1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Có còn nổi sóng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 22/03/2008.

3264 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 04:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 635 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Có còn nổi sóng?

    Có còn nổi sóng?



    (ĐTCK-online) Giai đoạn cuối năm 2006 và đầu năm 2007 được xem là thời kỳ vàng của TTCK Việt Nam. Đã có lúc, người tham gia thị trường cứ mua được cổ phiếu là có lãi. Chính vì vậy, một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư đã chỉ nghĩ đến viễn cảnh thị trường sẽ tiếp tục tăng, thậm chí nếu có giảm, VN-Index cũng không xuống quá ngưỡng 900 điểm. Nhà đầu tư đã không hình dung ra có ngày cổ phiếu của họ sẽ mất đi 50% giá trị.

    Sóng bắt đầu từ đâu?

    16 phiên giao dịch sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, TTCK Việt Nam đã mất 30% giá trị. Hai chỉ số thị trường, VN-Index và HASTC-Index liên tiếp phá vỡ các mốc dự đoán của nhiều chuyên gia chứng khoán.Việc thị trường giảm mạnh liên tục trong hai phiên giao dịch đầu tháng 3 khiến cho nhà đầu tư cá nhân hoang mang. Tâm lý bán sớm phiên nào hay phiên đó chi phối mạnh mẽ. Các nguyên nhân khiến thị trường suy giảm thường được nhắc đến như nền kinh tế đang trải qua giai đoạn tỷ lệ lạm phát cao, điều hành chính sách vĩ mô ngày càng có vấn đề.

    Thực tế, nếu nhìn toàn cảnh TTCK Việt Nam chỉ trong hơn một tháng thôi cũng đủ nhận thấy việc giảm mạnh liên tiếp trong hai phiên giao dịch đầu tháng 3 không phải là hiện tượng bất thường. Khi thị trường giảm tới 30%, giá phần lớn các cổ phiếu cầm cố đã chạm ngưỡng quy định của ngân hàng. Lúc này, ngân hàng buộc phải bán ra cổ phiếu để thu hồi nợ. Thông thường, cổ phiếu được bán ra như vậy sẽ được đặt bán với giá thấp. Đây có thể xem là nguyên nhân giải thích cho hiện tượng có một lượng lớn cổ phiếu bị bán ra với giá sàn. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản khiến cho thị trường liên tục giảm trong giai đoạn sau Tết âm lịch lại xuất phát từ việc nhà đầu tư đã không còn lòng tin đối với sự hồi phục của thị trường. Mặc dù các chính sách kinh tế vĩ mô được ban hành trong thời gian qua được đánh giá là hợp lý, nhưng cách thức điều hành chính sách lại tỏ ra lúng túng, khiến nhiều người đã phải đặt ra câu hỏi liên quan tới tính ổn định và hiệu quả của chính sách.

    Trở lại thời điểm cách đây hơn một năm, diễn biến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường hoàn toàn ngược lại. Sau khi VN-Index giảm xuống 900 điểm vào cuối tháng 4/2007, TTCK Việt Nam lại hồi phục mạnh mẽ. Nhiều người hy vọng với lần hồi phục này, VN-Index có khả năng sẽ vượt qua đỉnh 1.171 điểm trước đó. Tuy nhiên, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN, ngày 28/5/2007 với quy định "khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của tổ chức tín dụng", cùng với sự sụt giảm của TTCK toàn cầu khi cuộc khủng hoảng nợ dưới tiêu chuẩn (subprime mortgage) tại Mỹ lan rộng vào tháng 8/2007 là hai sự kiện chính làm thị trường không thể bứt phá. Vào thời điểm ra đời, Chỉ thị 03 đã vấp phải sự phản đối từ phía nhà đầu tư, những người cho rằng thị trường sẽ giảm mạnh khi nguồn cung vốn bị hạn chế. Tuy nhiên, mục tiêu của Chỉ thị 03 là để bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính ngân hàng- huyết mạch của nền kinh tế. Và đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã thở phào khi được bảo vệ bởi "con đê" chắn sóng này. Mặt khác, phải khẳng định là, khi các định chế tài chính lớn ở nước ngoài đã xuất hiện và tham gia giao dịch với tỷ trọng 15-20%, thị trường Việt Nam sẽ không nằm ngoài vòng ảnh hưởng của các sự kiện đang tác động tới TTCK thế giới.

    Trong lần sụt giảm mạnh của thị trường đầu tháng Ba năm nay, các cơ quan quản lý, Hiệp hội đầu tư chứng khoán và nhiều cơ quan thông tấn báo chí đã cùng vào cuộc với mục đích "cứu thị trường". Một trong những tổ chức được chờ đợi nhiều nhất là SCIC - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. SCIC mặc dù không có chức năng của một quỹ bình ổn thị trường, nhưng ở mức độ nào đó, tổng công ty này cũng có mối liên hệ tới TTCK khi là đơn vị quản lý phần vốn nhà nước tại nhiều công ty, trong đó bao gồm cả những công ty cổ phần hóa, công ty niêm yết. Sự xuất hiện của SCIC cùng tuyên bố sẽ mua vào cổ phiếu trên thị trường đã ngay lập tức có tác dụng trấn an giới đầu tư trong nước. Tuy nhiên, liều thuốc chỉ có tác dụng "giảm đau" tức thời, thị trường đã tiếp tục đi xuống và có nguy cơ tạo ra một con sóng mới sâu hơn.



