Cổ phiếu FPT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Cunbonghoavang, 11/03/2006.

3343 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 05:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11770 lượt đọc và 42 bài trả lời
  1. Cunbonghoavang

    Cunbonghoavang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu FPT

    Các bro biết tuốt chia sẻ thông tin cho anh em với. Chả thấy nó lên sàn mà lại thấy rao bán. thế là thế nào nhỉ
  2. mangcuc

    mangcuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Đã được thích:
    4
    Bạn thấy ai rao bán cổ phiếu FPT chỉ mình với!
  3. mryeknom

    mryeknom Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    25/01/2006
    Đã được thích:
    0
    FPT chưa cho chuyển nhượng đâu nên không có giao dịch
  4. mangcuc

    mangcuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Đã được thích:
    4
    Miẽn sao có người bán là được rồi, mình lo được chuyện chuyển nhượng. Bạn có biết ai bán không?
  5. Cunbonghoavang

    Cunbonghoavang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi cho em ho?i tí nếu thế thì làm sao lo đuợc giấy tờ chuyển nhượng nhỉ?????????
  6. victoxxp

    victoxxp Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Đã được thích:
    0
    nhờ ai quen ở FPT đứng tên là được. Nhớ là chọn người cho cẩn thận thôi.
  7. Cunbonghoavang

    Cunbonghoavang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Ý bác nói la? mua hộ ấy a?. Thế thi? có khó khăn cho việc chuyê?n nhượng vê? sau ko ha? bác?
  8. hungdung75az

    hungdung75az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Không thích hợp cho các khoản đầu tư vì chẳng có ai đảm bảo được tiền của mình khi trao cho người khác.
    Anh em nhiều khi cũng đâm chém nhau vì đất cát nữa đây là tiền mặt lại không có thứ luật pháp nào bảo vệ cho hành động mua bán này cả.
    Trước đây tôi cũng đã mua 1 số công ty không cho chiuyển nhượng như FPT đều phần lớn xôi hỏng bỏng không trừ trường hợp có vợ hoặc bố mẹ , anh em ruột làm ở FPT
  9. duong_nam

    duong_nam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng mới mua được một ít, >50 giá bây giờ cao vãi.
    Chẳng biết có tăng được nữa không, được cái bọn này làm ăn có vẻ tăng trưởng lém
  10. brightmoon

    brightmoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Hãy đọc nếu quan tâm:
    NỘI DUNG CHÍNH
    A- Công ty Cổ phần: 1
    1- Khái niệm 1
    2- Cơ cấu tổ chức: 1
    3- Cổ đông: 2
    4- Đại hội cổ đông (ĐHCĐ): 2
    B- Cổ phần (CP), cổ tức và những vấn đề khác liên quan: 3
    1- Các loại CP 3
    2- Cổ tức 4
    3- Quyền mua 5
    4- Các chỉ số liên quan đến CP 5
    5- Cổ phiếu 6
    C- Thị trường chứng khoán (TTCK): 6
    1- Khái niệm 6
    2- Các loại thị trường CK 6
    3- Các chú ý khi giao dịch mua bán cổ phiếu 7
    4- Qui trình giao dịch mua bán, chuyển nhượng CP tại FPT 7









