Có đường dây bảo kê?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi investip16, 23/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3496 người đang online, trong đó có 276 thành viên. 06:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 367 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. investip16

    investip16 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Có đường dây bảo kê?

    Mời các bác vào xem trong này:

    http://www3.vietnamnet.vn/xahoi/2007/06/704180/
  2. investip16

    investip16 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Có đường dây "bảo kê" vệ sinh an toàn thực phẩm?
    19:12'' 08/06/2007 (GMT+7)

    (VietNamNet) - Đề nghị Thanh tra Bộ Y tế thanh tra toàn bộ việc cấp giấy chứng nhận nhãn hàng hoá đủ điều kiện VSATTP của Sở Y tế, vì có dấu hiệu cấp khống và vi phạm quy định ban hành và lưu văn bản.

    Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Lê Trường Giang - phụ trách y tế dự phòng (YTDP) luôn kêu ca trong các cuộc họp rằng, Sở Y tế không quản lý nổi chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) vì thiếu thanh tra thực phẩm.

    Tuy nhiên, theo các văn bản và thông tin mà VietNamNet thu thập được, chính ông Giang là người tạo ra sự lộn xộn trong quản lý VSATTP, từ việc cấp phép đăng ký nhãn hàng hoá và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

    Hai giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cấp cho hai DN nhưng cùng số cùng ngày (?!)

    Ngày 15/04/2001, Công ty nước giải khát Nam Bình gửi công văn xin phép Sở Y tế được bổ sung thêm nhãn vào mặt hàng nước uống tăng lực (nhãn hiệu NABICO hình hai con vật húc nhau, nhái nhãn 2 con bò húc). Ngày 24/04/2001, BS Lê Trường Giang ký công văn số 25/01/SYT trả lời: ?oChấp thuận cho Công ty Nam Bình sử dụng nhãn mới nói trên, trên cơ sở phải in nhãn theo nội dung 178/1998-QĐ-TTG" (đúng ra là QĐ 178/1999/QĐTTg, ngày 30/08/1999) và 24/1999/TT-BTM).

    Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, một công ty đã kiện công ty Nam Bình nhái nhãn hiệu. Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC15) CA TP.HCM thụ lý điều tra vụ án ?oXâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp? của Công ty Nam Bình.

    Tuy nhiên khi Công ty Nam Bình xuất trình công văn 25/01/SYT của BS Lê Trường Giang để chứng minh tính hợp pháp của nhãn nước uống tăng lực, PC 15 xác minh mới biết công văn này không vào sổ và lưu tại hồ sơ ở Văn phòng Sở Y tế mà được lưu tại Trung tâm Y tế dự phòng - YTDP (?!)

    Kiểm tra hồ sơ tại Trung tâm YTDP cũng không thấy ghi sổ việc tiếp nhận công văn của Công ty Nam Bình xin bổ sung nhãn, cũng không vào sổ việc phát hành công văn chấp thuận số 25/01/SYT của Sở Y tế.

    Theo VietNamNet được biết, ngày 15/05/2007, Cơ quan điều tra có công văn 724/CV- PC15 gửi Giám đốc Sở Y tế cho biết: ?oQua quá trình điều tra, nhận thấy Công ty Nam Bình có dấu hiệu gian dối trong việc cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến việc đăng ký chất lượng hàng hoá nước uống tăng lực nhãn NABICO, trong đó có công văn số 25/01/SYT do bác sĩ Lê Trường Giang ký. Qua xác minh tại Trung tâm YTDP, hiện nay toàn bộ hồ sơ tài liệu liên quan trực tiếp đến việc đăng ký chất lượng hàng hoá nước uống tăng lực của NABICO của Công ty Nam Bình đã bị Trung tâm YTDP tiêu huỷ hoàn toàn. Tại cơ quan điều tra, các cán bộ phụ trách và quản lý liên quan đến hồ sơ của Công ty Nam Bình trình bày đã tiêu huỷ bằng cách xé và mang bán phế liệu. Việc huỷ tài liệu nêu trên tại Trung tâm YTDP đã gây nhiều khó khăn, trở ngại cho Cơ quan điều tra trong việc xác định hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Nam Bình?

    Kinh ngạc hơn khi cơ quan điều tra làm việc với Trung tâm y tế dự phòng, vị đại diện của TT này thừa nhận: ?oHiện nay tại Trung tâm TTDP không còn lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan việc xem xét thẩm định việc đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp trong năm 2001. Hồ sơ lưu giữ quá 5 năm đã bị huỷ bỏ?.

