Cơ chế thị trường là sao?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi luotsongto, 27/10/2008.

4015 người đang online, trong đó có 624 thành viên. 21:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 663 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. luotsongto

    luotsongto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Cơ chế thị trường là sao?

    Em thấy bài này hay copy về cho các bác bình luận.Bác tác giả đọc thì bỏ qua cho em nhé.


    Cơ chế thị trường là sao?

    Mấy ngày hôm nay, ngành ngành đua nhau sử dụng thuật ngữ ?~Cơ chế thị trường?T. Tràn ngập các mặt báo. Khi ngành xăng dầu quyết tâm theo đuổi cơ chế thị trường (nhằm lúc giá dầu thế giới ngất ngưởng), toàn dân đã cắn răng hưởng ứng. Hóa ra đó mới là một nửa sự thật: khi giá tăng thì theo cơ chế thị trường để ?~tiệm cận giá thế giới?T, khi giảm lại về cơ chế xin-cho với điệp khúc ?~chờ đợi, bù lỗ?T vân vân.

    Nhưng khi cả ngành điện cũng vào cuộc với lý luận ?~cơ chế thị trường?T thì đúng là giọt nước tràn ly. Không biết các ngành có hiểu thế nào là cơ chế thị trường không mà cứ ra rả suốt ngày thế? Hay theo cơ chế thị trường, thả nổi giá là giá cứ thế nổi không bao giờ chìm.


    Cụ thể trong 2 ngành xăng dầu và điện lực, chúng ta đã có cạnh tranh chưa, đã có thông tin đối xứng chưa, đã có cơ chế tự chịu trách nhiệm, lãi hưởng lỗ chịu, quan hệ cung cầu lành mạnh chưa?. mà đã đòi hỏi ?~cơ chế thị trường?T? Rất vớ vẩn. Cơ chế thị trường mà EVN hướng tới giống như việc ta lắp đôi lốp Nhật vào chiếc xe Tàu cà tàng với tham vọng biến nó thành xe? Nhật xịn., vô lý.

    Chiếc xe lốp Nhật máy Tàu ấy được người ta biết đến với cái tên ?~Thất bại thị trường?T. Cơ chế giá theo thị trường, trong khi sản xuất độc quyền, vận hành sản xuất kinh doanh méo mó, thông tin mù mờ. Người ta không biết để sản xuất được 1kw điện thì mất bao tiền, thủy điện giá thế nào, nhiệt điện giá ra sao (nước ta chủ yếu là thủy điện, mà thủy điện thì rẻ hơn các loại điện khác rất rất nhiều, song chúng ta muốn bán điện bằng với giá của Nhật Bản hay Hoa Kỳ sao?). Lúc tăng giá thì bảo lỗ, lúc chia thưởng thì bảo lãi (EVN đấy ạ). Giá thành xăng nhập cũng chịu, hàng tồn kho ra sao, cơ chế điều chỉnh giá thế nào?

    Có lẽ xăng dầu và điện lực đã quá coi thường hiểu biết của nhân dân, cũng như không coi quốc pháp ra tí gram nào cả. Và trong khi cả nước thắt lưng buộc bụng chống lạm phát thì 2 ngành trên đương nhiên cho mình được quyền sống phè phỡ. Cụ thể là cái yêu cầu của EVN đòi trích hơn 1000 tỷ (tức 36% lãi, trong khi EVN luôn kêu?lỗ) để thưởng cho các thành tích cắt điện không cần thông báo, trả lại các dự án mà lẽ ra mình phải gánh vác, gây thiệt hại, đình đốn cho các ngành sản xuất khác? Yêu cầu này thoạt nghe là thấy hết sức lố bịch, vậy mà nó vẫn được đưa ra chứng tỏ các uy lực khác thường của ngành điện. Xăng dầu cũng tương tự. Mặc cho bá quan văn võ từ cấp lãnh đạo chính phủ cho đến thứ dân kêu như cháy nhà, nhưng giá bán xăng dầu chúng ta vẫn cứ ngất ngưỡng dù cho giá thế giới đang sụt giảm thê thảm. Kêu ca ghê quá nên cuối cùng ngành cũng đã giảm 3 lần, mỗi lần 500, có tổng bằng 1500, đúng 1/3 lần tăng 4500 hehe.

    Cơ chế thị trường phải là một bộ máy hoàn hảo. Một chi tiết tốt không làm nên một cỗ máy tốt, cơ chế giá theo thị trường là một điều tốt nhưng các yếu tố còn lại cũng phải theo cùng một hệ thống thì mới đảm bảo phân bổ tối ưu các nguồn lực. Các ngành trên yêu cầu xây dựng một cơ chế thị trường trong đó 1 người bán, triệu người mua với một bức màn thông tin bí ẩn thì cái cơ chế này phải gọi là cơ chế gì bây giờ? Chừng nào chúng ta còn chưa có quan hệ cung cầu lành mạnh và thông tin còn chưa minh bạch, chừng đó ngành xăng dầu và điện lực đừng có nói về cơ chế thị trường. Nghe chối lắm.

    Và đây là các lời bình này:

    Hoài Nam | Tháng Mười 22nd, 2008 lúc 9:26 sáng
    Chưa hết đâu bác, các bác bên nước sạch cũng đang đòi tăng giá theo cơ chế thị trường kìa. Thị trường cái con khỉ mốc, chỉ là bình phong để lợi dụng. Muốn tiến lên được đến cái mức thị trường thì còn phải cố gắng nhiều, mà một trong những yếu tố quyết định là minh bạch thông tin và tự do báo chí.

    mẹ Ngân | Tháng Mười 22nd, 2008 lúc 4:11 chiều
    Hay, gãi đúng chỗ ngứa của bà con. Nhưng bà con lại toàn là người không có chức vụ, quyền hạn (thế thì mới ngứa chứ). Làm thế nào bi giờ? Phải nghĩa cách để các ông QUAN THAM nghe được, nhìn được, đọc được rồi nhận thấy là bất công, là phi lý rồi thấy xí hổ một tý thì may ra mới thay đổi được thói quen ăn chia đầy bụng đầy mồm, quên cả nhân dân.

    Nho bac Ho | Tháng Mười 23rd, 2008 lúc 11:45 sáng
    Hà hà, các bác nói đúng quá, căm phẫn thật, iem là iem nhớ Bác Hồ Chí Minh kính yêu lắm, mà sao Bác nói nhiều câu chí lý đến thế: ?okhông sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng? xã hội bây giờ so với thời có Bác ắt hẳn giàu hơn, nhưng sao dân vẫn bất bình, phản ứng ầm ầm với cái gọi là sự điều hành nền kinh tế của các vị đứng đầu bộ, ngành?
    Mà sao có lắm loại người mặt dầy đến thế nhỉ, nhìn là đã cảm thấy ngấy đến cổ, chẳng còn biết nhục nhã, liêm sỉ là gì nữa.
  2. people_first

    people_first Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Rất khó có được cơ chế thị thường, khi chỉ có 1 thể chế chính trị, và các bộ phận của thị trường lại thuộc thể chế ct đó. Nhà nưóc chỉ nên là đứng ngoài cơ chế tt, và là trọng tài cho những xung đột xảy ra trong cơ chế đó. Chắc điều đó ko thể xảy ra được, khi mà chỉ có 1 thể chế ct, mà bây h, tc ct đó, ko fục vụ cho người nông dân, công nhân, hay người nghèo nua. Cũng vì sao tôi chọn nick name là people_first.

Chia sẻ trang này