Cơ Hội Bao giờ Cũng thuộc Về Các Ông lớn!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Kiem_Lay_Vo, 10/05/2006.

5368 người đang online, trong đó có 453 thành viên. 23:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1017 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Kiem_Lay_Vo

    Kiem_Lay_Vo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Cơ Hội Bao giờ Cũng thuộc Về Các Ông lớn!

    Người ta bao đã giầu lại càng giầu hơn chỉ khổ mấy đồng chí đã nghèo lại còn " Chó cắn áo rách" Thương cho những nhà đầu thiếu chuyên nghiệp đã thế lại còn TÂM LÝ BẦY ĐÀN. ĐÂY LÀ BÀI HỌC NHỚ ĐỜI CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHÈO LẠI KÉM HIỂU BIẾT!!!!!!
    Thị trường đi xuống theo tâm l?Zý bầy đàn chủ yếu do các nhà đầu tư cá nhân trong nước tạo ra trong những phiên vừa qua đang là cơ hội giải ngân tốt cho các quỹ đầu tư nước ngoài có số vốn lên tới hàng trăm triệu USD. Nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận thị trường về dài hạn vẫn tăng trưởng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang khẩn trương hoàn thành vòng đàm phán cuối cùng với Mỹ tại Washington mà tại đó, Bộ trươ?ng Thương mại Trương Đi?nh Tuyê?n hạ quyết tâm ?opha?i xong đa?m phán trong tháng na?y nếu Việt Nam muốn gia nhập WTO trong năm nay? (nguồn BBC).

    Hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cường mua vào cổ phiếu mà người Việt Nam bán ra. Nếu như hôm qua họ bỏ ra 18,7 tỷ đồng mua vào 213.190 CP+CCQ thuộc 19 mã khác nhau thì hôm nay họ bỏ ra thêm 26,7 tỷ đồng để mua thêm 374.600 CP thuộc 23 mã. Các con số mua vào 110.500 REE, 60.930 VNM, 50.500 SAV, 35.100 DHA, 34.500 AGF, 25.500 SSC, 25.000 GIL, 25.000 TMS được coi là tiêu biểu nhất còn các mã mua từ mức 1.000 trở xuống gồm có SAM, TYA, BPC, BTC, DPC, HTV, MHC, PMS, LAF, KDC, KHA, NKD, TNA, SFC và VTC. Trong số vỏn vẹn 5 mã được đối tượng này bán ra, LAF là đáng kể nhất với 13.040 CP do nguyên nhân đơn giản là CTCP Lafooco lỗ 6,2 tỷ đồng trong Quý I/2006. 04 mã khác bán ra với khối lượng không đáng kể là BBC (2.420 CP), KHA (1.220 CP), SAV (500 CP) và AGF (330 CP). Tổng giá trị bán ra chỉ là hơn 500 triệu đồng, tức là khoảng 30.000 USD, chỉ bằng 1/50 số tiền mua vào.

    Theo thống kê từ TTGDCK TPHCM, tổng lượng mua vào của các tổ chức và cá nhân nước ngoài trong quá trình VNIndex từ mức 300 điểm lên ngưỡng 600 điểm cũng như trong quá trình giảm từ 600 điểm xuống ngưỡng 500 điểm như hiện nay đều lớn hơn nhiều tổng lượng bán ra của khối này. Nhớ lại cách đây không lâu, Ngân hàng đầu tư nổi tiếng thế giới - Merrill Lynch đã đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với các định chế tài chính nước ngoài do các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường này có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức cao và hấp dẫn. Gần đây nhất, hội thảo ?oKhám phá Việt Nam? quy tụ gương mặt định chế nước ngoài có tên tuổi như Crédit Agricole, Prudential, Temasek, Templeton, White Field, Artadis, AB Zwim, DKR Oasis, Government of Singapore Investment Corporation (GIC) - những ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đại diện cho khối ngân hàng là Vietcombank, ACB, Techcombank, khối sản xuất như SACOM và khối phân phối như Dược Hậu Giang.

    Có lẽ sau đợt điều chỉnh mạnh này, cách nhìn nhận và đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam cũng sẽ khác đi. Các nhà đầu tư cá nhân sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích cổ phiếu, tham khảo tư vấn trong quá trình ra quyết định lựa chọn và mua bán cổ phiếu. Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng và độ chấp nhận rủi ro của các nhà đầu tư sẽ ở mức hợp lý, bền vững và an toàn hơn.

Chia sẻ trang này