Cổ phiếu FPT: Tiếp tục bị "dội bom"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hayradivaquenanh, 17/08/2007.

3217 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 03:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 939 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Cổ phiếu FPT: Tiếp tục bị "dội bom"

    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=1230&lang=


    Cổ phiếu FPT: Tiếp tục bị "dội bom" (2007-08-17 08:30:17)


    Tâm điểm chú ý những ngày qua của NĐT dồn vào cổ phiếu FPT với buổi giao lưu trực tuyến của chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình xoay quanh một số vấn đề: Việc mở rộng hoạt động của FPT, việc thành lập các công ty con, tỉ lệ sở hữu của FPT mẹ trong các công ty đó?

    Rất có thể cổ phiếu sẽ FPT tiếp tục bị dội bom trong những ngày tới.

    Hai cổ đông chiến lược của FPT đều là các tên tuổi mang tầm quốc tế. TPG là quỹ có tổng giá trị tài sản lên tới 30 tỉ USD hoạt động tại 120 quốc gia, sử dụng tới 340.000 lao động với bề dày kinh nghiệm đầu tư vào các công ty thuộc các lĩnh vực: Công nghệ, truyền thông, bán lẻ, hàng không và dịch vụ tài chính ngân hàng.

    Các dự án mà TPG thường thực hiện là mua lại, tái cấp vốn, chia tách, liên doanh và tái cơ cấu. Còn Intel Capital lại có chiến lược đầu tư vốn vào các công ty công nghệ thông tin, phần mềm trên toàn cầu. Kể từ năm 1991, Intel Capital đầu tư hơn 6 tỉ USD vào trên 1000 công ty ở hơn 40 quốc gia.

    Quan hệ đối tác này giúp FPT đưa sản phẩm và dịch vụ của mình ra thị trường quốc tế vì TPG và Intel TPG có khả năng giới thiệu cho FPT các khách hàng tiềm năng. Ngược lại, do FPT là công ty có tốc độ tăng trưởng thuộc tốp cao nhất trong khối các công ty niêm yết nên cổ đông FPT sẽ nhận được ?onguồn lợi kép?: Cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua ưu đãi cổ phiếu, sự gia tăng giá trị của cổ phiếu. Động cơ nào khiến đối tác chiến lược của FPT vội vã bán một lượng rất lớn cổ phiếu sau thời gian nắm giữ khá ngắn?

    Thông thường, có nhiều lý do để một tổ chức đầu tư quốc tế bán một loại cổ phiếu địa phương: Công ty đối tác đã phát triển đến mức bão hòa nên lợi nhuận không tăng lên nữa, việc đầu tư gặp rủi ro do có biến động về chính trị hoặc tỉ giá hối đoái, công ty mẹ gặp khó khăn nên cần thu hẹp hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư trên các vùng lãnh thổ hoặc có sự suy giảm lòng tin vào đối tác....

    ...
    ..
    ..
  2. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    BMC tăng 9 phiên liên tiếp

    Trong 9 phiên GD vừa qua, CP của CTCP khoáng sản Bình Định (BMC) liên tục tăng mạnh. Từ mức giá 298.000 đồng/CP ngày 3.8, sau 9 phiên liên tiếp tăng giá (trong đó có 7 phiên tăng kịch trần), BMC đã đạt mức giá 442.000 đồng/CP khi kết thúc phiên GD ngày 16.8.

    Đây là một hiện tượng trong bối cảnh ảm đạm của thị trường hiện nay.
  3. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
    em vừa từ SSI về, nhiều người vẫn ôm FPT mới chán chứ, tại sao họ vẫn hy vọng vào 1 cp như thế nhỉ??? hôm nay lại down 4 giá cho mà xem. Bác nào hôm qua kêu vote 5* thì thực hiện đi chứ
  4. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=1238&lang=


    Cơ hội nào với CP Caosu Tây Ninh? (2007-08-17 10:08:16)

    Ngay sau khi CTCP caosu Tây Ninh (TRC) công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7.2007, giao dịch của CP TRC sôi động hơn hẳn.Phiên giao dịch ngày 14.8, TRC đạt khối lượng giao dịch kỷ lục từ khi lên sàn: 26,9 vạn CP được giao dịch khớp lệnh với giá tăng trần cuối phiên lên 115.000đ/CP. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16.8, TRC đạt 114.000đ/CP với khối lượng khớp lệnh 117.410 CP.

