Có nên mua vào khi giá cổ phiếu liên tục sụt giảm?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phuongdn164, 31/03/2007.

4317 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 16:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1757 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. phuongdn164

    phuongdn164 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Có nên mua vào khi giá cổ phiếu liên tục sụt giảm?

    Mới đọc được bài viết khá hay trên VIR pót lên cho các bro tham khảo

    Có nên mua vào khi giá cổ phiếu liên tục sụt giảm?
    Châu Kỳ
    Tính đến ngày 28/3/2007, tức sau 7 phiên thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục xuống dốc, với các nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc ?ocó ăn có chịu? thì tỏ ra bình tĩnh và cho đây là trạng thái tất yếu của TTCK.

    Thế nhưng, cũng có không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ, vừa bước chân vào thị trường (ở thời điểm chỉ số VN ?" Index lên đỉnh điểm rồi sau đó tụt dài) thì tâm trạng lại đang như ?ongồi trên đống lửa?.
    Đầu năm 2007, trước thông tin về những người kiếm được bạc tỷ nhờ chơi chứng khoán, chị H. (quận 2, TP.HCM) nhiều lần ?otrách? chồng (anh T.) cù lần không biết bung ra kiếm tiền với thiên hạ. Dù chưa có khái niệm về chứng khoán, nhưng trước sự trách móc của vợ cùng những thông tin cho rằng, kiếm tiền trên sàn chứng khoán dễ như hái lá trên cây, cứ bỏ tiền ra mua ắt sẽ có lời..., anh T. đã quyết định ?otạm gác? nghề thợ hồ, thế chấp mảnh đất liền nhà, vay hơn 700 triệu đồng để gia nhập sàn chứng khoán.
    Sau khi được tư vấn bởi một người quen, anh T đã trích ra gần 500 triệu đồng trong tổng số tiền đi vay để mua 3.000 cổ phiếu Sacombank (mã chứng khoán là STB) với giá 161.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền còn lại được anh T. đầu tư vào một số cổ phiếu khác. Song, cơ hội làm giàu không đến nhanh như anh tưởng. Mặc dù phiên đầu tiên các cổ phiếu anh T. mua đều tăng mạnh, nhưng sau phiên đó, thị trường quay đầu tụt dốc liên tiếp. Quá hoảng hốt, khi nhẩm tính mỗi ngày mất đi hàng chục triệu đồng, cùng tiền lãi suất ngân hàng thế chấp nhà đất, nên ngày 26/3, anh đã quyết định bán ra toàn bộ số cổ phiếu mà mình mua vào.
    Không chỉ có anh T., mà còn nhiều trường hợp khác cũng đang ?ongồi trên đống lửa?. Anh Hùng, thợ hớt tóc ở góc đường Nguyễn Thông (quận 3, TP.HCM) là một ví dụ. Trước đó, vào thời điểm TTCK tăng vùn vụt, nghe nhiều khách hàng hớt tóc nói về việc kiếm được tới dăm ba chục triệu mỗi ngày, anh Hùng quyết định lên sàn tìm hiểu thông tin, quy trình đặt lệnh? Và cách đây hơn một tuần, khi thị trường sau nhiều phiên tụt