    Điều đặt ra ở đây, thực tế có nhiều sản phẩm có tuổi thọ hàng chục năm sẽ ?omất gốc? quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nếu ?oáp? cách quản lý hồ sơ của Trung tâm YTDP (5 năm). Điều này gây khó khăn trong việc xử lý của chính cơ quan y tế và cơ quan pháp luật nếu có chuyện xảy ra (chẳng hạn vụ nước tương chứa 3- MCPD)

    Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang được cả xã hội quan tâm, trong đó có trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

    Chưa hết, theo tài liệu của chúng tôi, trong cùng một ngày (17/01/2007) ông Lê Trường Giang đã ký hai giấy chứng nhận cùng số 58/2007/ATTP-CN cho Công ty TNHH TM-DV Châu Đại Thắng ở quận Bình Thạnh ?ođủ điều kiện VSATTP để SXKD suất ăn công nghiệp?. Ông Giang ký cấp giấy chứng nhận bừa bãi như vậy, nên mỗi năm vẫn còn hàng chục vụ ngộ độc bếp ăn tập thể mà không bao giờ tìm ra nguyên nhân, vì các cơ sở ?ođủ điều kiện? do ông cấp đều không lưu mẫu thức ăn lẫn nguyên liệu.

    Cấp giấy bừa bãi như vậy, nên Chánh thanh tra của Sở Nguyễn Đức An không biết TP có bao nhiêu cơ sở nước tương. Ngày 25/05 khi họp báo về vụ 3?"MCPD, ông Giang là người cấp giấy cũng áng chừng TP có trên 100 cơ sở nước tương, nhưng đến nay lại nói có khoảng 70 cơ sở.

    Một cán bộ chi cục QLTT.TP cho biết qua kiểm tra, ông thấy việc cấp giấy chứng nhận chất lượng dễ đến độ doanh nghiệp có thể ngồi nhà, cũng có người mang giấy chứng nhận đến

    Đề nghị Thanh tra Bộ Y tế thanh tra toàn bộ việc cấp giấy chứng nhận nhãn hàng hoá đủ điều kiện VSATTP của Sở Y tế, vì có dấu hiệu cấp khống và vi phạm quy định ban hành và lưu văn bản.

    http://www3.vietnamnet.vn/xahoi/2007/06/704180/
  3. investip16

    investip16 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Phó giám đốc Sở Y tế bị đòi bồi thường 10 tỉ đồng

    TT (TP.HCM) - Đang bị Viện KSND TP.HCM truy tố về hai tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và trốn thuế, ông Bùi Trung Hòa - nguyên giám đốc Công ty TNHH nước giải khát Nam Bình (Nabico) - lại nộp đơn khiếu tố gửi Sở Y tế TP.

    Theo đó, ông Hòa yêu cầu ông Lê Trường Giang - phó giám đốc Sở Y tế TP - phải bồi thường thiệt hại cho Nabico (từ tháng 9-2004) với số tiền 10 tỉ đồng.

    Theo cáo trạng, ngày 28-9-2004, ******* quận Tân Phú (TP.HCM) kiểm tra hành chính một phân xưởng của Nabico và phát hiện 10.080 lon nước uống tăng lực in nhãn hiệu hai con vật húc nhau màu đỏ. Ngày 21-9-2006, Công ty TNHH công nghiệp dược phẩm TC (Thái Lan) sở hữu nhãn hiệu Red Bull (đã được bảo hộ độc quyền tại VN) đề nghị cơ quan ******* xử lý hình sự ông Hòa về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Qua giám định, cơ quan ******* xác định việc sử dụng nhãn hiệu này của ông Hòa đã vi phạm pháp luật. Ngoài ra, quá trình điều tra còn xác định trong hai tháng 6 và 7-2004 ông Hòa trốn thuế hơn 60 triệu đồng.

    Ngày 10-8-2007, ông Hòa đã có đơn khiếu nại, cho rằng mình bị truy tố oan sai. Về tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, ông Hòa cho rằng ngày 5-3-2001 Nabico đã được ông Lê Trường Giang cấp bản đăng ký chất lượng hàng hóa số 244/01 cho loại nước uống tăng lực và cho phép lưu thông nhãn hiệu có hình hai con vật húc nhau. Ngày 22-4-2002, ông Giang cũng ký xác nhận bản công bố chất lượng hàng hóa số 1106,1107/2002 là đúng chất lượng kèm theo nhãn hàng hóa. Ông Hòa cho rằng hồ sơ của Nabico được Sở Y tế cấp phép theo đúng qui định của pháp luật, vì vậy nếu có sai là do người cấp phép làm sai chứ không phải Nabico.

    Đáng chú ý, khi cơ quan ******* đang điều tra làm rõ vụ việc thì ngày 4-8-2006, khoa vệ sinh thực phẩm Trung tâm Y tế dự phòng lại cho tiêu hủy 5.000 bộ hồ sơ, tài liệu đăng ký chất lượng hàng hóa, trong đó có công văn số 25/01/SYT, ngày 24-4-2001, do ông Lê Trường Giang ký cho Nabico. Ông Hòa cho rằng việc tiêu hủy hồ sơ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân ông và khiến Nabico có nguy cơ phá sản. Chưa hết, việc hủy tài liệu này gây không ít khó khăn cho cơ quan điều tra. Ngày 15-5-2007, Cơ quan CSĐT ******* TP.HCM đã có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế kiểm tra vụ việc và có biện pháp chấn chỉnh công tác lưu trữ, tiêu hủy hồ sơ tại Trung tâm Y tế dự phòng.

    Theo Tuổi trẻ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này