2008, với thực trạng hiện nay, theo em có tới 80% các cty CK chưa sẵn sằng cho việc kết nối này nên em đồ rằng lại hoãn thêm lần nữa (đúng là chỉ có ở Viet nam, chính sách như c ặc) .
     
    Với một nhà đầu tư như em, em khoái chuyển tiền sang cho NH quản lý với các lý do như sau:
     


    Rút tiền ở bất kỳ chỗ nào có ngân hàng, khỏi phải chen nhau rút tiền ở cty CK (e đã từng mất 2 tiếng đồng hồ để rút tiền ở VCBS). Đi tỉnh cũng có thể rút được tiền, thậm chí rút được cả qua ATM.

    Tiền mình do thằng NH quản lí, nó sẽ trả mình lãi hàng tháng đầy đủ, không như một số cty CK chẳng bao giờ trả lãi cho mình.

    Không sợ cty CK mượn tạm tiền trong TK của mình để làm gì đó.
     
    Tuy nhiên tiền gửi ở NH cũng có rủi ro như đứt đường truyền thì lỡ mất cơ hội kinh doanh của mình mà không biết kêu ai [​IMG]
     

    Được Luxkie sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 21/08/2008
  5. virgoman

    virgoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2008
    Đã được thích:
    0
    [size = 3]
    Tôi cũng từng được nghe các ngân hàng giới thiệu giải pháp cho công ty chứng khoán. Gần như các NH đều đưa ra giải pháp tương đối giống nhau, nhưng nút thắt chính là Hệ Thống Thanh Toán bù trừ, phải chiụ phí cao và ai sẽ gánh phần chi phí này - NDT, NH hay Cty Chứng khoán. Hệ thống công nghệ NH (Core Banking) thì không thành vấn đề.

    Hiện nay chuyển tiền qua hệ thống liên ngân hàng (Citad) tối thiểu là 11,000/ 1món, phụ thuộc vào số tiền chuyển. Sở dĩ anh BIDV làm nhanh thế, vì theo tôi được biết BIDV hiện là ngân hàng chỉ định thanh toán. Chừng nào miếng bánh chưa được phân chia thỏa đáng thì NDT vẫn còn phải chờ dài dài.

    [/size = 3]
  6. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    1.994
    Khó khăn mẹ gì đâu , là bọn Cty CK nó lem nhem tiền của khách hàng thì có , nó chỉ trả cho ng ta LS kô kỳ hạn thấp tè trong khi nó đem tiền gửi theo kỳ hạn tuần cũng lơì chán , chỉ cần để lậi 1 khoản đảm bảo giai dịch bình thường trong ngày thôi , mà nếu cần gấp nó ra ngân hnàg rút truwóc hạn vẫn đc hưởng LS kô kỳ hạn như thường he he
  7. HighReturnHighRisk

    HighReturnHighRisk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Đã được thích:
    1
    Bài này hay bỏ mịa, sao lại ẩn nó đi Admin ơi

    Đề nghị để lại cho bà con tham khảo đê
  8. luxkie

    luxkie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Chuyển tài khoản NĐT sang ngân hàng: tiến hay lùi?

    Log_AssignValue(''''20080820102826687'''',''''Chuyển tài khoản NĐT sang ngân hàng: tiến hay lùi?'''', ''''31'''', ''''Thị trường chứng khoán'''');


     
    (CafeF) - Chuyển tài khoản NĐT sang NH sẽ có những bất cập nhưng sẽ nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của CTCK, chọn lựa được CTCK hoạt động có hiệu quả.
    NĐT có chịu thiệt ?
    Chiều ngày 20/8, Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB) đã tổ chức hội thảo ?oChuyển đổi tài khoản NĐT sang ngân hàng quản lý?. Đây là cuộc họp thứ 4 tập hợp ý kiến xung quanh quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4 của Bộ tài chính.
    VASB đánh giá, sau hơn 1 năm quyết định này vẫn chưa được triển khai đồng bộ là do có nhiều vướng mắc.
     
