CO PHIEU DAU TU RAT TOT - SCD

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi triotc01, 07/09/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4353 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 15:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1149 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. triotc01

    triotc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0
    NGHỊ QUYẾT
    ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2007
    CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT CHƯƠNG DƯƠNG


    Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2007 của Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Chương Dương được khai mạc vào lúc 08 giờ 35 phút, ngày 05 tháng 4 năm 2007, tại Khách sạn METROPOLE, số 148, đường Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, và kết thúc vào lúc 11 giờ 45 phút cùng ngày.

    THÔNG QUA KẾ HOẠCH CÔNG TÁC ĐẦU TƯ NĂM 2007:



    ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN :

    1 Tham gia góp vốn vào Công ty CP vùng đất REE- Chương Dương , để đầu tư khai thác mặt bằng 379 Bến Chương Dương. Trong trường hợp Công ty CP vùng đất REE- Chương Dương không được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư khai thác mặt bằng 379 Bến Chương Dương, thì Công ty CP NGK Chương Dương sẽ tự đứng ra làm chủ đầu tư để khai thác mặt bằng này.

    2 Khu nhà ở cao cấp tại 4C, tổ 7, Gò Dầu, Tân phú "
    3 Khu nhà ở & thương mại tại 557 Hùng Vương Quận 6
    4 Khu nhà ở & thương mại tại khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức


    ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH :
    1 Tham gia 30%/vốn điều lệ Công ty TNHH NGK Delta
    2 Tiếp nhận vốn công ty CP nươc khoáng Daka
    3 Tăng vốn góp vào Cty BR NGK Tây Đô


    KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ NHÀ MÁY MỚI :

    1 XD đầu tư nhà máy mới công suất 100 tr lít/ năm

    TỔNG CỘNG : 512,2 TY

    4. Nguồn vốn đầu tư 2007 ?" 2009:
    Đối với phần vốn huy động : sẽ huy động theo hình thức phát hành cổ phiếu và vay vốn. Thời gian phát hành cổ phiếu dự kiến vào cuối quý IV năm 2007. HĐQT xây dựng phương án kinh doanh và phương án phát hành cụ thể, xin ý kiến Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản, trước khi đệ trình Uỷ ban chứng khóan Nhà nước .

    Biểu quyết của Đại hội về Kế hoạch đầu tư 2007 - 2009:
    Biểu quyết đồng ý: - Số phiếu biểu quyết: 10
    - Tương ứng CP biểu quyết: 6.603.870 cổ phiếu
    - Tỷ lệ : 100 %


    THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ:
    Đại hội thống nhất thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, với mục đích tiếp nhận 20% vốn điều lệ của Công ty CP nước khoáng Đa Kai, tương đương 1,2 tỉ đồng, đây là phần vốn góp của Tổng Công ty BR ?" NGK Sài Gòn tại Công ty CP nước khoáng Đa Kai. Cụ thể: phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ 2,353 tỷ đồng (tương đương 235.294 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đ/cp). Trong đó tiếp nhận toàn bộ phần vốn 1,2 tỉ đồng (120.000 cp), tương ứng 51% từ Tổng Công ty BR ?" NGK Sài Gòn chuyển sang dưới dạng chuyển giao tài sản; và phát hành 115.294 cp (1,153 tỉ đồng, tương ứng 49%) cho các cổ đông hiện hữu (trừ SABECO), theo quyền mua 36:1 (cổ đông sở hữu 36 cổ phiếu được quyền mua 01 cổ phiếu), với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu.
  2. huhu122001

    huhu122001 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Đã được thích:
    974
    +++ ?oBa năm tới, thị trường bất động sản sẽ cực kỳ sôi động?
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=17&id=dcae785e2912af
    Hỏi chuyện ông Vũ Quốc Thái, Giám đốc nghiên cứu Công ty Vietnam Real Estate (VietRees) về tình hình đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam.