dốc, bắt đầu chuyển hướng ngược lại, anh Hùng đã chớp lấy ?othời cơ vàng? để nhập cuộc. Anh Hùng cho biết, anh đã thế chấp căn nhà của gia đình được 100 triệu đồng để đầu tư vào cổ phiếu của Công ty cổ phần Kinh Đô (mã chứng khoán KDC). Nhưng từ khi mua đến giờ, cổ phiếu của anh liên tục sụt giảm. ?oKhi quyết định bỏ tiền ra đầu tư, không chỉ tôi, mà cả gia đình đều hy vọng đây là cơ hội đổi đời. Nhưng giờ đây, mỗi ngày cứ thấy tiền thâm hụt dần, không còn tâm trạng đâu mà hớt tóc?, anh Hùng nói trong lo âu và cho biết, nhiều ngày qua anh đặt lệnh bán, nhưng không bán được, nên đành ngồi chờ, hy vọng cổ phiếu tăng trở lại.
    Không riêng gì anh T., anh Hùng, thời gian qua có không ít người, mặc dù không có kiến thức về chứng khoán cũng như không có vốn, nhưng đã mạo hiểm thế chấp những tài sản có giá trị để đầu tư vào chứng khoán.
    Theo số liệu từ Trung tâm Thông tin tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM), thông thường vào thời điểm đầu năm, khách hàng thế chấp quyền sử dụng đất rất ít. Nhưng năm nay thì khác, chỉ tính riêng trong tháng 2/2007, lượng khách hàng đến thế chấp nhà đất tăng gấp 163% (tăng hơn 700 lượt người) so với cùng kỳ năm 2006. Một cán bộ Trung tâm dự đoán, với đà này, khả năng trong năm 2007, lượng nhà đất thế chấp sẽ tăng 40 - 60% so với năm 2006. ?oNguyên nhân khiến lượng khách hàng thế chấp nhà đất tăng bất thường như vậy có thể là do đầu tư vào TTCK?, cán bộ này nhận định.
    Theo các chuyên gia chứng khoán, TTCK là một thị trường tài chính cao cấp, đồng thời là kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, để tham gia thị trường này, nhà đầu tư phải có kiến thức và có bản lĩnh thật sự. Trước khi quyết định đầu tư vào chứng khoán, nhà đầu tư nên suy nghĩ, phân tích kỹ cổ phiếu mà mình sẽ mua. Đừng mua cổ phiếu với kỳ vọng ngày mai giá của nó sẽ tăng gấp đôi. Những nhà đầu tư dài hạn thường mua cổ phiếu vì nhận thức được tiềm năng phát triển của nó trong tương lai, mặc dù giá loại chứng khoán này có lúc giảm chỉ bằng ½.
    Ông Dominic Scriven, Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital cũng có lời khuyên, các nhà đầu tư không nên đầu tư tất cả khoản tiền mình có vào cổ phiếu với kỳ vọng sẽ lời nhanh, mà chỉ nên trích 20 - 30% số tiền có được để đầu tư và thăm dò. Nếu giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư đừng hoang mang, vội vàng bán ra, mà nên dùng số tiền còn lại để mua tiếp cổ phiếu. Phương pháp này được gọi là bình quân giá.
  2. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Toàn lý thuyết. Nhỡ đâu nó giảm mãi thì sao nhẩy. Phải đổi lại câu slogan này là: Chỉ nên mua vào khi mình thích
  3. vantruongdia