    A- Công ty Cổ phần:
    1- Khái niệm:
    - Công ty cổ phần là Doanh nghiệp, trong đó:
    + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là Cổ phần (Tại FPT mệnh giá mỗi CP là 100,000đ).
    + Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN.
    + Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật hoặc điều lệ Công ty qui định không được chuyển nhượng). (Hiện FPT chưa đồng ý việc chuyển nhượng cho cá nhân ngoài FPT). Ngoài ra, trong luật doanh nghiệp cũng có một số điều kiện hạn chế đối với người bán là cổ đông sáng lập (FPT không phát hành cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập).
    + Cổ đông có thể là tổ chức (pháp nhân), cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Hiện FPT cổ đông bao gồm: Bộ tài chính (quản lý phần vốn của nhà nước tại FPT-đại điện là TGĐ FPT Trương Gia Bình) và các CBNV FPT.
    2- Cơ cấu tổ chức:
    - Cty cổ phần phải có:
    o Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất thông qua định hướng phát triển, ban hành/sửa đổi điều lệ, tái tổ chức/giải thể, bầu/miễn nhiệm thành viên HĐQT/ Ban kiểm soát, quyết định loại cổ phần, cổ tức và một số quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Công ty. (Tại FPT, ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức một năm một lần được triệu tập bởi Hội đồng quản trị hoặc do nhóm cổ đông nắm giữ trên 10% cổ phần cổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng).
    o Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty (Theo điều lệ FPT, HĐQT có tối đa là 11 thành viên ?" hiện nay đã có đủ 11 -, có nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo phát luật của Công ty).
    o Ban kiểm soát: là cơ quan có thẩm quyền thay mặt Đại Hội đồng Cổ đông giám sát tất cả các hoạt động và công việc kinh doanh của Công ty. Ban Kiểm soát sẽ hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành và sẽ báo cáo với Đại hội đồng Cổ đông. (Ban kiểm soát của FPT hiện nay đã đạt số thành viên tối đa là 5 người, trong đó Trưởng ban kiểm soát phải là Cổ đông và có ít nhất một người có chuyên môn kế toán).
    o Tổng giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm. Tổng Giám Đốc sẽ là đại diện về mặt pháp lý của Công ty đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động và quản lý công ty. (Tại FPT, TGĐ do HĐQT bổ nhiệm; Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phó các bộ phận trực thuộc theo đề xuất của Tổng giám đốc).
    3- Cổ đông:
    - Những người đang nắm giữ Cổ phần của Cty gọi là cổ đông.
    - Quyền của cổ đông phổ thông (hiện FPT chỉ mới phát hành cổ phiếu phổ thông):
    + Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông tuỳ theo điều lệ Cty qui định cổ đông nào nắm bao nhiêu % vốn thì được tham dự đại hội cổ đông, những cổ đông khác không tham dự hoặc chưa đủ tỉ lệ tham dự có thể uỷ quyền cho cổ đông khác tham dự thay cho mình (Tỉ lệ này tại FPT là 0,66%/vốn điều lệ).
    + Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong Cty. (Tại FPT đã áp dụng dưới dạng quyền mua cổ phiếu).
    + Khi Cty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào Cty, sau khi Cty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác.
    + Các quyền khác quy định tại luật DN và Điều lệ Cty.
    - Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:
    + Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua và chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số vốn đã góp vào Cty.
    + Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của Cty, chấp hành quyết định của Đại hội cổ đông.
    + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại luật DN và Điều lệ Cty.
    4- Đại hội cổ đông (ĐHCĐ):
    - ĐHCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Cty Cổ phần..
    - Một số quyền và nhiệm vụ chính của ĐHCĐ (tại FPT):
    + Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.
    + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền tăng, chào bán của từng loại hàng năm.
    + Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Cty, thông qua định hướng phát triển Cty.
    + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát.
    + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luạt DN và Điều lệ Cty.
    B- Cổ phần (CP), cổ tức và những vấn đề khác liên quan:
    1- Các loại CP:
