Cổ Phiếu KSB: Động Lực Tăng Trưởng Từ Hạ Tầng Quốc Gia?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanlinh86, 30/12/2024 lúc 21:22.

4451 người đang online, trong đó có 481 thành viên. 18:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 932 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuanlinh86

    tuanlinh86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2024
    Đã được thích:
    28
    Cổ phiếu KSB của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nhờ hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia. Với vai trò là nhà cung cấp nguyên vật liệu xây dựng, đặc biệt là đá, cho các công trình lớn như sân bay Long Thành, KSB được kỳ vọng sẽ ghi nhận tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng trong thời gian tới. Vậy thì cụ thể là như thế nào ? Bài dưới gồm năm phần chi tiết ở dưới sẽ chia sẻ để cả nhà nắm rõ.

    I. Tăng Trưởng Mạnh Nhờ Đá Xây Dựng

    • Các mỏ đá mà KSB đang khai thác, vận hành bao gồm: Mỏ đá Tân Mỹ, mỏ Thiện Tân 7, mỏ Tam Lập 3. Trong đó, dù đã có giấy phép từ T4/2024, song, mỏ Tam Lập 3 chỉ mới chính thức đưa vào khai thác (T11/2024) với công suất khai thác 1 triệu m³ đá nguyên khối/năm, trữ lượng ~7,5 triệu m³.

    • Các mỏ đá (thuộc địa phận Đồng Nai, Bình Dương) đều có vị trí thuận lợi tới các đại dự án đầu tư công như sân bay Long Thành, đường vài đai 3 TP.HCM, hay tuyến cao tốc Bắc Nam. Đầu ra sản phẩm khoáng sản của KSB luôn được đảm bảo, cùng với đóng góp mới từ mỏ Tam Lập 3; kỳ vọng hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản sẽ mở rộng đáng kể ngay trong Q4/2024.
    II. Mảng Khu Công Nghiệp Sụt Giảm

    • Việc mở rộng hệ sinh thái tại lĩnh vực Khu công nghiệp là rất hợp thời đại khi mà làn sóng FDI chuyển dịch vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng; đặc biệt tại khu vực tỉnh Bình Dương.

    • Song, dư địa mảng khu công nghiệp “bứt tốc” trong ngắn hạn không được kỳ vọng cao khi mà KCN Đất Cuốc (giai đoạn 1) đã đạt tỷ lệ lấp đầy ~80%, và hiện KSB đang triển khai đầu tư giai đoạn 2 mở rộng (340ha), dự án Hoa Lư (Bình Phước) còn bỏ ngỏ về tiến độ triển khai trong năm sau.
    III. Kết Quả Kinh Doanh

    • Dù bối cảnh ngành xây dựng phục hồi, tiến độ giải ngân đầu tư công được mở rộng, song, hoạt động kinh doanh 9T đầu năm của KSB hoàn toàn bị đình trệ. Mảng khai thác, kinh doanh đá xây dựng có phục hồi nhưng vẫn thấp hơn nền trung bình của các năm trước, ảnh hưởng từ việc mỏ đá Tam Lập 3 (mỏ đá thay thế cho mỏ Phước Vĩnh 3 đã hết hạn Q1/2023) chậm đưa vào khai thác.

    • Cụ thể, KSB ghi nhận doanh thu Q3 đạt 89 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 12 tỷ.
    [​IMG]
    IV. Phụ Thuộc Vào Mảng Đá Xây Dựng

    • Cơ cấu doanh thu Q3/2024, ghi nhận 79% nguồn thu từ mảng đá đã khiến cho biên lợi nhuận thu hẹp về mức 27%, thấp hơn đáng kể so với kỳ trước, đạt 62%.

    • Xét riêng mảng đá, KSB đang dần ghi nhận tín hiệu phục hồi từ đáy quý 1/2024, được hưởng lợi nhờ nhu cầu từ lĩnh vực đầu tư công; doanh thu mảng đá Q3 đạt 70,8 tỷ. Triển vọng của mảng đá xây dựng khi rất nhiều dự án đầu tư công trọng điểm được triển khai trong khu vực miền Nam. Tình trạng thiếu đá và cát xây dựng kéo theo diễn biến tăng giá vật liệu, mảng kinh doanh đá của KSB dự báo tiếp tục được mở rộng với biên lợi nhuận cải thiện.
    [​IMG]
    V. Tình Hình Tài Chính

    • Cơ cấu nợ vay tài chính gia tăng trong quý 3, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu tăng nhẹ lên mức 0,41 lần; đây vẫn là mức thấp so với trung bình 5 năm. Được biết, doanh nghiệp đã phát hành thành công lô trái phiếu quy mô 300 tỷ đồng, có kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm.

    • Tình hình hoạt động kinh doanh của KSB sớm có sự cải thiện trong môi trường ngành xây dựng dần phục hồi, do đó dư nợ vay không gây rủi ro thanh toán với doanh nghiệp.
    [​IMG]
    VI. Kết Luận

    • Cả nhà có thể thấy tình trạng tài chính của KSB ở thời điểm hiện tại vẫn ở mức ổn. Chỉ có phần họ đang quá phụ thuộc vào mảng đá xây dựng. Việc này vừa lợi vừa hại, lợi ở chỗ là tập trung đúng long mạch để bán hàng, nhưng hai ở chỗ nếu vốn đầu tư công chậm chi trả thì sao, lỡ có vấn đề gì về hoặc động thanh toán bị chậm thì có phải sẽ tăng chi phí hoạt động. Đúng là khi kinh doanh công ty luôn có phương án dự phòng. Nhưng rủi ro về công việc kinh doanh lúc nào cũng bất ngờ đó là mới nói đến phần chậm chi trả ở dự án công, chưa kể đến các rủi ro về phần ở các mỏ. Biết là họ đã phân bổ qua mảng bất động sản KCN để tránh rủi ro. Hướng đi đó tương đối hợp lý nhưng tăng trưởng đã không như kiến cộng thêm yếu tố tăng trưởng mới bị bỏ ngõ về kế hoạch phát triển? Vậy thì đâu là điểm trong giai đoạn mọi thứ chưa rõ ràng ? Cả nhà liên hệ ngay em Linh qua Za.Lo 096.996.5276 để nhận được bản kế hoạch về điểm mua cụ thể kèm theo điểm chốt lời, chốt lỗ chi tiết nhé. Bên cạnh đó, trong bản kế hoạch sẽ chia sẽ nhưng rủi ro được dự phòng trước để cả nhà nắm được bố cục chính của câu chuyện từ đó tăng phần chủ động trong hoạt động đầu tư.
    namho995 thích bài này.

Chia sẻ trang này