Có nên mở room để kéo giá lên không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pipihn, 01/09/2007.

3150 người đang online, trong đó có 50 thành viên. 02:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 328 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
    Có nên mở room để kéo giá lên không?

    Theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP, Chính phủ chỉ cho phép mức sở hữu cổ phần của NĐT chiến lược nước ngoài là 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây là một tỷ lệ gây tranh cãi trong thời gian vừa qua, và đã có nhiều ý kiến kiến nghị đây chính là thời điểm nên tăng ?oroom? cho lĩnh vực ngân hàng.

    Chưa thể mở ?oroom?

    Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép HSBC vượt qua mức 15% sở hữu tại Techcombank, nhưng đây cũng chỉ là ?otrường hợp đặc biệt?. Chính phủ đã chỉ đạo, mức sở hữu của các NĐTNN chắc chắn vẫn sẽ không thể vượt quá 20%. Mức mở ?oroom? như vậy đã thực sự hợp lý?

    Câu trả lời của rất nhiều nhà phân tích là ?oChưa?. Với tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường Tài chính ?" Ngân hàng như trong thời gian qua, việc Nhà nước vẫn duy trì mức room thận trọng như vậy sẽ gây tác động tới chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng.

    Theo quy định, một NĐTNN sẽ không được sở hữu quá 10% vốn điều lệ của một Ngân hàng nội địa. Đây chính là điều khiến các NĐTNN không hài lòng trong những cuộc đàm phán mua cổ phần của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Trên thực tế, phía các NĐT quốc tế hầu hết đều chỉ mong được mua tới mức 20%, đây cũng là mức Chính phủ dự kiến cho phép thời gian tới.

    Khối đầu tư nước ngoài đã công khai ý định trong việc sở hữu nhiều hơn lượng cổ phần tại các ngân hàng nội, vậy còn về phía các ngân hàng trong nước thì sao? Vào thời điểm này, chính các Ngân hàng Thương mại Cổ phần cũng đã bày tỏ ý muốn Chính phủ cho phép mở thêm room cho các đối tác chiến lược.

    Nhu cầu của các Ngân hàng Thương mại nội địa là rất đáng quan tâm, và họ cũng có nhiều cơ sở để yêu cầu có được lượng đầu tư lớn hơn trong thời gian tới. Một Giám đốc ngân hàng cho biết, hầu hết các nhà băng cổ phần ở nước ta đều đã đề đạt lên Chính phủ về kế hoạch được bán thêm ít nhất 10% cổ phần cho đối tác chiến lược. Rất nhiều ngân hàng cho rằng, con số 20% dành cho các NĐT ngoại sẽ là khả thi và hợp lý ngay trong năm 2007.

    Không thể mãi cứng nhắc

    Theo cam kết thực hiện lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam vẫn sẽ phải giữ quy định về lượng mua cổ phần sở hữu trong một ngân hàng không quá 30%. Trong thời gian ngắn, tổng mức sở hữu cổ phần chắc chắn sẽ không thể ?ovọt xà?, nhưng thực ra, Chính phủ vẫn có thể nâng hạn mức dành cho một NĐT ngoại tại các ngân hàng nội, để đáp ứng phần nào nhu cầu đầu tư của giới tài chính quốc tế.

    Theo thông lệ, khi trở thành đối tác chiến lược của một ngân hàng, các NĐT ngoại thường cam kết đầu tư vốn, cũng như hỗ trợ công nghệ cho nhà băng họ đầu tư. Nhưng có một sự thật là, nếu lượng cổ phần của đối tác tại ngân hàng không đủ mạnh, họ sẽ gặp khó khăn trong việc tham gia và tác động vào guồng máy kinh doanh của ngân hàng đó. Trên lý thuyết đầu tư, mức sở hữu 10% như hiện nay, hay thậm chí là 20% vẫn là quá thấp.

    Nhưng nếu Chính phủ điều chỉnh room lên 20%, đó sẽ là một động thái giúp NĐT ngoại có cái nhìn tích cực hơn về tương lai thị trường Việt. Nếu tỉ lệ sở hữu dành cho giới đầu tư nước ngoài ở các ngân hàng nội vẫn tiếp tục quá thấp, các tổ chức tín dụng quốc tế sẽ cảm thấy họ mất đi vai trò nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam.

    Nên nhớ, cho đến nay, tổng số cổ phần mà ngân hàng ngoại mua của các ngân hàng trong nước như Techcombank, Sacombank, ACB hay VPBank đã lên đến hàng chục triệu USD.
  2. roses_in_snow_84

    roses_in_snow_84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Đã được thích:
    0
    ko
  3. salzburg

    salzburg Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2007
    Đã được thích:
    930
    Nếu muốn bán nền kinh tế cho nước ngoài và biến người Việt Nam thành những kẻ làm thuê thì mở room. Một khả năng khác có vẻ hay hơn là hãy để cho các công ty thành lập tràn lan, ồ ạt cấp phép lập ngân hàng rồi bán cho Tây, Ta, theo kiểu FPT đang làm, thì OK.
  4. blackwhite85

    blackwhite85 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2007
    Đã được thích:
    0
    ko nên đó chỉ là biện pháp tình thế
    muốn cho VN mất hết ah







    http://rongbay.com/detail.php?ad_id=881941&catid=256&nc=59?utm_source=ttvnol.com&utm_medium=text&utm_content=NguyenThaiDuong&utm_campaign=CTVForum
    nhấp chuột là có
  5. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
    thực ra là chỉ nâng room lên tý chút thôi, 35 - 40% chẳng hạn. VN mình có làm được cái gì đâu, ko có tiền của Tây thì phát triển cái gì nào
  6. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
    Hiện tại không cần
  7. autosaver

    autosaver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Mở room không hẳn là giải pháp tốt



    (Dân trí) - Sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán thời gian qua, theo nhận định của lãnh đạo một số công ty niêm yết hàng đầu trên sàn TPHCM chỉ là biến động nhất thời, nên việc ?omở room để cứu thị trường? không hẳn là giải pháp tốt.