    Được biết VietRees thường xuyên thực hiện nghiên cứu về thị trường bất động sản. Vậy theo đánh giá của công ty, tình hình đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam trong thời gian gần đây diễn biến ra sao?

    Theo phân tích và đánh giá của VietRees, tính từ năm 2004 đến nay, đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài và liên doanh với nước ngoài vào bất động sản Việt Nam đã tăng lên với tốc độ rất nhanh, đặc biệt trong 2 năm gần đây. Ước tính tổng số vốn đầu tư và cam kết đầu tư của nước ngoài vào bất động sản từ năm 2004 cho đến năm 2010 lên tới khoảng 8-9 tỷ USD qua hàng chục dự án từ Bắc vào Nam.

    Quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao dẫn đầu là Hàn Quốc, kế đến là Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Đài Loan... Tp.HCM vẫn là địa phương thu hút đầu tư nước ngoài vào bất động sản cao nhất nước, kế tới là Hà Nội, Đà Nẵng và Hà Tây.

    Các dự án đầu tư xây dựng cao ốc căn hộ cao cấp và cao ốc văn phòng loại A + B là chiếm số lượng nhiều nhất, có giá trị đầu tư từ hơn chục triệu đến vài trăm triệu USD. Trong khi đó các dự án đầu tư xây dựng những khu đô thị mới lên đến hàng tỷ USD, đa phần tập trung các tỉnh hoặc các huyện vùng ven Tp.HCM và Hà Nội.

    Ngoài ra hiện đang có hàng loạt các dự án đầu tư nước ngoài và liên doanh khác đang chờ được cấp phép và rất nhiều các tập đoàn nước ngoài về xây dựng, địa ốc từ Australia, Mỹ... đang đến Việt Nam khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư. Theo dự tính của VietRees, số lượng các dự án sẽ tăng lên rất nhiều lần và cực kỳ sôi động trong vòng 3 năm sắp tới.

    Vì sao bất động sản Việt Nam lại thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài?

    Thứ nhất, chúng ta đã và đang hoàn thiện để đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất cho sự phát triển. Chính sách cải cách hành chính và pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn đã tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển thị trường nói chung và bất động sản nói riêng.

    Cụ thể, Luật Đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Nhà ở cùng với hàng loạt các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư khác đã tạo những tiền đề cơ bản nhất.

    Thứ hai, chúng ta có nhu cầu rất lớn về bất động sản. Việt Nam, một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu và ổn định ở châu Á, với quy mô dân số hơn 80 triệu dân, phần đông tập trung ở thành thị, quá trình di dân và tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh, thì rõ ràng đây quả là một thị trường hấp dẫn.

    Ngoài ra ngày càng có nhiều người nước ngoài đến làm việc, sinh sống, du lịch, từ đó xuất hiện nhu cầu bức thiết và đa dạng về nhà ở, điều kiện và môi trường làm việc, vui chơi giải trí...

    Thứ ba, chúng ta đã thu hút được sự chú ý và quan tâm từ các quốc gia trên thế giới. Các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm nhiều đến thị trường bất động sản Việt Nam thông qua sự phát triển kinh tế khá cao và ổn định trong nhiều năm qua. Các sự kiện kinh tế, các hội nghị, hội thảo mang tính chất khu vực được tổ chức ngày một nhiều hơn.
  3. prospectau

    prospectau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2007
    Đã được thích:
    0
    7/9: Nhà đầu tư nước ngoài tăng cả lượng mua vào, bán ra

    Theo thống kê chính thức từ Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, trong phiên giao dịch ngày 7/9, các nhà đầu tư nước ngoài tăng cả lượng mua vào và bán ra. Tuy nhiên, lượng mua vào vẫn cao hơn so với bán ra.

    Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 50 mã cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ với 884.840 đơn vị (tương đương 87,5 tỷ đồng), tăng 3,72% so với phiên giao dịch ngày 6/9. Họ bán ra 37 mã cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ, với tổng cộng 534.200 đơn vị (tương đương 58,3 tỷ đồng), tăng 6,63 về khối lượng.

