Cờ bạc hoá trong nền kinh tế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rosesiis2004, 08/05/2012.

7879 người đang online, trong đó có 981 thành viên. 09:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 141 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. rosesiis2004

    rosesiis2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Đã được thích:
    219
    Càng lao đầu vào thương trường, tôi càng thấy tính chất “cờ bạc hóa” trong rất nhiều hoạt động.

    Trên mọi sàn giao dịch hàng hóa, 99% hợp đồng là một hình thức cờ bạc vì chỉ 1% người mua kẻ bán là có ý định nhận hay giao hàng.

    Khi món hàng là lãi suất, chỉ số hay phát sinh (derivatives) thì 100% là đánh cược. Có tổng cộng 3,5 tỷ hợp đồng trị giá 400 nghìn tỷ đôla được giao dịch mỗi năm. Đây là một sòng bạc lớn hơn Vegas, Macau và mọi sòng bạc trên thế giới cộng lại.

    Mặc cho những biện giải về giá trị tạo vốn cho doanh nghiệp, các sàn chứng khoán trên thế giới thực sự là những sòng bạc vĩ đại cho các tay chơi, từ nhà đầu tư cá nhân đến tổ chức.

    Ít tay chơi nào quan tâm đến số mệnh của một doanh nghiệp hay việc làm của công nhân mà chỉ lưu ý đến ảnh hưởng của nó trên số tiền kiếm được hay mất.

    Một thống kê mới nhất của NYSE (sàn New York) cho thấy 72% giao dịch mua bán chỉ giữ thời hạn là 11 giây. Có đến 70 ngàn tỷ đôla lưu thông mỗi ngày trên các sàn chứng khoán thế giới.

    Nhìn ở dạng rộng hơn, trong những nước mà người dân không được phép đánh bạc thoải mái thì vé số kiến thiết, số đề, cá cược bóng đá, đánh bạc trên mạng…trở nên phổ biến.

    Tại Mỹ, lối đánh bạc không chính thống này được phỏng đoán lên đến 4,5 ngàn tỷ đôla hay 4% của GDP. Trong khi đó, con số cho Âu Châu là 7,2% và Hong Kong là 8,9%. Tôi không có số liệu của Việt Nam nhưng tôi chắc chắn là phải hơn các con số này.

    Người thắng kẻ thua

    Tóm lại, dù ta có ghét cờ bạc đến đâu, nó vẫn hiện diện cùng khắp trong mọi ngóc ngách của xã hội. Tác động và hệ quả của nó cũng khác biệt tùy theo đối tượng.

    Nhiều con bạc không có kỷ luật và tham lam, thường cháy túi và lâm vào cảnh bần hàn. Những người không chấp nhận nhiều rủi ro, biết kiểm soát cảm xúc, có thể thắng nhỏ và đều đặn. Những tay “làm cái” tổ chức sòng bài, biết rõ xác suất và tâm lý con bạc, luôn luôn thắng.

    Đôi khi, những sư tổ quản lý các sòng “tài chánh” như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…này đi quá trớn, tạo nên những mất mát khổng lồ, lại được chính phủ cứu giúp bằng tiền của dân. Những thí dụ gần nhất là cuộc khủng hoảng tài chánh Mỹ năm 2007, số nợ công Âu Châu hiện nay.

    Cách đây 40 năm, những đầu tàu của kinh tế Mỹ là các doanh nghiệp nhỏ sản xuất công nghệ, dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội…và nông hải sản. Ngành tài chính chỉ chiếm 3,4% của GDP.

    Năm 2010, tỷ lệ này lên đến 14,7% và ước tính sẽ còn tăng trưởng ngoạn mục trong tương lai gần.

    Hiện tượng “cờ bạc hóa” nền kinh tế Mỹ đang được thế giới sao chép, nhất là Âu Châu và Đông Á. Các trung tâm tài chính thế giới là những điểm hẹn của mọi lối đánh bạc.

    Hong Kong, Singapore, Dubai… là 3 nơi mà “cờ bạc kiểu tài chính” đóng góp hơn 70% của GDP.

    Sòng bài tại Việt Nam?

    Quay về Việt Nam, chúng ta đang có một tranh luận khá thú vị về việc cho giấy phép mở sòng bài của tập đoàn Sands. Phần lớn xoay quanh những tệ nạn xã hội sẽ xảy ra với sòng bài.

    Thực sự, bỏ đi những hăng say về nghĩa vụ xã hội còn sót lại từ một tư duy già cỗi, chúng ta phải nhìn nhận là những ai nghèo hay giàu khi đam mê cờ bạc vẫn có rất nhiều cách khác để mất tiền.

    Họ không những đã mất phần lớn qua số đề hay cá cược hay các sòng bài bên Campuchia, Singapore… mà còn qua bất động sản, chứng khoán và lối kinh doanh đòn bẫy dùng tiền người khác.

    Nếu chỉ nghĩ đơn thuần đến lợi ích kinh tế, một sòng bài sẽ phải đầu tư khoảng vài tỷ đôla, phải thuê và đào tạo cả ngàn nhân viên Việt, thu hút cả trăm nghìn du khách đến chơi và rửa tiền, cùng những lợi ích khác mà không ô nhiễm môi trường hay phá rừng đập núi.

    Nhưng chúng tôi cho rằng nên mở cửa cho nhiều hãng cờ bạc khác nhau…Phải mở rộng cạnh tranh để tạo cụm ngành cho thị trường và tạo thế đứng cho một kỹ nghệ mới.

    Nếu TP HCM cạnh tranh hữu hiệu với Macau thì sức bật của chương trình này tốt đẹp hơn bất cứ gói kích cầu nào khác và chính phủ cũng không phải in tiền hay đi vay để hỗ trợ.

Chia sẻ trang này