    Theo đại diện CTCK Hải Phòng thắc mắc: Xử lý như thế nào cho những rủi ro khi khách hàng không thực hiện được lệnh, thực tế hiện nay, CTCK đã phải bỏ ra nhiều chi phí đền bù lỗ cho khách hàng khi họ không thực hiện được lệnh do lỗi chủ quan của CTCK. Khi kết nối, trong điều kiện xảy ra rủi ro thì phân định trách nhiệm thế nào giữa CTCK, Ngân hàng và công ty cung cấp đường truyền thế nào?
    Ngoài ra, chi phí đầu tư cho kết nối cũng là điều đáng lo: ?okhi kết nối với ngân hàng, chi phí 1 CTCK phải bỏ ra không dưới 300 triệu/năm/ngân hàng. Nếu thực hiện kết nối với 3, 4 ngân hàng thì thoạt đầu CTCK phải bỏ ra nhưng thực tế là nhà đầu tư phải chịu vì CTCK sẽ buộc phải nâng phí dịch vụ để bù đắp phí đầu tư này?? đại diện CTCK Hải Phòng cho biết.
    Lo ngại cho rủi ro kỹ thuật cũng được các CTCK phản ánh. Đại diện CTCK SSI cho biết: công ty đã đầu tư nhiều tiền cho việc kết nối giữa CTCK với NH trong thời gian dài nhưng đường truyền kết nối giữ CTCK với ngân hàng dễ gặp các trục trặc. Thêm vào đó với số lượng NĐT đông đảo, lệnh lại thường đặt đặt ập trung vào một thời điểm nhất định (như đầu giờ, cuối giờ) trong vòng khoảng vài phút, có khi lên đến 1000 đến 1500 lệnh thì khách hàng sẽ không chấp nhận sự chậm trễ nào, nhất là khi sự kết nối chưa ổn định?
    Đại diện SSI cũng nêu ví dụ về hệ thống ATM của ngân hàng, dù được đầu tư rất lớn nhưng hiện nay vẫn có nhiều trục trặc.
    Về phần mềm, đại diện CTCK Đông Á cho biết: hiện các CTCK lo ngại cho việc chọn phần mềm ngoại phù hợp để giao dịch không sàn và sự tương thích của phần mềm này với ngân hàng.
    Điểm chung của nhiều ý kiến của các công ty là khi kết nối với ngân hàng, liệu NĐT có chịu ?othiệt? không, nhất là các NĐT nhỏ lẻ, vì vậy cần phải hỏi NĐT xem liệu họ có đồng ý gửi tiền vào Ngân hàng mà CTCK lựa chọn ?
    Hợp luật hay không hợp luật
    Đại diện CTCK An Bình cho biết: Theo điều 71, khoản 2 Luật chứng khoán, quy định về nghĩa vụ của CTCK nêu: Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của NĐT với tiền và chứng khoán của CTCK.
    Vì vậy, theo luật không có quy định nào về việc NĐT phải chuyển tiền vào Ngân hàng, như vậy có phải gián tiếp thừa nhận quyền quản lý của CTCK với khách hàng ?- Đại diện này cho biết.
    Trong khi đó, điểm b, Điều 32, quyết định 27/2007/QĐ-BTC lại nêu: Khách ha?ng cu?a CTCK pha?i mơ? ta?i khoa?n tiê?n tại NHTM do CTCK lựa chọn. CTCK phải báo cáo UBCKNN danh sách các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán cho mình trong vòng ba (03) ngày sau khi ký hợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán với NHTM.
    Còn điểm a quy định theo luật là: CTCK phải quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng tách biệt khỏi tiền của chính CTCK. CTCK không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng (quy định này theo luật).
    Đại diện này kiến nghị, để thống nhất những quy định trên thì phải sửa luật hay giải thích luật. Ngoài ra, về pháp lý, việc chuyển tiền này cũng phải nhận được sự đồng ý của NĐT.
    Nhìn thẳng vào vấn đề
    Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASC) cho rằng việc các CTCK nói về ?ochuẩn kết nối? chỉ là lý do và theo ông việc này không khó. Cái ?okhó? là các CTCK có chịu rời bỏ số tiền họ đang giữ từ NĐT hay không.
    Ông cho biết: ?oViệc CTCK giữ tiền của NĐT trên thế giới chỉ VN mới có?. Vì vậy, đại diện HASC đề nghị: VASB nên đứng ra để lựa chọn công ty phần mềm để đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn mà các CTCK đưa ra. Việc sớm triển khai mô hình quản lý này sẽ làm NĐT thấy thị trường minh bạch và chuyên nghiệp.
    Bà Thục Anh, Phó ban Kinh doanh, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng việc thực hiện quản lý tách biệt tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư là việc làm cần thiết.
    ?oChúng tôi đã khảo sát mô hình quản lý của các nước như Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Ở Trung Quốc, có công ty chứng khoán kết nối với 8 ngân hàng khác nhau. Trong giai đoạn từ 2001-2005, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đi xuống dốc, từ 500 công ty đến nay chỉ còn 105 công ty. Nhưng điều quan trọng là sự ra đi của các công ty chứng khoán không ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư?- Bà Thục Anh nói.
    Bà cũng cho biết trong điều kiện hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không có đủ khả năng để giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán. Cho nên việc để ngân hàng quản lý tài khoản của nhà đầu tư là hoàn toàn hợp lý. Cùng với đó những vướng mắc về luật sẽ được gỡ dần.
     
    Việc quản lý tiền NĐT không chỉ dựa vào đạo đức kinh doanh của các CTCK. Sau này, chúng ta xây dựng được hệ thống giám sát rất tốt mà UBCK có thể rà soát được hết các giao dịch tiền của các NĐT thì có thể quay lại mô hình này. - Bà Thục Anh cho biết.
     
    Đại diện VASB, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội đề xuất, trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động, UBCKNN nên xem xét giãn thời gian thực hiện quyết định mới đến đầu năm 2009. Thời hạn này sẽ giúp các công ty chứng khoán có thêm thời gian chuẩn bị chu đáo trước khi quyết định mới có hiệu lực.
     

    Được Luxkie sửa chữa / chuyển vào 14:01 ngày 21/08/2008

Chia sẻ trang này