Cổ phiếu dệt may có hấp dẫn...?[/

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 07/08/2007.

6708 người đang online, trong đó có 1020 thành viên. 13:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 501 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu dệt may có hấp dẫn...?[/


    Cổ phiếu dệt may có hấp dẫn?



    Ngành dệt may nhìn chung chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư chứng khoán do tỷ suất lợi nhuận thấp. Sắp tới đây, tập đoàn dệt may sẽ đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp thành viên và cả tập đoàn mẹ. Sức hút từ cổ phiếu dệt may liệu có cạnh tranh so với các ngành nghề khác?


    Vào thời điểm nóng nhất, cổ phiếu của những công ty cổ phần mạnh như Việt Hưng, Thắng Lợi, Nhà Bè, Thành Công chỉ ở mức 4.0-5.0. Một số doanh nghiệp có lợi thế về mặt bằng nhà xưởng giá cổ phiếu có thể hơn nhưng chưa cao. Ở các doanh nghiệp dệt, giá cổ phiếu cao hơn vì thường đây là các doanh nghiệp có diện tích đất khá rộng, thiết bị máy móc tương đối có giá trị.



    Trong khi có, các doanh nghiệp may thường thấp hơn vì nhà xưởng đơn giản, ưu thế đất đai không bằng, bù lại là hoạt động thường hiệu quả hơn, đã có lợi nhuận. Thế nên, việc CPH các doanh nghiệp dệt may trong thời gian qua chưa thu hút được người đầu tư bỏ vốn vào. Nhiều doanh nghiệp trước đó đã thua lỗ, tập đoàn phải ?obơm? thêm vốn để tài sản dương mới có thể thực hiện CPH, vì thế khi định giá giá trị tài sản thường không cao. Nếu là một nhà đầu tư lâu dài, có thể tính toán đưa vốn vào mà không sợ thiệt hại. Tuy nhiên, diễn biến thực tế không phải chỉ có vậy, nhiều doanh nghiệp sau khi rao bán cổ phiếu đã phải nhiều lần hạ giá trị doanh nghiệp để bán cho được.



    Ông Vũ Đức Giang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cho biết nhiều doanh nghiệp sau khi CPH đã có điều kiện hoạt động hiệu quả hơn. Như công ty Dệt Việt Thắng trước đây là một doanh nghiệp lớn, với hàng ngàn công nhân, sản xuất từ nguyên liệu sợi đến sản phẩm cuối cùng là máy. Do các công đoạn sản xuất trong cùng một nhà máy nên quy trình quản lý không tách bạch hoạt động của từng khâu, giá thành được tính từ khâu đầu đến khâu cuối là sản phẩm dệt, thậm chí qua cả may, cuối cùng doanh nghiệp lỗ lã nhưng không biết đột phá vào điểm nào để ngăn chặn. Sau khi tách từng công đoạn nhuộm và hoàn tất, may, sợi và dệt thành những doanh nghiệp hạch toán độc lập, quản lý vừa tầm đã giúp cho các khâu chấn chỉnh hoạt động, đến nay Việt Thắng bắt đầu làm ăn có lãi.



    Còn ông Đinh Công Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Dệt May Thành Công, cho biết chỉ một năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, ông đã làm được một khối lượng việc bằng cả chục năm là doanh nghiệp nhà nước. Với quyền chủ động, ông có thể nhanh chóng quyết định đầu tư vào các dự án mang lại lợi nhuận như địa ốc, du lịch, tài chính, máy móc thiết bị, chuyển đổi mặt hàng, tận dụng được cơ hội thị trường. Chính vì vậy, trong các loại cổ phiếu của ngành dệt may, Thành Công bao giờ cũng có giá cao nhất.



    Hiện nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng vào cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may như Phong Phú, Việt Tiến, Hanosimex, Tây Đô (thuộc Việt Tiến)... Đây là các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, xác lập được vị thế tại thị trường trong nước và có thị trường xuất khẩu ổn định. Phong Phú và Việt Tiến còn nổi tiếng bởi đã tiên phong mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như dịch vụ, địa ốc, khu công nghiệp... đang mang lại lợi nhuận cao.



    Mới đây, Phong Phú đã liên doanh với một tập đoàn của Hoa Kỳ sản xuất vải cotton và các sản phẩm của tập đoàn này cung ứng cho chuỗi hệ thống phân phối. Chính nhờ mối hợp tác làm ăn này đã tạo cho Phong Phú một vị thế khá tốt trong mắt các doanh nhân Hoa Kỳ. Trong chuyến tháp tùng ************* ***************** thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Phong Phú nhanh chóng có được nhiều hợp đồng lớn trong hợp tác kinh doanh bất động sản, chuyển giao công nghệ trồng các giống bông cao sản của Hoa Kỳ.



    Ông Vũ Đức Giang nhận định, từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục để chuyển thành công ty cổ phần. Những doanh nghiệp còn lại hiện nay chưa CPH trong thời gian qua phần lớn là doanh nghiệp có quy mô lớn, làm ăn có lãi, có đội ngũ quản trị doanh nghiệp tốt, vì vậy hy vọng đây sẽ là những doanh nghiệp được các nhà đầu tư chờ đón trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.