    Liệu sóng có tiếp tục?

    Một câu hỏi được đặt ra không chỉ từ các nhà đầu tư cá nhân là, liệu cơn sóng suy giảm trên TTCK Việt Nam có còn tiếp tục diễn ra và đâu sẽ là điểm dừng của con sóng đó? Vẫn không thừa khi nhắc lại rằng, yếu tố tâm lý đang chi phối mạnh mẽ trên TTCK Việt Nam, ban đầu là sự kỳ vọng quá mức vào việc tăng giá cổ phiếu, sau đó là tâm lý bất an đối với giá cổ phiếu trên thị trường. Người ta đặt câu hỏi: liệu thị trường hiện nay đã an toàn để một nhà đầu tư trung hạn mua vào cổ phiếu hay chưa? Nhiều người sẽ trả lời "Có". Chỉ cần nhìn lượng giao dịch trong 3 ngày sau khi có thông tin về sự tham gia của SCIC trên thị trường có thể biết lượng tiền mà nhà đầu tư chờ cơ hội giải ngân không phải là nhỏ. Vậy tại sao thị trường lại tiếp tục giảm mạnh trong những phiên gần đây? Phải chăng nhà đầu tư cho rằng, họ còn có thể mua cổ phiếu với giá thấp hơn mức giá hiện nay? Kỳ vọng của nhà đầu tư là đúng hay sai chỉ có thời gian mới trả lời được. Con người khi đưa ra quyết định luôn dựa trên một sự kỳ vọng, do vậy, mỗi quyết định đều là một sự đánh đổi, đánh đổi giữa cái được và cái mất. Quyết định trên TTCK cũng không nằm ngoài nguyên lý ấy.


    Bùi Trang
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chứng khoản sắp phục hồi?

    Những thông tin tốt và có ảnh hưởng trực tiếp vừa xuất hiện, hé mở khả năng cải thiện tình hình chứng khoán trong tuần tới.


    Sau một tuần ?ođen tối?, chỉ số VN-Index đang đe dọa mốc 500 điểm. Giảm vẫn đang được xem là xu hướng, dù chỉ số này đã mất gần 51% trong vòng một năm qua, mất 40% kể từ đầu năm và mất hơn 23% chỉ trong vòng một tháng.

    Trong bản tổng kết tuần của một số công ty chứng khoán, sự lo ngại tiếp tục thể hiện khi đưa ra khả năng giao động của VN-Index tuần tới chỉ xoay quanh 520 điểm. Còn khả năng tái lập 550 điểm, thậm chí cao hơn, trở thành một dự báo mạo hiểm.

    Những dự báo bi quan trên xuất phát từ đà suy thoái không thể chống đỡ trong tuần qua và chưa có dấu hiệu cắt cơn. Xu hướng đầu tư theo hướng giảm cũng đang thể hiện và gây lo ngại. Áp lực bán ra chứng khoán tự doanh của các công ty chứng khoán, giải tỏa chứng khoán cầm cổ của các ngân hàng, vốn là nguyên nhân chính tuần qua, vẫn có trong tính toán của nhiều tổ chức, nhà đầu tư. Và ngay cả những thông tin hỗ trợ tích cực vẫn trở nên mờ nhạt.

    Nhưng tuần tới diễn biến có thể khác. Thị trường sẽ xuất hiện những phiên đảo chiều, điều mà phân tích của một số công ty chứng khoán tin tưởng.

    Đặc biệt, khả năng đảo chiều vừa có những thông tin thực sự tốt lành và có sức nặng ảnh hưởng, đến từ những nguyên nhân chính khiến thị trường sụt giảm kéo dài.

    Thứ nhất, sau đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước, vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại không rơi vào thế căng thẳng quá mức như nhiều nhà đầu tư lo ngại; thậm chí tin mới còn cho thấy một thực tế lạc quan.

    Tại cuộc họp giữa đại diện các ngân hàng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) sáng 22/3, có một con số được đề cập đến: Vốn khả dụng toàn hệ thống sau khi mua tín phiếu vẫn còn hơn 14.000 tỷ đồng và trong trạng thái dư thừa ngắn hạn.

    Con số trên không chỉ thắp lại hy vọng nhà đầu tư có thể tiếp tục gõ cửa ngân hàng mượn vốn, mà còn giá trị ở khả năng giảm bớt áp lực hồi vốn của nhà băng, trong đó có cả đà bán ra chứng khoán cầm cố và thúc nợ.