    - CP phổ thông: Tất cả các Cty cổ phần đều phải có loại này. (Ở FPT hiện tại chỉ có duy nhất loại này, sắp tới có thể sẽ có thêm CP ưu đãi).
    - CP ưu đãi: là một hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thường, có tham gia vào việc sở hữu đối với công ty nhưng ở mức độ hạn chế như không được tham gia bầu cử, ứng cử vào HĐQT, Ban kiểm soát. Thông thường, cổ phần ưu đãi chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Về cơ bản, cổ tức được hưởng từ cổ phần ưu đãi được quy định trước và được nhận trước so với cổ phần phổ thông.
    + CP ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định và không được chuyển nhượng. (VD: Một CP ưu đãi biểu quyết bằng 3 CP phổ thông).
    + CP ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức, công ty vừa tăng được vốn chủ sở hữu nhưng lại không bị san sẻ quyền lãnh đạo và việc phát hành vẫn hấp dẫn người đầu tư. (VD: FPT phát hành cổ phiếu ưu đãi cổ tức cho các ?ohiền tài? mới vào Công ty với tỷ lệ cổ tức khoảng 60%/năm trong thời hạn 3 năm. Sau thời hạn trên, cổ tức được hưởng theo kết quả kinh doanh hoặc theo quyết định của ĐHĐCĐ).
    + CP ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
    + CP ưu đãi chuyển đổi: là loại cổ phiếu ưu đãi nhưng sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường sau một thời hạn quy định. (VD: FPT phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi cho nhân viên với mệnh giá 300.000 VNĐ/cổ phiếu, sau 5 năm cổ phiếu đó sẽ được chuyển đổi thành 3 cổ phiếu phổ thông).
    + CP ưu đãi khác: do Điều lệ công ty quy định.
    - CP phổ thông của cổ đông sáng lập: FPT không có loại này.
    2- Cổ tức:
    - Khái niệm: Cổ tức là sự phân chia một phần lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông của các công ty cổ phần.
    - Chi trả cổ tức: Khi công việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần trong số đó thông thường được tái đầu tư vào việc kinh doanh và được gọi là tiền lãi giữ lại, một phần khác của lợi nhuận được giữ lại để lập các quỹ dự phòng và phần còn lại trong số đó có thể được chi trả cho các cổ đông như là cổ tức.
    (Tại FPT, hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận được phân bổ như sau:
    - Quỹ dự trữ bắt buộc: 5%
    - Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: 10%
    - Quỹ khen thưởng và phúc lợi: tối đa 30%
    Tỷ lệ (%) trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi hàng năm do HĐQT công ty kiến nghị và được ĐHĐCĐ Công ty phê chuẩn.
    Sau khi quyết toán, trích lập các loại quỹ và thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả, Đại Hội đồng Công ty quyết định trả cổ tức cho các cổ đông trên cơ sở vốn góp. Công ty chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật và ngay khi trả hết số cổ tức đã định Công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, đồng thời vẫn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động Công ty. )
    - Các hình thức trả cổ tức: Cổ tức có thể trả bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu tùy thuộc vào quyết định của ĐHĐCĐ. Thông thường, các công ty cổ phần thường hay chi trả cổ tức bằng tiền mặt, ví dụ tỷ lệ cổ tức được hưởng năm 2004 của Công ty Cổ phần Cổ phần Bánk kẹo Biên hòa (Bibica) là 500VNĐ/CP tương ứng với 5%. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các Công ty tại VN lại đang có xu hướng trả cổ tức bằng cổ phiếu ?" đây là hình thức trả cổ tức rất phổ biến trên thế giới. Khi quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu, ĐHĐCĐ quyết định giữ lại phần lợi nhuân đó để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Microsoft là một trong những công ty điển hình trong việc chia cổ tức bằng cổ phiếu trong một thời gian rất dài và thông qua hình thức này tổng vốn của Microsoft tăng lên rất nhanh qua các năm.
    Cổ tức được trả bằng cổ phiếu sẽ được xác đinh căn cứ trên lượng cổ phiếu cũ mà cổ đông nắm giữ. Ví dụ, 5 cổ phiếu cũ sẽ được trả cổ tức bằng một cổ phiếu mới. Cổ đông không có quyền yêu cầu công ty trả cổ tức cho riêng mình bằng tiền mặt. Tuy nhiên, cổ đông hoàn toàn có thể chuyển nhượng số cổ tức được chia bằng cổ phiếu mới theo giá thị trường.