    Theo SGGP

  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0


    TT mới lồng tiếng bài dân ca quan họ "xe chỉ-luồn kim" để đề phòng " vì lý do thời tiết " mà không ghé HOSE vào 8-8.
    Không sao vì mọi việc đã theo lộ trình roài.....
  3. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0


    "Sở GDCK TP.HCM không thể trở thành doanh nghiệp độc quyền"

    22:11'' 07/08/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Sở GDCK vừa là một doanh nghiệp Nhà nước cung cấp dịch vụ, vừa điều hành thị trường và có quyền chế tài, xử phạt, vậy có nảy sinh tập trung quyền lực, độc quyền? Nhân dịp ngày mai 08/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vào TP.HCM công bố quyết định nâng cấp Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM lên thành Sở Giao dịch chứng khoán, ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Sở GDCK TP.HCM, có buổi tâm sự với VietNamNet về những lo toan trước nhiệm vụ mới.

    Sở đặc biệt


    Ông Trần Đắc Sinh. Ảnh: Minh Cường

    - Từ Trung tâm lên cấp Sở, ông cho biết Sở Giao dịch Chứng khoán (Sở GDCK) khác Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) như thế nào về vai trò, quy mô?

    - Sở SGDCK là một mô hình tự chủ, điều hành thị trường độc lập, tách khỏi Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Trước đây, TTGDCK là một đơn vị thuộc UBCKNN nên mọi việc đều phụ thuộc vào UBCKNN. Từ điều hành, quản lý, đến các công việc khác? đều phải xin ý kiến. Còn Sở GDCK không phụ thuộc trực tiếp vào UBCKNN, mà điều hành thị trường theo luật pháp, quy chế? UBCKNN và Bộ Tài chính ban hành.

    Còn về quy mô của Sở, do quy mô TTCK ngày càng lớn, nên tính tự chủ sẽ phải cao hơn. Quyết định để điều hành thị trường, và cơ sở vật chất cũng sẽ phải xây dựng lớn hơn. Và như vậy sẽ thuận lợi cho sự phát triển trong tương lai.

    - Có thể hiểu Sở GDCK tương tự như các sở ngành hiện tại, hay có gì khác?

    - Đây là một sở khá đặc biệt. Sở GDCK không giống các sở ban ngành địa phương, mà nó là một sở của cả nước, là cơ quan tổ chức vận hành thị trường của cả nước. Và đó cũng là một doanh nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nhưng nó được quyền ban hành các luật lệ để điều hành thị trường trong khuôn khổ luật pháp và có quyền xử phạt các thành viên tham gia thị trường.

    - Nếu Sở GDCK là một doanh nghiệp, thì trên nguyên tắc có thể thành lập nhiều sở GDCK tương tự Sở GDCK TP.HCM hiện tại?

    - Trên thế giới hiện nay các nước có xu hướng hình thành mỗi nước có một sở GDCK, và tiến tới có sở GDCK đa quốc gia. Ví dụ New York, Euronet hiện là một phần của châu Âu và Mỹ. Một số nước cũng đang bàn việc hợp nhất 2-3 sở lại với nhau. Các nước hợp nhất thành một sở. Và ASEAN cũng có hướng đến một tương lai nào đó cũng sẽ có chung một sở GDCK.

    Tôi nghĩ rằng như vậy, việc nhiều sở GDCK trong 1 nước khó có khả năng xảy ra.

    Doanh nghiệp đặc biệt

    - Ông có khi nào nghĩ rằng, trong tương lai, Sở GDCK TP.HCM cũng trở thành một công ty độc lập như các công ty chứng khoán ở các nước, các thành phố như Paris, London, New York??

    - Hiện nay Sở GDCK TP.HCM là một doanh nghiệp độc lập. Và chúng tôi đã có kế hoạch tới 2010 sẽ chuyển thành công ty cổ phần. Hiện nay Sở GDCK TP.HCM hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, và giống như các công ty của các nước khác như phóng viên vừa nêu.


    Sở GDCK TP.HCM vừa cung cấp dịch vụ, vừa có chức năng quản lý. Ảnh: Đ.V



    - Vậy ông Giám đốc Sở GDCK sẽ là giám đốc doanh nghiệp, là nhà kinh doanh, chứ không còn là một quan chức Nhà nước?

    - Tôi hiện giờ không còn là quan chức Nhà nước nữa. Tôi là một giám đốc doanh nghiệp.

    - Giá chứng khoán dao động bất thường không thể lường đoán hết. Với vai trò của một cấp sở, Sở GDCK không được can thiệp trực tiếp vào giá, nhưng có được quyền và có biện pháp nào để điều tiết giá cho đúng với định hướng nhằm ổn định thị trường không?