    Vì sao TRC xuống giá

    Theo dõi giao dịch của TRC, có thể thấy tâm lý thị trường thể hiện rất rõ trong diễn biến của CP này. Chào sàn vào những phiên thị trường "ảm đạm", cùng với tình hình kết quả hoạt động kinh doanh quý II không mấy khả quan như kỳ vọng nhà đầu tư, khiến cho mã CP này giảm liên tục từ mức giá chào sàn 145.000đ/CP xuống gần 100.000đ/CP.

    Tuy nhiên, ngay khi thị trường có tín hiệu phục hồi, với mức giá đã giảm sâu, mức giao dịch TRC gia tăng hẳn và duy trì ở mức trung bình khoảng 12 vạn CP/phiên. Qua tình hình cầu thị trường đối với TRC khá tốt, có thể thấy nhiều NĐT đã nhận thấy đây là thời điểm để mua vào CP ngành caosu này.

    Mọi khó khăn trong hoạt động của Cty dường như đã đi qua trong quý II với báo cáo kết quả kinh doanh tung ra, khiến nhiều NĐT "trót" mua vào TRC trong phiên chào sàn khá thất vọng: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ đạt 14,27 tỉ đồng, giảm 31 tỉ đồng so với lợi nhuận quý I. Những khó khăn chủ yếu đã gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của TRC:

    Thứ nhất, tình hình giá caosu thiên nhiên trên thị trường quốc tế trong 6 tháng đầu năm giảm, khiến doanh thu xuất khẩu của TRC giảm sút. Doanh thu từ xuất khẩu caosu thiên nhiên chiếm 40% trong tổng doanh thu của Cty, trong đó Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính.

    Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù dự đoán của ngành cho thấy nhu cầu tiêu thụ caosu thiên nhiên để phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc sẽ gia tăng, song với lượng dự trữ hàng tồn kho của Trung Quốc vẫn còn khá dồi dào thì cầu tiêu thụ caosu của quốc gia này chững lại, khiến giá caosu trên thị trường quốc tế giảm, và giá caosu xuất khẩu của TRC cũng không nằm ngoài xu hướng này.

    Thứ hai, tình hình sâu bệnh và thiên tai đã ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch cũng như làm gia tăng chi phí của Cty.

    Theo báo cáo của ngành, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp caosu trong 6 tháng đầu năm có phần kém khả quan do thời tiết không thuận lợi, bệnh phấn trắng hoành hành; trong đó, cụ thể đối với TRC là việc gió lốc mạnh đã làm gãy đổ 126.000 cây caosu tại Nông trưòng Cầu Khởi, khiến Cty phải gia tăng chi phí cải tạo vườn cây, cùng với sự sụt giảm sản lượng thu hoạch. Chi phí cải tạo vườn cây này đẩy chi phí hoạt động chung của Cty gia tăng, làm sụt giảm lợi nhuận của Cty như đã thấy trong báo cáo quý II/2007.

    Khả quan về cuối năm...
    ...
    ..
  5. hayradivaquenanh

    hayradivaquenanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    2
    http://tinchungkhoan24h.com/stock/user/index.php?page=newsdetail&subject=&newsid=1239&lang=


    FPT quý con nuôi hơn con ruột? (2007-08-17 10:08:49)

    Chẳng có gì phải nói nếu như việc thành lập hàng loạt công ty con của CTCP Phát triển công nghệ FPT minh bạch. Đằng này hàng loạt công ty con có cái đuôi FPT nhưng không phải vốn của công ty mẹ chiếm đa số, lại không được công bố thông tin về việc thành lập một cách rộng rãi, đã làm cho nhiều cổ đông phản ứng quyết liệt.

    Rõ ràng có tình trạng cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ và việc thành lập hàng loạt công ty con này được ví như là ?ocon nuôi?. Vì sao cổ đông lớn lại quý những đứa ?ocon nuôi? này hơn là ?ocon ruột?- cổ đông tại công ty cũ?

    Dù không phải là thông tin chính thức nhưng thông tin hành lang cho biết sẽ có hàng loạt công ty con trực thuộc FPT chuẩn bị ra đời, như CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT (FPTC), CTCP Chứng khoán FPT (FPTS), Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT (FPTB).

    Cho đến khi một tờ báo đăng tin, nhiều nhà đầu tư cũng như đa phần cổ đông FPT mới té ngửa ra là có những công ty này và FPT mẹ chỉ được góp từ 15% - 33% tại các công ty con. Đơn cử như FPTS có vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 200 tỷ đồng, trong đó FPT mẹ chỉ chiếm 25%, tương đương 50 tỷ đồng; FPTC có vốn điều lệ 110 tỷ đồng, FPT mẹ chiếm 33%, tương đương 36,3 tỷ đồng; FPTB có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, FPT mẹ chiếm 15% với 150 tỷ đồng.