    Thứ hai, cũng tại cuộc họp nói trên, lãi suất huy động VND của các ngân hàng đứng trước thỏa thuận hạ nhiệt. Dự kiến từ tháng 4 tới, lãi suất huy động VND sẽ được cơ cấu lại hợp lý theo từng kỳ hạn và thống nhất xuống dưới 11%. Đây là cơ sở để lãi suất cho vay giảm bớt, giảm áp lực chi phí vay vốn của doanh nghiệp và cả nhà đầu tư, giảm bớt áp lực cạnh tranh nguồn vốn vào chứng khoán.

    Thứ ba, liên quan đến tình trạng căng thẳng vốn VND và khó khăn của doanh nghiệp xuất khẩu, cuối tuần qua, Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại mở cửa mua vào ngoại tệ, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, đối với các doanh nghiệp và ngành hàng xuất khẩu trọng điểm. Đây là chuyển biến mới bên cạnh kế hoạch mua vào của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua và hiện nay. Tỷ giá VND/USD cũng bắt đầu tăng trở lại, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    Thứ tư, liên quan đến lo ngại lớn nhất hiện nay là lạm phát. Những dữ liệu dự báo của Tổng cục Thống kê xuất hiện cuối tuần qua cho thấy khả năng lạm phát tháng 3 này sẽ không tăng quá mạnh như những lo ngại thời gian qua dự báo sẽ chỉ ở khoảng 2%. Dự báo này đi cùng với chuyển biến lạc quan từ tác động của chính sách tiền tệ. Nếu không có đột biến, có thể hy vọng lạm phát sẽ giảm trong những tháng tới, khi độ trễ của các chính sách kiềm chế được rút ngắn.

    Thứ năm, bắt đầu từ tuần tới, một loạt doanh nghiệp niêm yết sẽ tiến hành đại hội cổ đông. Bước đầu cho thấy nhiều doanh nghiệp sẽ xem xét lại các kế hoạch phát hành thêm, phương án chi trả cổ tức và kế hoạch phát triển kinh doanh theo hướng phù hợp với bối cảnh mới. Những thông tin cụ thể về kết quả kinh doanh, mục tiêu phát triển? sẽ góp phần củng cố niềm tin của cổ đông và nhà đầu tư.

    Ngoài những yếu tố nổi bật trên, việc một loạt doanh nghiệp cùng mua vào cổ phiếu quỹ, lên kế hoạch giải ngân, xu hướng mua vào vẫn tiếp tục thể hiện ở khối đầu tư nước ngoài, thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh? cũng sẽ góp sức hỗ trợ thị trường đảo chiều. Nhưng tâm lý nhà đầu tư, đà xả hàng của chứng khoán tự doanh, cầm cố vẫn là mẫu chốt quan trọng nhất.

    Theo Hoàng Vũ
    VnEconomy
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
  4. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    Cuối tuần trước, thêm một động thái mới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được đưa ra nhằm trấn an tâm lý của nhà đầu tư về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán hiện nay.

    Theo đó, qua kiểm tra lại các thành viên lưu ký nước ngoài tại thời điểm báo cáo cho thấy, số dư đầu tư nước ngoài không thay đổi. UBCKNN cũng cho biết nhu cầu mua ngoại tệ cho thị trường chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài về cơ bản không thay đổi và về cơ bản Ngân hàng Nhà nước đã đáp ứng được nhu cầu bán ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài.

    Việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế siết chặt việc chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng được đánh giá giá là động thái tích cực đối với thị trường

    Theo đánh giá của các nhà đầu tư, việc thu hẹp biên độ dao động đã phát huy tác dụng chấm dứt đợt ?oxả lũ? nhưng đồng thời nó cũng chặn lại đà phục hồi của thị trường sau khi các thông tin hỗ trợ được đưa ra.

    Diễn biến của thị trường phiên giao dịch ngày hôm nay cũng không có nhiều thay đổi với với các phiên trước đó. Phiên này, toàn bộ 153 mã chứng khoán niêm yết trên sàn TPHCM tiếp tục tăng trần.

    Các ô dư bán luôn trong tình trạng bị vét sạch do lượng cầu tăng cao. Một số nhà đầu tư đã thực hiện việc mua vào với đánh giá thị trường đã xuống mức quá hấp dẫn. Không ít nhà đầu tư quyết định không bán cổ phiếu ra. Lượng giao dịch toàn phiên đạt trên 4,83 triệu đơn vị chuyển nhượng, tương ứng giá trị 360,95 tỷ đồng.

    Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng thêm 4,25 điểm (0,8%) lên 516,85 điểm.

    Nhà đầu tư nước ngoài trên sàn TPHCM phiên này hoạt động khá sôi nổi. Họ mua vào 34 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 400.260 đơn vị. Các mã được mua vào nhiều có FPT (116.560 đơn vị), SSI (40.530 đơn vị), ITA (28.140 đơn vị), PPC (43.650 đơn vị), SJS (20.870 đơn vị)?

    Trên sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index tăng 2,85 điểm (1,6%) lên 181,43 điểm. Lượng giao dịch đạt 612.800 đơn vị, tương ứng 25 tỷ đồng. Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 222.300 đơn vị khớp, tương ứng giá trị 10,53 tỷ đồng.

    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=116986&ChannelID=3
  5. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này