    - Sở GDCK không có chức năng can thiệp, điều hòa giá cả. Mà Sở GDCK là nơi cung cấp dịch vụ và thực thi điều hành thị trường theo luật pháp. Giá cả là quan hệ cung cầu, giao dịch của thị trường. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm cảnh báo khi giá lên quá cao hay xuống quá thấp, và chúng tôi phải cung cấp thông tin tốt nhất, kịp thời nhất để nhà đầu tư có quyết định tốt nhất.

    - Sở GDCK là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, nhưng nó có gì đặc biệt so với các doanh nghiệp thông thường?

    - Doanh nghiệp này hoàn toàn đặc biệt, đặc biệt hơn cả tài chính, ngân hàng, bảo hiểm? Vì đây là một doanh nghiệp có quyền ban hành những điều lệ, quy chế, quy định? để giám sát, điều hành thị trường và xử phạt thị trường. Đây là những điểm mà doanh nghiệp khác không có. Các doanh nghiệp khác chỉ đơn thuần là kinh doanh.

    Kinh doanh không quan trọng với Sở GDCK, mà quan trọng là nó phải đảm bảo cho thị trường hoạt động minh bạch, có hiệu quả, và phát triển.

    Có tập trung quyền lực, chi phối thành viên?

    - Nhưng doanh nghiệp lại có quyền ban hành quy định, xử phạt thị trường, lại thêm nữa không có doanh nghiệp thứ hai cạnh tranh, vậy có thể nào xảy ra tình trạng tập trung quyền lực quá nhiều, sinh ra độc quyền, có thể chi phối thị trường, gây khó khăn cho các công ty chứng khoán thành viên?

    - Điều hành của Trung tâm GDCK và Sở GDCK đã được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý TTCK, mà cụ thể là UBCKNN. Có nghĩa là Sở GDCK phải điều hành theo Luật, theo những quy định của Nhà nước ban hành. Mà các quy định của luật pháp rất công khai, minh bạch, công bằng. Chúng tôi không thể tự ý ban hành những văn bản, quy định trái với Luật của Nhà nước. Và như vậy không thể xảy ra tình trạng lạm quyền hay tập trung quyền lực.

    - Từ một cán bộ Nhà nước trở thành giám đốc doanh nghiệp, vừa liên quan đến hoạt động kinh doanh lại có quản lý, là một sự thay đổi, chuyển biến khá lớn về vị trí cũng như công việc. Cảm giác của ông hiện giờ ra sao?

    - Qua 7 năm điều hành TTCK tại TTGDCK TP.HCM, và ngày mai Thủ tướng cũng công bố chuyển đổi mô hình. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng đối với TTCK và đối với tôi. Qua giai đoạn mới có nhiều trách nhiệm nặng nề hơn, thách thức lớn hơn. Tôi phải tự chịu trách nhiệm về những quyết định mà tôi ban hành. Nhà đầu tư cũng có những kỳ vọng hơn vào chúng tôi. Trước đây họ kỳ vọng vào UBCKNN, và bây giờ việc của UBCKNN ở góc độ khác, Sở GDCK ở góc độ khác. Người điều hành trực tiếp có trách nhiệm rất lớn đối với nhà đầu tư và kể cả các thành viên tham gia thị trường. Và tôi cũng rất mong có sự hợp tác của tất cả các thành viên tham gia thị trường.

    - Thị trường những ngày gần đây thăng giáng bất thường và đang giảm mạnh. Tâm tư tình cảm của ông ra sao trước những ngày thăng trầm vừa qua?

    - Thị trường lên cũng lo, thị trường xuống cũng lo, nói chung là khi nào cũng lo cả! Nhưng giai đoạn hiện nay thị trường xuống tương đối sâu, càng thêm lo ngại. Lo là nếu nhà đầu tư không vững tâm, không bình tĩnh, sẽ có tụt dốc sâu hơn, nhà đầu tư mất tiền càng nhiều. Tôi cũng rất hy vọng nhà đầu tư sẽ bình tĩnh để xem xét quyết định đầu tư. Thời gian qua chúng tôi cũng có rất nhiều cảnh báo khi thị trường lên quá nhanh, nhưng nhà đầu tư ít ai nghe chúng tôi nói. Vì khi lên quá nhanh thì sẽ xuống rất nhanh. Vì nền kinh tế của ta đang trong quá trình phát triển, nền tảng thị trường chưa phải là vững chắc, một số lượng trên 100 công ty niêm yết chưa phải là một chỉ số vững chắc. Nên nếu chúng ta không có sự bình tĩnh trong đầu tư thì rất nguy hiểm.

    Vấn đề nữa là giá lên cũng do nhà đầu tư, mà giá xuống cũng do nhà đầu tư. Nên vấn đề quan tâm là nhà đầu tư phải tỉnh táo. Đương nhiên quan trọng là cơ quan vận hành tổ chức thị trường như Sở GDCK chúng tôi sẽ có những đáp ứng kịp thời những dịch vụ tốt nhất và công bố thông tin tốt để nhà đầu tư tham khảo, từ đó ra quy định đầu tư đúng đắn.

    - Xin cám ơn ông!

    Đặng Vỹ thực hiện

Chia sẻ trang này