    (Tại FPT, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng hàng năm của Tập đoàn cũng như nhu cầu đối với vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh là rất lớn nên cổ tức năm 2004 được trả bằng cổ phiếu mới theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Khoản cổ tức của mỗi cổ đông sẽ tiếp tục được tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh).
    3- Quyền mua: là quyền của cổ đông được mua một số lượng cổ phiếu mới do công ty phát hành theo một giá quy định trong một thời hạn nhất định. (Tại FPT, khi phát hành cổ phiếu đợt 2 năm 2004, mỗi cổ đông cũ, các cán bộ có hợp đồng lao động và hợp đồng cộng tác viên dài hạn (full time) từ 30/06/2003 trở về trước được quyền mua 140 cổ phần với giá 150,000/CP. Số quyền mua CP mới còn lại được chia lại cho cổ đông cũ theo tỷ lệ cổ phần sở hữu hiện tại. Thời điểm đăng ký xác nhận mua là hết ngày 20/06/2004).
    Cổ đông có thể thực hiện quyền mua hoặc chuyển nhượng quyền mua này cho một người khác.
    4- Các chỉ số liên quan đến CP:
    f Chỉ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE ?" Return on Equity): phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.
    ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình
    Chỉ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường.
    f Chỉ số thu nhập trên đầu tư (ROI ?" Return on Investment): được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản. Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu. Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả, thì thu nhập và thu nhập trên đầu tư sẽ cao.
    ROI= (Thu nhập ròng/Doanh số bán) * (Doanh số bán/Tổng tài sản)
    f Chỉ số giá trên thu nhập (P/E): đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - PM) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS).
    P/E = PM/EPS *100
    P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính. Ví dụ, nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn 18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận.
    5- Cổ phiếu: là một loại giấy tờ có giá trị xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn đã góp của cổ đông vào doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành và được chia lãi của phần vốn đã góp theo quy định của doanh nghiệp, được hưởng các quyền cho Điều lệ của doanh nghiệp cổ phần quy định.
    Tương ứng với các loại cổ phần sẽ có một loại cổ phiếu tương ứng như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi,?
    C- Thị trường chứng khoán (TTCK):
    1- Khái niệm: là thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
    Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán có tổ chức là Sở giao dịch chứng khoán. Hiện tại, VN chưa có Sở giao dịch chứng khoán mà mới chỉ có trung tâm giao dịch chứng khoán tại HN và HCM.
    2- Các loại thị trường CK:
    - Thị trường tập trung (sàn giao dịch): là thị trường trong đó các chứng khoán được mua bán đấu giá giữa những người mua và người bán cạnh tranh thông qua người trung gian.
    - Thị trường OTC: là thị trường mà giao dịch được thực hiện trên cơ sở thương lượng trực tiếp giữ người mua và bán chứng khoán. Ví dụ, thị trường OTC tại quầy giao dịch của các ngân hàng, qua điện thoại, Internet, ?
    - Thị trường tự do (trao tay): được thực hiện giữa các cá nhân với nhau
    3- Các chú ý khi giao dịch mua bán cổ phiếu:
    - Thời gian chốt danh sách cổ đông: là thời gian Công ty thực hiện lên danh sách cổ đông để chia cổ tức.
    - Thời gian giao dịch không cổ tức: là khoảng thời gian từ mốc chốt danh sách cổ đông đến thời điểm chia cổ tức. Trong khoảng thời gian này, các giao dịch mua bán chuyển nhượng vẫn có thể được tiến hành nhưng cổ tức sẽ được chia cho người bán (người sở hữu cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách cổ đông).
    4- Qui trình giao dịch mua bán, chuyển nhượng CP tại FPT:
    f Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng được thực hiện tự do giữa các cán bộ/ nhân viên của FPT.
    f Việc mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu ra người ngoài công ty là không được phép.
    f Các giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu cần phải làm theo mẫu sau trong qui trình ISO-Cổ đông và phải chuyển lên cho cán bộ quan hệ cổ đông thuộc Phòng Phân tích kiểm soát - HO để họ làm thủ tục sang tên quyền Sở hữu CP:
    + Đề nghị chuyển nhượng CP -Biểu mẫu số 04-BM.
    + Hợp đồng chuyển nhượng CP-biểu mẫu số 05-BM.

Chia sẻ trang này