Có nên Lập câu lạc bộ các cổ đông thiểu số không? Hãy cùng biểu quyết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi demcodon1, 13/08/2007.

6246 người đang online, trong đó có 681 thành viên. 17:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 444 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. demcodon1

    demcodon1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Có nên Lập câu lạc bộ các cổ đông thiểu số không? Hãy cùng biểu quyết

    Lập câu lạc bộ các cổ đông thiểu số?

    Ý tưởng thành lập một câu lạc bộ các cổ đông thiểu số đang được Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) nghiên cứu.

    Theo ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), trong điều kiện của Việt Nam hiện nay còn quá nhiều khoảng trống luật pháp khiến cho nhiều cổ đông nhỏ trở nên khốn khổ và thiệt thòi, thì mô hình câu lạc bộ này hy vọng sẽ là một giải pháp giúp các cổ đông nhỏ tự bảo vệ mình tốt hơn.

    Thưa ông, những quy định của pháp luật hiện nay có những gì khiếm khuyết khiến cho các cổ đông nhỏ yếu thế hơn những cổ đông khác?

    Bảo vệ cổ đông thiểu số là một trong những vấn đề cơ bản trong quản trị công ty. Vì vậy, pháp luật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chú trọng khá nhiều đến việc bảo vệ cổ đông thiểu số, nhất là trong Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán cũng như các văn bản hướng dẫn. Ở đó chúng ta cũng đã quy định khá đầy đủ quyền của các cổ đông, nhất là các cổ đông thiểu số, những công cụ và cơ chế mà cổ đông có thể thực hiện để bảo vệ lợi ích của mình.


    Để bảo vệ được lợi ích của các cổ đông thiểu số, trước hết phải dựa vào số lượng thông tin mà họ tiếp cận được, chất lượng của các thông tin và thời điểm, tính kịp thời của thông tin mà họ có thể nhận được và từ đó phân tích để bảo vệ lợi ích của các cổ đông. Đồng thời với những cái đó còn phụ thuộc vào năng lực của các nhà đầu tư. Liệu nhà đầu tư có khả năng phân tích đánh giá những thông tin có được để từ đó đầu tư một cách thích hợp?

    Xét về pháp luật chúng ta đã quy định khá đầy đủ. Tuy nhiên xét về mặt công bố thông tin so với những thông lệ tốt nhất thì chúng ta mới chủ yếu chú ý đến thông tin quá khứ, những thông tin công bố định kỳ về báo cáo tài chính hàng quý, những thông tin đột xuất mà công ty phải công bố, những giao dịch nội bộ mà công ty phải công bố theo quy định của Thông tư số 38/2007-TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

    Riêng những thông tin đánh giá về tương lai của công ty như nhóm thông tin về hội đồng quản trị và nhóm thông tin về đánh giá của hội đồng quản trị về tương lai quản trị của công ty, thì hiện nay còn thiếu và pháp luật chưa yêu cầu.


    Cụ thể là những thông tin gì, thưa ông?

    Nhóm thông tin về đánh giá của hội đồng quản trị như: về thay đổi thị trường sản phẩm, thị trường đầu ra của công ty, những tác động của thị trường vốn và những yếu tố khác.

    Nhóm thông tin về hội đồng quản trị như: thành viên hội đồng quản trị có sở hữu bao nhiêu phần trăm trong công ty và những công ty khác, năng lực kinh nghiệm của hội đồng quản trị, ai giới thiệu vào hội đồng quản trị.

    Những thông tin này rất quan trọng, không những giúp nhà đầu tư đánh giá được năng lực của đội ngũ hội đồng quản trị, mà còn đánh giá được tính khách quan, công bằng, vô tư không thiên vị trong hoạt động kinh doanh.

    Đối với các nhà đầu tư thiểu số, hai nhóm thông tin về tương lai rất quan trọng. Bởi có như vậy thì mọi giao dịch của công ty kể cả giao dịch chuyển nhượng cổ phần của thành viên hội đồng quản trị mới có thể đánh giá được một cách minh bạch và công bằng.


    Trong hoàn cảnh còn thiếu quá nhiều thứ như vậy, để bảo vệ chính quyền lợi của mình, theo ông các nhà đầu tư nhỏ phải làm gì?