    Thị trường chỉ biến động nhất thời

    Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục được điều chỉnh với nhiều mã cổ phiếu trở về mức giá thực. Đã có giai đoạn, nhà đầu tư chán sàn, rút vốn sang đầu tư lĩnh vực khác khiến bảng giao dịch luôn ?ođỏ rực?. Và chỉ cần một vài lời nhận định vô căn cứ đã ?ođánh gục? nhà đầu tư một cách dễ dàng?




    Bà Nguyễn Thị Mai Thanh.

    Theo nhận định của bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) thì: Sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán thời gian qua chỉ là biến động nhất thời do có tác động của một số quy định của Nhà nước.

    Điển hình là giới hạn tỷ lệ 3% cầm cố cho vay chứng khoán đã ảnh hưởng tương đối mạnh tới nhà đầu tư. ?oNhà đầu tư phải thu xếp hoàn vốn ngân hàng, giảm vốn lưu chuyển trên thị trường chứng khoán, khiến Vn-Index không giữ ở mức cao?- bà Thanh lí giải.

    Dự đoán cho tương lai, bà Thanh cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam có điều chỉnh cũng chỉ ở mức này, không có đột biến.

    Bà Thanh nói: ?oĐứng ở góc độ công ty niêm yết và quan sát thị trường, tôi cho rằng, thị trường tăng trưởng hay suy giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là sức khoẻ của công ty niêm yết; thứ hai là tính ổn định của môi trường pháp lý mà các tổ chức liên quan đang vận hành; thứ ba, yếu tố không thể không kể tới là thị trường thế giới vì nó sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn lưu chuyển qua lại trên thị trường Việt Nam từ các nhà đầu tư nước ngoài?.

    ?oSiết chặt? cơ hội của nhà đầu tư nội?

    Câu chuyện mở room (tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty niêm yết? thời gian qua và hiện nay vẫn luôn được nhắc tới.

    Một số quỹ đầu tư nước ngoài cũng đang kêu nhiều loại cổ phiếu blue-chips đã hết room và không ít lần họ ?ođánh tiếng? sẵn sàng đầu tư vào thị trường một khi Chính phủ Việt Nam nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên mức 49% hiện tại.

    Nhà đầu tư trong nước, thậm chí cả một số chuyên gia tài chính trước động thái của nhà đầu tư nước ngoài, cùng với diễn biến ảm đạm của thị trường cũng sốt sắng, hô hào ?ohộ? nhà đầu tư ngoại chuyện mở room.

    Sau sự cố hi hữu nhầm room cho nhà đầu tư nước ngoài trong phiên giao dịch cổ phiếu STB (ngày 21/8), ?ocầu? cổ phiếu này tăng lên đột biến đã phần nào tạo sự phấn khích cho thị trường.

    Nhà đầu tư chớp lấy cơ hội, ồ ạt mua vào với mức giá tăng trần và đã có trên 2 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, số cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài sử dụng hết 49% chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu blue-chips như: GMD, REE, TMS?

    Theo quan điểm của bà Thanh thì, tỷ lệ 49% theo quy định là vừa phải trong thời điểm hiện nay: ?oNếu chúng ta kỳ vọng nâng tỷ lệ này lên cao hơn để đẩy giá cổ phiếu và Vn-Index lên thì sự lên giá này cũng chỉ là ngắn hạn. Bởi cơ hội sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài tăng lên, đồng nghĩa cơ hội của nhà đầu tư trong nước sẽ thấp đi?.




    Ông Đỗ Văn Minh.

    Cũng đồng quan điểm với bà Thanh về tỉ lệ 49%, ông Đỗ Văn Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gemadept (GMD) nói: ?oVẫn biết nếu mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, giá chứng khoán niêm yết sẽ tăng nhưng mở room không phải là giải pháp căn cơ, mang tính lâu dài để Vn-Index cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng?.

    Theo ông Minh, khi giá chứng khoán được đẩy lên cao, nhà đầu tư nội bán được giá cao đương nhiên có lợi. Nhưng cái ?othiệt? lại là về lâu dài: ?oSau này, khi công ty phát triển mạnh lên, giá nhà đầu tư trong nước đã bán ra lại là giá rất rẻ. Khi họ muốn mua lại thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bán?.

    Điều quan trọng nhất để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững trong dài hạn, ông Minh cho rằng trách nhiệm thuộc về ba phía: công ty niêm yết, nhà đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước.

    ?oQuan trọng nhất từ phía công ty niêm yết là phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để nâng cao lợi nhuận, doanh thu. Công chúng đầu tư cũng phải chuyên nghiệp hơn, không thể nhất thời chạy theo tâm lý bầy đàn, a dua. Từ phía cơ quan quản lý cũng phải quản lý theo chiến lược lâu dài hơn. Đó mới là giải pháp căn cơ lâu dài để thị trường Việt Nam tiến những bước dài? - ông Minh kết luận.
  8. NYSE6868

    NYSE6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2007
    Đã được thích:
    7
    Đợi em múc đủ xong rồi mới mở room.... để em kiếm 50% / tháng.....

Chia sẻ trang này