    vantruongdia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Không mua lúc CP giảm thì chắc chắn là mua khi CP tăng rồi. he he
  4. phuongdn164

    phuongdn164 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Cùng với sự nóng lên của thị trường chứng khoán (TTCK), hàng loạt công ty đã và đang tiến hành phát hành cổ phiếu (CP) mới với giá ưu đãi cho các cán bộ điều hành để thu hút nhân tài, bán CP giá ưu đãi cho đối tác chiến lược... Thế nhưng không có nhiều cổ đông biết được một bí ẩn.

    Trong số các công ty phát hành CP ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên (chủ yếu cho cán bộ điều hành cốt cán), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) là 2 công ty thuộc diện đứng đầu về số lượng phát hành.

    Sacombank đã công bố phát hành tới 30 tỉ đồng CP mới cho các cán bộ điều hành cốt cán chỉ với giá bằng 1,5 lần mệnh giá (giá thị trường của Sacombank ngày 23-3 là 16,5 lần so với mệnh giá). SSI công bố phát hành 10 tỉ đồng CP mới cho cán bộ, nhân viên với giá bằng 5 lần mệnh giá (giá thị trường của SSI ngày 23-3 là 25,2 lần mệnh giá).

    Một chuyên gia về chứng khoán nhận xét về việc phát hành này như sau: "Khi đưa ra đại hội cổ đông, không có nhiều người hiểu được một sự thật của việc bán CP với giá ưu đãi cho cán bộ điều hành cốt cán: đó chính là chi phí lương của các cán bộ này và đây là một khoản chi phí cực lớn". Nếu tính theo giá thị trường ngày 23-3 thì chi phí nhân sự của Sacombank là 450 tỉ đồng (giá thị trường là 495 tỉ đồng, giá bán ưu đãi là 45 tỉ đồng); chi phí của SSI là 202 tỉ đồng (giá thị trường là 252 tỉ đồng, giá ưu đãi là 50 tỉ đồng).

    Vị chuyên gia này cho biết: "Điều đáng nói là những khoản chi phí này lại là một khoản chi phí ẩn và không được đưa vào chi phí kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều cổ đông đã phải thông qua một khoản chi phí cực lớn nhưng lại không biết.

    Tại các nước khác, các khoản chi phí này được tính vào chi phí kinh doanh và các cổ đông phải cân nhắc rất nhiều khi thông qua phương án này". Vị này cũng nhận xét thêm: "Do các cổ đông không hiểu rõ về loại chi phí ẩn này nên việc thông qua phương án phát hành CP ưu đãi cho cán bộ điều hành cốt cán mới được thông qua dễ dàng như vậy".

    Một cổ đông của Sacombank thì nhận xét: "Trường hợp phát hành nhiều CP ưu đãi cho cán bộ điều hành mà không làm rõ ràng về chi phí ẩn của việc phát hành sẽ không đảm bảo công bằng về quyền lợi cho các cổ đông không phải là người điều hành. Một hệ quả là những chi phí ẩn đã làm thu nhập của công ty bị suy giảm đáng kể mà các cổ đông không biết".

    Trao đổi với báo giới chiều 23-3, phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán rất lớn của nước ngoài cho biết, tại các nước có TTCK phát triển, việc phát hành CP với giá ưu đãi cho các cán bộ điều hành phải được tính vào chi phí lương của nhân viên và việc bán các CP có giá giảm hơn so với giá thị trường này thường được gắn với những thời điểm cụ thể. Thêm vào đó, việc phát hành CP kiểu này được kiểm soát khá chặt chẽ bởi các cổ đông và cơ quan quản lý về TTCK (tại Việt Nam là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).

    Vị phó tổng giám đốc này nhận xét: "Nếu bán CP ưu đãi với giá rất thấp cho một số cán bộ điều hành cốt cán mà không làm rõ các chi phí ẩn ở trong đó là điều không công bằng đối với các cổ đông khác". Vị này cũng cho biết thêm, quỹ phúc lợi cũng là yếu tố riêng có của Việt Nam do "thừa hưởng" từ các công ty nhà nước. Về mặt nguyên lý kế toán thì các khoản chi từ quỹ phúc lợi vẫn là một loại chi phí và theo nguyên tắc kế toán phải được tính vào chi phí để báo cáo trước các cổ đông.

    Chiều 23-3, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị SSI cho biết: "Tất cả những vấn đề này đều do đại hội đồng cổ đông quyết định. Họ có thể thông qua hoặc không thông qua phương án bán CP với giá ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên. Tôi cũng xin lưu ý là làm ra lợi nhuận là do bộ máy điều hành và cần phải có những chính sách để thu hút nhân tài. Nếu không đem lại cho họ đủ ưu đãi thì họ có thể đi nơi khác và đó là quyền của họ"
  5. chuonchuonngo

    chuonchuonngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Các chiến thuật kinh doanh cổ phiếu



    Bài viết sau giới thiệu một số chiến thuật của những nhà kinh doanh cổ phiếu lớn tại thị trường Mỹ.