    Một nghịch lý là trong khi chỉ góp vốn với tỉ lệ thấp, quyền lợi cũng hưởng với tỉ lệ thấp tương ứng, nhưng bộ máy nhân sự ban đầu của các công ty con dạng ?ocon nuôi? này lại do hầu hết các CBCNV của FPT mẹ kiêm nhiệm hoặc được chuyển sang.

    Vì sao vốn công ty mẹ quá ít nhưng các cổ đông chủ chốt mà chủ yếu là các vị lãnh đạo trong FPT lại mặn mà với những công ty ?ocon nuôi? này? Dễ hiểu là phần vốn góp từ 67% đến 85% trong các công ty này chủ yếu do một số vị lãnh đạo chủ chốt trong FPT đưa vào để được hưởng siêu lợi nhuận từ thương hiệu FPT ở cái đuôi các công ty con này.

    Đơn cử là mặc dù chưa đi vào hoạt động, nhưng hiện nay chỉ riêng CP FPTS được rao bán trên thị trường OTC cao gấp 8,5 lần giá gốc. Với mức giá thị trường cao 8,5 lần thì giá trị vốn hóa của FPTS lên đến 1.700 tỷ đồng, trong đó khoản chênh lệch 1.500 tỷ đồng (đã trừ vốn điều lệ) là của những cổ đông trong FPTS.

    Theo số liệu của FPT đến hết năm 2006 có vốn chủ sở hữu là 1.565 tỷ đồng, trong đó có 608 tỷ đồng là vốn điều lệ. Với nguồn vốn tự có lớn FPT dư khả năng chiếm 100% hoặc góp với tỉ lệ cao trong các công ty trên.

    Mặt khác nếu FPT thiếu vốn thì kênh huy động vốn lớn nhất là TTCK lại không được FPT sử dụng. Bởi nếu thật sự cần vốn thì FPT chỉ cần bán ra ngoài khoảng 10% vốn điều lệ, tương đương 60,8 tỷ đồng mệnh giá, tạm tính giá cổ phiếu ở thời điểm 250.000 đồng/CP thì FPT thu được 1.520 tỷ đồng, trong đó nguồn thặng dư là 1.459,2 tỷ đồng. Số vốn này cho phép FPT đầu tư 100% vốn cùng lúc vào tất cả các định chế tài chính nói trên.

    Liên tục trong 3 tháng nay, CP FPT liên tục giảm mạnh và hiện nay chỉ dao động trên dưới 240.000 đồng/CP (đỉnh điểm của FPT lên đến 600.000 đồng/CP). Việc giảm giá này có thể thấy một phần là do ảnh hưởng của TTCK đang điều chỉnh nhưng cũng phải thừa nhận rằng nguyên nhân làm giảm giá là do các cổ đông lớn trong FPT liên tục bán một lượng lớn CP.

    Phải chăng những cá nhân có số lượng CP lớn, lại được ưu tiên góp vốn đã bán tháo CP, lấy tiền đầu tư vào công ty con? Họ có thể ?othua? từ CP mẹ nhưng lại ?ođược? ở những CP các công ty mới?

    Mới đây một vị đại diện FPT cam kết không bán CP FPT từ nay đến cuối năm và tuyên bố rất lấy làm tiếc việc vừa qua. Không lẽ gây nên chuyện rồi kêu gọi các cổ đông và nhà đầu tư đồng cảm với mình? Trách nhiệm HĐQT ở đâu khi cổ đông thiểu số tin tưởng giao trách nhiệm cho họ quản lý để cuối cùng họ là người bị thua lỗ?
  6. doiokia

    doiokia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Đã được thích:
    0
  7. blackwhite85

    blackwhite85 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2007
    Đã được thích:
    0
    theo e FPT có down cũng ko nên mua
    đừng có hy vọng bọn này down xong rồi lên
    bị đánh gục hẳn rồi , ko gượng dậy đc đâu

    http://rongbay.com/ <- nhấp chuột là có
  8. doiokia

    doiokia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ chỉ cần VnExpress phản chủ thì FPT đứt hẳn
  9. nqh293

    nqh293 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    0
  10. nqh293

    nqh293 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Try.m em đã bị ngắn đi nhiều vì thằng này, em cạch đến già

Chia sẻ trang này