    Các chứng khoán được mua nhiều nhất bao gồm: PPC (206.310cp), VNM (135.280cp), HTV (100.060cp), TRC (91.070cp), VFMVF1 (23.180cp), PRUBF1 (5.000cp).

    Các cổ phiếu được bán nhiều nhất bao gồm: DMC (82.020cp), PGC (76.620cp), PPC (72.330cp), PRUBF1 (2.000cp), VFMVF1 (600cp).

    Trên sàn chứng khoán Hà Nội, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 14 mã cổ phiếu với tổng cộng 67.300 đơn vị, tăng so với 42.000 đơn vị trong phiên giao dịch ngày 6/9. Họ bán ra 6 mã cổ phiếu, tổng cộng 132.600 đơn vị, tăng so với 76.700 đơn vị.

    Các cổ phiếu được mua vào bao gồm: NTP (42.000cp), SSI (13.000cp), BMI (3.000cp), SD9 (3.000cp), PVI (2.000cp). Các cổ phiếu được bán ra bao gồm: SVC (115.000cp), PVI (10.000cp), S99 (4.000cp), SDT (3.000cp).(ATP, 7/9)
  4. triotc01

    triotc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0
  5. xuandong1

    xuandong1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Đã được thích:
    0
    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    Thứ bảy, 08-09-2007



    VN - Index sẽ tiếp tục tăng

    06-09-2007 22:22:06 GMT +7


    Thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào? Sau đây là một số nhận định từ Công ty Chứng khoán EPS


    Phiên thứ năm ngày 6-9, chỉ số VN-Index đạt 928,36 điểm, tăng 2,79 điểm so với phiên trước đó, khối lượng giao dịch hơn 7 triệu cổ phiếu. Diễn biến VN-Index trong tuần trước có 3 ngày tăng và 2 ngày giảm chứng minh phần nào quan điểm về xu hướng đi lên của thị trường chứng khoán.

    Công ty chứng khoán sẽ sử dụng trong hình vẽ những công cụ như chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), đường trung bình động hội tụ, phân kỳ (MACD), các đường xu hướng và các ngưỡng hỗ trợ kháng cự Fibonacci để phân tích những diễn biến của thị trường trong tuần tới.

    Lên giá vẫn là xu hướng chủ đạo trong tuần này

    Xu hướng đi lên vẫn là chủ đạo trong tuần này và xu hướng này sẽ được xác định mạnh mẽ hơn nếu chỉ số VN-Index vượt qua đường xu hướng 2. Ngưỡng hỗ trợ vẫn như trước, là đường nối dài của hai điểm 905,53 và 892,88. Ngưỡng kháng cự sắp tới mà VN-Index sắp đạt đến là 959,32 theo đường kháng cự 38,2% của Fibonacci.

    Để phân tích sâu hơn về thị trường, xin đưa ra một số thống kê mô tả về VN-Index từ cuối năm 2006. Ngày 25-4-2006, VN-Index đạt 632,69 điểm, sau đó rớt xuống đáy đạt 399,8 điểm ngày 2-8-2006 có nghĩa là giảm 36,8% so với đỉnh cao trong vòng 3 tháng.

    Trong năm nay, VN-Index đạt 1.170 điểm ngày 12-3 và rớt xuống đáy thấp nhất 892,88 điểm ngày 3-8 có nghĩa là giảm 24% trong 5 tháng. Nếu chúng ta tính chỉ số VN-Index từ 399,8 điểm tăng lên 1.170 điểm, tức mức tăng trưởng hơn 190%.

    Nhìn trên biểu đồ, chúng ta sẽ thấy được những điểm tương đồng của VN-Index giai đoạn cuối năm 2006 và thời điểm này. Giai đoạn VN-Index xuống thấp nhất năm 2006 là đầu tháng 8, xuống còn 399 điểm, còn điểm thấp nhất của năm 2007 là 892 điểm ngày 3-8.

