1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Có điều chỉnh, nhưng không sụp đổ ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 23/03/2007.

3910 người đang online, trong đó có 215 thành viên. 00:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 478 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Có điều chỉnh, nhưng không sụp đổ ...



    Chưa có một hội thảo nào mà các nhà đầu tư nước ngoài lại tranh luận gay gắt đến thế về thị trường chứng khoán.

    Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam lần 2, một bên thì cho rằng ngay bây giờ phải có những đợt điều chỉnh sâu để thị trường phát triển ổn định, bền vững. Bên khác lại nói thị trường chưa thể sụp đổ ít nhất là trong vòng 6-12 tháng tới.

    Điều chỉnh ở mức nào?

    Vì sao cơ quan quản lý thị trường chứng khoán lại đang lo lắng? Phải chăng vì có điều gì đó không ổn? Fiachra Mac Cana, Giám đốc nghiên cứu của VinaCapital xác nhận: ?oGiá cổ phiếu tăng nhanh, quá nóng, cơ quan quản lý e ngại có điều gì đó vận hành chưa đúng chăng và họ tỏ ra thận trọng hơn?.

    Dean Van Drasek, Giám đốc điều hành LIM Advisors, dẫn những điều ông quan sát: ?oThị trường Việt Nam (cổ phiếu) đang bị định giá cao hơn giá trị thực. Có thể nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa có một nền tảng kiến thức tốt về chứng khoán. Có thể có vấn đề gì đó sâu bên trong. Tuy nhiên, giống như các thị trường mới nổi, thị trường Việt Nam cần có sự điều chỉnh từ từ?.

    Lavin Mok, Giám đốc điều hành Tremont Capital Management Ltd (Asia) lại nhìn nhận sự cao thấp và điều chỉnh của giá cổ phiếu từ góc độ bên ngoài: ?oSự thay đổi toàn cầu cũng ảnh hưởng đến Việt Nam. Chẳng hạn sự lên giá của đồng Yên, sự thay đổi của nền kinh tế Mỹ (Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam) chắc chắn ảnh hưởng đến chứng khoán Việt Nam?.

    Hơn nữa theo ông, tới đây nguồn cung cổ phiếu tăng lên do các công ty niêm yết phát hành thêm, do IPO (lần phát hành cổ phiếu đầu tiên) của các công ty lớn sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường, tác động đến giá chứng khoán.

    Vậy tiêu chuẩn nào để định giá cổ phiếu ở Việt Nam? Kevin Snowball, Giám đốc PXP Vietnam Asset Management, cho rằng hầu như mỗi nhà đầu tư định một cách. Do thị trường nhỏ, một số công ty lớn trở thành chiếm tỷ lệ giao dịch quá lớn trên sàn. Một khi nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu những công ty này, giá sẽ lên, đẩy VN-Index tăng.

    ?oNhiều người cho rằng thị trường (giá cổ phiếu) phải giảm 30-40%. Tôi cũng cho rằng nếu giảm được ở mức đó là tốt. Thị trường cần một sự điều chỉnh sâu, không phải điều chỉnh hời hợt?, ông nhấn mạnh và nói thêm: ?oCó không ít nhà đầu tư quen bán ra vào tháng 5 và chờ đợi. Tôi nghĩ chỉ số VN-Index xuống đến 900 điểm là điều có thể?.

    Thế nhưng Lavin Mok lại không đồng ý với điều đó. Ông nói: ?oVề dài hạn quả bong bóng phình to sẽ nổ thôi. Nhưng trong 6-12 tháng tới thì nó sẽ chưa nổ. Chỉ cần thị trường điều chỉnh giảm 15% là nhà đầu tư lại mua vào, giá lại lên, thị trường lại tăng nhanh. Tôi chưa thấy nguy cơ nổ bong bóng trước mắt?.

    Dean Van Drasek đồng tình: ?oDòng tiền ra vào ?onóng?, nhưng chưa thấy vấn đề gì nghiêm trọng?. Kevin Snowball ?ocãi? lại: ?oNhững cổ phiếu có tính thanh khoản cao chủ yếu do người nước ngoài mua. Họ chỉ đầu tư vào những công ty lớn, khiến chỉ số P/E của một số công ty dạng này tăng cao, trong khi không có sự tăng trưởng kinh doanh nào có thể hỗ trợ kịp sự tăng giá đó?.

    Nước ngoài lo ngại gì?


    Lavin Mok cho biết tổ chức của ông đang lưỡng lự tham gia thị trường bây giờ và chờ đợi thị trường điều chỉnh ở mức hợp lý hơn, cũng như những cơ hội lớn.

    Ông nói: ?oVề nguyên tắc chúng tôi muốn vào những thị trường ít bị hạn chế, nơi nhà đầu tư có thể đầu tư nhiều. Nhưng chúng tôi cũng biết những doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang chuẩn bị phát hành cổ phiếu?.

    Sự lưỡng lự của ông có lẽ còn kèm theo những băn khoăn khác. Như lời Paul Nguyen, phụ trách thị trường mới nổi của Wellington Management International, thì lo ngại kiểm soát vốn vẫn là chủ yếu: ?oChúng tôi đã thảo luận với một số quan chức. Có những quan ngại làm thế nào kiểm soát được dòng vốn nước ngoài. Nhưng Việt Nam đang phải cạnh tranh với việc thiếu vốn dài hạn cho tăng trưởng. Có những nơi khác, như Mỹ Latinh, tài sản được định giá rẻ hơn, nhưng chúng tôi phải đánh giá Việt Nam từ góc độ toàn cầu và nơi kinh tế đang đi lên?.

    Kevin Snowball dẫn chứng thực tế từ mười ngày qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra nhiều cổ phiếu. Ông cho rằng không nên nghĩ nhà đầu tư nước ngoài mua vài trăm triệu đô la Mỹ cổ phiếu là coi như cam kết đầu tư lâu dài. Nhưng ông tin Chính phủ sẽ cân nhắc kỹ vấn đề kiểm soát vốn: ?oChúng tôi tin Chính phủ đã nhận thấy thị trường quá nóng và sẽ can thiệp bằng cách tăng cung, tăng cường giáo dục, phổ biến kiến thức về chứng khoán cho dân chúng, nhưng sẽ không có kiểm soát vốn?.

    Các quỹ và những nhà đầu tư chưa vào Việt Nam lại quan tâm đến câu chuyện minh bạch tài chính. Họ muốn làm sao có đủ thông tin để phân tích doanh nghiệp. Các quỹ đã ở Việt Nam lâu năm ?otrấn an? họ rằng các công ty niêm yết trên sàn đều có kiểm toán, dù mới chỉ theo chuẩn Việt Nam. Và về lâu dài công ty niêm yết sẽ kiểm toán theo chuẩn quốc tế.

    Cho dù quan điểm khác nhau, nhìn nhận thị trường khác nhau, nhưng cuối cùng giới đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan. Dean Van Drasek kết luận sẽ có những đợt điều chỉnh, nhưng sẽ không có sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Sự định giá cổ phiếu cao sẽ chỉ tồn tại một thời gian.

    Ông cho rằng đến diễn đàn lần thứ ba vào năm sau, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những sản phẩm tốt hơn cho giới đầu tư nước ngoài.


    (Theo TBKTSG)

Chia sẻ trang này