    Những chiến thuật này được đúc kết trong cuốn ?oLessons from the Greatest Stock Traders of All Time? - tạm dịch ?oNhững bài học từ những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công nhất? của John Boik, và cuốn ?oThe 21 Irrefutable Truths of Trading?, tạm dịch ?o21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu? của John Hayden.

    Chiến thuật kinh doanh ?okhông cảm xúc? và ?ophân tích cơ bản? của Bernard Baruh

    Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson.

    Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu ?olạnh?, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán.

    Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình.

    Chiến thuật ?oKim tự tháp? và ?oThăm dò? của Jess Livermore

    Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929.

    Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng ?oHow to Trade in Stocks?, ông bị thất bại, phá sản và tự tử.

    Chiến thuật ?oKim tự tháp? do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ.

    Chiến thuật thứ hai là chiến thuật ?oThăm dò?. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình.

    Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn.

    Chiến thuật ?okinh doanh tập trung? và ?ohành động nhanh? của Gerald M. Loeb

    Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác.

    Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham - một trong những ?oông tổ? về đầu tư, viết cuốn ?oPhân tích chứng khoán?, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn ?oChiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán? với quan điểm hoàn toàn đối nghịch.

    Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là ?okinh doanh tập trung?, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó.

    Chiến thuật thành công thứ hai của ông là ?ohành động nhanh?. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra.

    Chiến thuật ?oKỹ thuật và cơ bản? và ?olý thuyết hộp? của Nicolar Darvas

    Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước.

    Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái ?ohộp?. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái ?ohộp? mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao

    Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của công ty.

    Chiến lược CANSLIM của William J. O?TNeil

    Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O?TNeil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ.

    Ông là người sáng lập tờ Investor?Ts Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây:

    C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%.

    A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%.

    N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới.

    S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao.

    L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu.

    I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu.

    M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó.

    Những điểm quan trọng

    Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau:

    - Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những ?ophi vụ? trước.

    - Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại.

    - Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn.

    - Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường. O?TNeil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn.

    - Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.

    - Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷ suất lợi nhuận.

    - Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó.

    - Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh.

    - Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác.

    - Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.

    - Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.
  6. conde

    conde Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Đã được thích:
    0
    Có $ là ôm ngay
  7. t_qh

    t_qh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Không bao giờ giảm mãi mà cũng không bao giờ tăng mãi .
    Không mua lúc giảm thì mua lúc tăng à .
    Giảm là múc- tăng là bán
    Mua đáy bán đỉnh
    Thầy em dạy thế
  8. hongtra06

    hongtra06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    2
    Vậy thầy của bác có dạy lúc nào là đáy, lúc nào là đỉnh kô ạ ???
  9. t_qh

    t_qh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thầy dạy là mua đáy bán đỉnh nhưng thầy lại là chuyên gia mua đỉnh bán đáy
    Cứ lúc nào thấy thầy bán là em mua - thấy thầy mua là em bán
    Thế là thành công




    Được t_qh sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 31/03/2007
  10. hongtra06

    hongtra06 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    2
    Haha. Vậy ạ. Vậy thì bác cứ canh me xem thầy mua thế nào rồi làm ngược lại là lãi to ạ. Thôi đành chữ thầy giả thầy vậy !!!
    Thôi quay lại chủ đề Mua vào khi giá giảm. Em nghĩ ai đầu tư CK cũng biết điều đó, nhưng thực hiện thế nào lại rất khó, vì mình kô phải Nhà nước, kô phải khoai tây, kô phải đại gia... lại càng kô phải là "phóng viên báo chí biết nhiều hiểu rộng" nên kó thực hiện lắm. Mịa cái thằng giám đốc quỹ rồng đểu phát ngôn bậy bạ, hôm nọ nó nói TT giảm 30%, giờ mới giảm khoảng 10-15%, nếu theo lời nó mua tiếp chắc nhiều đồng bào cừu non bán nhà đây, ra đê ở, bất động sản ven sông hồng chắc sắp lên giá đây.

Chia sẻ trang này