    Đường MACD tại hai thời điểm cũng có nét tương đồng là đang cắt dưới đường 0 và đang ở xu hướng đi lên (điểm trong vòng tròn). Nhìn tổng quan hơn, ta thấy nét giống nhau của hai tam giác tạo bởi đường xu hướng 2, 4 và 5, 6.

    Nói tóm lại, nếu lịch sử có thể lặp lại hoặc lặp lại một phần, thì khả năng VN-Index có xu hướng đi lên từ đây đến cuối năm là rất cao.

    Những yếu tố tích cực

    Về nền tảng kinh tế vĩ mô, những yếu tố tích cực diễn ra trong tuần trước như thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á đã tăng trở lại, Chính phủ Mỹ sẵn sàng giảm tiếp lãi suất tiền gửi nếu có xảy ra biến cố tương tự, kinh doanh khả quan của các công ty niêm yết, cuộc hội thảo với các công ty lớn để củng cố lòng tin nhà đầu tư, những tranh luận về mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, báo cáo mới nhất của HSBC khuyến khích các nhà đầu tư mua vào cổ phiếu... làm nền tảng tương đối vững chắc để nhà đầu tư củng cố lòng tin vào xu hướng tăng của VN-Index.

    Trong khi đó, những yếu tố khiến VN-Index giảm xuống được nêu vào tuần trước có xu hướng giảm đi như việc một số ngân hàng chấp nhận cầm cố chứng khoán (những loại chứng khoán được chỉ định với lãi suất cao hơn) đã phần nào giải tỏa lượng cầu cổ phiếu của các nhà đầu tư trong nước.

    Với những yếu tố đã đề cập ở trên, xu hướng VN-Index đi lên vẫn là xu hướng chủ đạo trong những phiên sắp tới. Chỉ số VN-Index tăng nhẹ nhưng khối lượng giao dịch luôn ở mức cao và ổn định là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán VN.

    Tuy nhiên, VN-Index tăng không có nghĩa là các cổ phiếu đều tăng mà chỉ tăng với cổ phiếu của những công ty có kết quả kinh doanh tốt, kế hoạch kinh doanh tiềm năng, có chiến lược rõ ràng và đội ngũ lãnh đạo tạo được lòng tin của các nhà đầu tư. Để có được những yếu tố này, nhà đầu tư cần tỉnh táo, trang bị những kiến thức cần thiết, những kênh thông tin tin cậy, chính xác...
  6. triotc01

    triotc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0
    van trung thanh voi SCD
  7. coxchia

    coxchia Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Năng lực thằng này hơi kém, nhìn liếc qua thì có vẻ ngon, hy vọng sớm có sự thay đổi bộ máy
  8. triotc01

    triotc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0
    up
  9. triotc01

    triotc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0

    [/quote]

    van trung thanh voi SCD


    [/quote]

    Năng lực thằng này hơi kém, nhìn liếc qua thì có vẻ ngon, hy vọng sớm có sự thay đổi bộ máy


    [/quote]
    Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương

    Tên tiếng Anh:

    Tên viết tắt: SCD



    Mã niêm yết/Mã OTC: SCD


    Tên bộ ngành trực thuộc: Bộ Công nghiệp

    Ra đời / Hình thành: Công ty Cổ phần nước giải khát Chương Dương có tiền thân là nhà máy Usine Belgique, được xây dựng vào năm 1952 trực thuộc tập đoàn BGI của Pháp chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng: bia, nước đá và nước giải khát các loại. Trước năm 1975, là nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất tại Miền Nam Việt Nam. Vào tháng 07/1977 tập đoàn BGI chính thức chuyển nhượng quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho Nhà nước Việt Nam với tên gọi là Nhà máy nước ngọt Chương Dương. Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 02/06/2004, với vốn điều lệ 85 tỷ đồng do Tổng Công ty Bia Rượu Nước Giải khát Sài Gòn (SABECO) nắm cổ phần chi phối (51%)



  10. triotc01

    triotc01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này