    Theo tôi, có 3 giải pháp:

    Thứ nhất, các nhà đầu tư thiểu số cần hợp lại với nhau, kiến nghị thay đổi bổ sung vào những quy định, những công cụ mà qua đó có thể bảo vệ lợi ích của họ. Ví dụ, luật không cấm khi hội đồng quản trị chuyển nhượng cổ phần của mình ra cho người khác.

    Tuy nhiên, để ngăn ngừa chuyện này thì có thể bổ sung vào điều lệ công ty quy định là: các thành viên hội đồng quản trị trong giai đoạn nhiệm kỳ chuyển nhượng cổ phiếu của mình cho người khác, được quyền chuyển nhượng nhưng phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị về số lượng, thời điểm được chuyển nhượng để đảm bảo sự chuyển nhượng đó không gây bất ổn, thay đổi cung cầu một cách quá mức, có thể làm hại lợi ích của cổ đông thiểu số.

    Thứ hai, họ có thể tập hợp nhau lại thành Câu lạc bộ của nhà đầu tư thiểu số, nhằm trao đổi, học hỏi kinh nhiệm lẫn nhau, cùng nhau góp tiếng nói chung, nâng cao sức mạnh của mình.

    Thứ ba, khi bỏ tiền ra họ phải hiểu biết, nếu chưa hiểu biết thì phải đi học hỏi, đặc biệt là nâng cao khả năng phân tích, đánh giá thông tin, các yếu tố có thể tác động đến khoản đầu tư của mình và từ đó đề ra quyết định đầu tư một cách hợp lý. Một khi cổ đông nhỏ nắm chắc được luật pháp thì cổ đông lớn ắt phải dè chừng.



    Ông đánh thế thế nào về việc FPT đã thành lập một series FPT con thời gian qua?

    Một trong những nguyên nhân được dư luận quan tâm là việc các cổ đông lớn ?otư nhân hóa? thương hiệu FPT cho một loạt công ty con mới được thành lập trong một số ngành thời thượng như chứng khoán, ngân hàng, quản lý quỹ? mà họ có quyền góp vốn cá nhân.

    Ngoài quyền lợi gián tiếp mà cả cổ đông lớn và nhỏ cùng hưởng ngang nhau qua tỷ lệ góp vốn của FPT vào các công ty con này, các cổ đông lớn còn được hưởng lợi lớn từ việc tham gia góp vốn theo giá gốc vào các công ty con sử dụng thương hiệu FPT, trong khi các cổ đông nhỏ không được quyền này.

    Nhằm cứu vãn tình hình, chiều ngày 10/8, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT Trương Gia Bình đã đích thân đăng đàn trả lời các câu hỏi của các cổ đông. Có thể nói với lực lượng nhân sự hùng hậu, FPT đã có một sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng về các vấn đề nóng và mặc dù trả lời thông qua VnExpress, là tờ báo trực thuộc FPT, các cổ đông cũng khá hài lòng với một phong cách trả lời thông minh, ngắn gọn và hiệu quả của ông Chủ tịch.

    Cá nhân tôi đã gửi 30 câu hỏi và nhờ những người bạn khác đưa ra không dưới 100 câu hỏi "nhạy cảm" và "gài bẫy", nhưng gần như chỉ có vài ba câu được ông Bình trả lời, nhưng tuyệt nhiên không có câu trả lời dành cho những câu hỏi "nhạy cảm". Mặc dù không có sự chứng kiến của Đài truyền hình nhưng tôi tin chắc gần như tất cả các câu trả lời của ông Chủ tịch đã được soạn sẵn trước khi đến Văn phòng VnExpress. Có lẽ mục đích của ông Chủ tịch chỉ là chứng minh cho các nhà đầu tư rằng ông Chủ tịch và FPT sẵn sàng đối mặt với các sự thật chứ không hề tránh né mà thôi.

    Tuy vậy, ông Chủ tịch biết khi nào trả lời thẳng, khi nào trả lời vòng cũng như khi nào phải né các vấn đề nhạy cảm.

    Trong câu hỏi của bạn Vũ Duy Quân, ông Bình thừa nhận các thành viên Hội đồng Quản trị được quyền đóng 29%, 47,7%, 4,5% vào các công ty FPTS, FPTC, FPTB (riêng ông Chủ tịch đóng 4,3%, 6,8%, 1,1% theo tỷ lệ tương ứng).

