Cổ Phiếu HPG: Lý Do Phải Nắm Giữ Hòa Phát Ngay Trong Năm 2025?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanlinh86, 27/12/2024 lúc 23:57.

4013 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 16:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 972 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuanlinh86

    tuanlinh86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2024
    Đã được thích:
    26
    Việt Nam đang bước vào giai đoạn triển khai hàng loạt dự án đầu tư công quy mô lớn, tập trung vào hạ tầng giao thông, đô thị, và năng lượng. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu thép xây dựng tăng mạnh, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành thép, đặc biệt là Hòa Phát (HPG) – nhà sản xuất thép hàng đầu tại Việt Nam. Với năng lực sản xuất vượt trội, chuỗi cung ứng khép kín và thị phần dẫn đầu, Hòa Phát được kỳ vọng sẽ tận dụng tốt làn sóng đầu tư công này để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi từ Chính phủ dành cho ngành thép nội địa càng củng cố thêm vị thế của HPG, giúp doanh nghiệp này trở thành lựa chọn ưu tiên trong các dự án trọng điểm quốc gia và bài phân tích về tổng quan ngày hôm nay sẽ giúp cả nhà phần nào hiểu được sự phát triển của Hòa Phát trong thời gian tới.

    I.Tổng Quan Đầu Tư Công 2025 - 2030

    • Trong năm 2024, giải ngân đầu tư công tương đối chậm. Giải ngân đầu tư công đạt 495,9 nghìn tỷ đồng tính đến hết 11 tháng 2024 (+1,8% svck, đạt 64,3% kế hoạch). Trong đó, các dự án ngành GTVT giải ngân được 62,7 nghìn tỷ đồng (-14,1%svck, đạt 85,6%kế hoạch).

    • Tuy nhiên, Chính phủ đang tập trung nguồn lực tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, song song với việc đẩy mạnh hoàn thiện các công trình trọng điểm như tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành,tuyến đường sắt Bắc Nam.

    • Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, tầm nhìn của Chính phủ về tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2026-2030 là 7,5%-8,5%/năm. Yếu tố then chốt để đạt được kế hoạch tăng trưởng GDP này phần lớn sẽ đến từ các hoạt động giải ngân đầu tư công đầy tham vọng.

    • Vì vậy, kỳ vọng đầu tư công sẽ nhanh chóng được thúc đẩy ngay từ đầu năm 2025, ngay khi các luật mới ban hành đi vào hiệu lực. Bên cạnh đó, giai đoạn 2026-2030, Chính phủ sẽ tiếp tục quyết liệt triển khai hàng loạt dự án trọng điểm (ví dụ dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam).


    [​IMG]

    II. Dư Địa Đẩy Mạnh Đầu Tư Công Còn Nhiều

    • Bức tranh về Ngân sách nhà nước & nợ công của Việt Nam hiện đang ở trạng thái rất tích cực, từ đó tạo nhiều dư địa cho việc gia tăng thêm nợ vay của Chính phủ & thúc đẩy chi tiêu đầu tư công.

    • Tỷ lệ nợ công/GDP giảm đều trong gần 10 năm qua, hiện ở mức 36,6% vào thời điểm cuối năm 2023 và ước tính ở mức 37% vào cuối năm 2024. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách/GDP đang duy trì ổn định quanh mức 4,0%.

      [​IMG]


    • Áp lực thanh toán nợ gốc + lãi Trái phiếu Chính phủ (TPCP)trong giai đoạn 2024-2027 ở mức bình quân là 113 nghìn tỷ đồng/năm. Trong giai đoạn 2028-2033 là 211 nghìn tỷ đồng/năm.
    [​IMG]
    • Trong khi đó, lãi suất phát hành mới của TPCP Việt Nam trong thời gian qua đang được duy trì ở mức tương đối thấp.
    III. Đầu Tư Công 2024: Chậm Từ Mức Nền Cao

    • Sau giai đoạn tăng trưởng tích cực trong năm 2023, đầu tư công năm 2024 rơi vào giai đoạn trầm lắng. Vốn thực hiện thuộc Ngân sách Nhà nước đạt 495,9 nghìn tỷ đồng trong 11T2024 (+1,8%svck, đạt 64,3%kế hoạch). Trong đó, các dự án ngành GTVT giải ngân được 62,7 nghìn tỷ đồng (-14,1%svck, đạt 85,6% kế hoạch).

    • Nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công bị chậm là do việc triển khai Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, làm tăng chi phí giải phóng mặt bằng và tạm dừng một số dự án để điều chỉnh. Ngoài ra, thiếu vật liệu và cát san lấp cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

    • Đầu tư công sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Năm 2025, năm cuối của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, ghi nhận mức đầu tư công kỷ lục lên tới 791 nghìn tỷ đồng (tương đương 6,4% GDP) đã được Quốc hội phê duyệt. Khoản ngân sách này sẽ giúp đẩy mạnh thi công các công trình trọng điểm như tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, sân bay quốc tế Long Thành, và tuyến đường sắt Bắc Nam.

    [​IMG]

    IV. Giải Pháp Đẩy Mạnh Đầu Tư Công

    • Ngày 19/09/2024, quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Kế hoạch triển khai đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.

    • Ngày 7/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 115/CĐ-TTg về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

    • Ngày 29/11/2024, Quốc Hội đã thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2025 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 15/01/2025. Việc này sẽ giúp giải quyết các vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng.
    V. Các Dự Án Trọng Điểm



    [​IMG]

    [​IMG]

    VI. Kết Luận

    • Riêng dự án Long Thành (riêng mái vòm đã 32.000 tấn thép) cũng đã ngốn một lượng thép khủng khiếp, đây là chưa nói đến hai dự án vành đai. Cả nhà cũng đã có thể thấy HPG đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc mở rộng hạ tầng của quốc gia. Lưu ý Việt Nam chúng ta chỉ có hai đơn vị sản xuất được thép HRC cuốn nóng là Hòa Phát và Formusa. Trong đó, hai đơn vị này theo số liệu gần nhất mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu trong nước. Vì vậy, với việc mở rộng Dung Quất ngay thời điểm đúng thời điểm bối cảnh thúc đẩy sẽ giúp HPG tăng trưởng bền vững theo đà phát triển của đất nước. Vậy đâu là điểm mua tiềm năng cho siêu mã tăng trưởng HPG? Cả nhà liên hệ ngay với em Linh qua Za.Lo 096.996.5276 để nhận được bản kế hoạch chi tiết và đầy đủ về điểm mua, điểm bán, điểm chốt lời, cộng với các tin tức sẽ có khả năng tác động mạnh đến HPG thời gian tới sẽ được view cụ thể trong bản kế hoạch.
    Last edited: 28/12/2024 lúc 00:03

Chia sẻ trang này