    Nhưng thay vì việc trả lời phân biệt cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, ông Bình đã chuyển ?oquả bóng? quyền góp vốn cá nhân sang cho ?onhững người có đóng góp trực tiếp cho tập đoàn FPT?, bao gồm các thành viên Hội đồng Quản trị mà không dành cho các cổ đông ngoài công ty như lời chất vấn của bạn Anh Minh.

    Tuy nhiên, chính vì hành động này mà FPT đã gây dư luận xấu và ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo nội bộ của TPG và Intel Capital, đây là nguyên nhân lớn nhất khiến cho 2 nhà đầu tư hàng đầu Hoa Kỳ đã lên kế hoạch bán số cổ phần tại FPT mà họ đang nắm giữ.

    Có lẽ, đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng và hành động.


    Một vài nét phác thảo về câu lạc bộ các cổ đông thiểu số mà ông và những người bạn đang nghiên cứu và xây dựng?

    Theo định hướng thì câu lạc bộ sẽ là nơi tập hợp các cổ đông thiểu số, cùng nhau trao đổi thông tin, kiến thức, cùng nhau đi đòi quyền lợi chính đáng của mình... Nhưng ở Việt Nam, để có thể tập hợp nhau lại không dễ.

    Thực tế, mô hình câu lạc bộ mới manh nha ở một số hoạt động của một vài nhóm người chủ yếu là bạn bè như: cùng nhau tập hợp lại, lựa chọn người của mình vào hội đồng quản trị bằng cách bầu dồn phiếu.

    Ý tưởng này có thể dần dần tìm kiếm thêm nhiều người, tăng thêm lực lượng, nhưng cách làm này vẫn mang tính chất tự phát, tự nguyện không chính thức. Nếu để hoạt động có hiệu quả hơn, cần phải có ?obà đỡ?, có người đi đầu, có tiêu chí, và cần người đi tiên phong.


    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=110bacc68e64e8
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=d2eef1c1187383&pageid=1340

    Chúng ta hãy cũng đi tìm công lý vì tương lai của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và vì chính tương lai của chúng ta nói riêng
    Xung phong
  2. demcodon1

    demcodon1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Có VAFI và VNEco hậu thuận đó.
  3. bullcafe

    bullcafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Có quá đi chứ, thì câu lạc bộ chứng khoán hà nội (CSC) của bọn em cũng là nhằm mục đích này mà lại. Góp lại thì mới có tiếng nói trong HĐQT, hoặc ít ra có cái danh mà nói chuyện với báo chí. Xin mời các bác gia nhập CLB chứng khoán Hà Nội (CSC).
    Các bác cứ chú ý, tầng thứ 6 đang xây đấy, các thành viên vào spam cho nó đỡ stress thôi, còn hoạt động offine rất tâm huyết đấy. Ace tự đứng ra làm clb sẽ tốt hơn nhà nước làm, vì nn mà làm thì bọn đại gia chúng nó lại dắt mũi hết.
  4. demcodon1

    demcodon1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, có bác BULL CAFE thì lo gì không kiện được FPT chứ?

    Được demcodon1 sửa chữa / chuyển vào 20:17 ngày 13/08/2007
  5. bullcafe

    bullcafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Hì hì
    Kiện thì không kiện được, vì các Đại cổ đông "thân yêu" của chúng ta không sai luật gì cả!
    Nhưng chúng ta có thể đưa lên báo chí, vtv, báo mạng, đánh vào cái status của họ. Hà hà, đại gia thì tiền ko quý bằng status đâu.
    Vấn đề là đưa được vấn đề lên báo thôi, ko đưa được lên vnexpress thì ta đưa lên dantri.com, mà vneconomy đã đưa rồi còn gì; Nam Bắc phân tranh rồi đấy, từ chính trị đến kinh tế. Ko nhẽ các đại gia miền Nam lại để tuột mất danh hiệu N1 VN thì ngượng quá!
  6. demcodon1

    demcodon1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Vẫn chưa ăn thua. Không thấy lão Bình vẫn cười hỉ hả đấy sao?
  7. buocvaodoi

    buocvaodoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhất trí 100%.

    Có bác nào biết nhà lão Bình ở đâu không nhể? trong khi toà chưa xử, luật chưa ra, anh em ta cứ đến nhà lão và mấy lão phó cắm biểu ngữ: Đả đảo quân ăn cắp - trả lại sự công bằng đã.

Chia sẻ trang này