Cổ phiếu ngân hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi verybigwater, 14/07/2006.

4498 người đang online, trong đó có 370 thành viên. 11:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1433 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. verybigwater

    verybigwater Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu ngân hàng

    STB áp đảo thị trường
    Kết thúc phiên giao dịch hôm qua đã có tổng cộng gần 1,7 triệu cổ phiếu Sacombank (STB) được khớp lệnh với tổng giá trị lên tới gần 139 tỷ đồng, chiếm gần 83% tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường . Tương lai vài STB sẽ tiếp tục tăng. Và hình như cổ phiếu các ngân hàng khác cũng bắt đầu bước vào cuộc đua. VPB mấy hôm nay được rất nhiều người hỏi mua và giá VPB cũ đã được chào giá lên 66-67. Habubank mới cũng đã thấy giao bán với giá 56 - 58. MB sau một tuần lận đận với giá 60, giờ cũng nhích lên được chào bán với giá 61 - 62.
    Sự tăng giá này âu cũng là sự hợp lý. STB hiện là ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất gần 2000 tỷ và dự kiến sẽ tăng thêm vốn điều lệ. Bước sau STB sẽ là ACB. Nghe thông tin hình như cuối tháng này ACB họp hội đồng quản trị để thống nhất về kế hoạch tăng vốn lên 1350 tỷ. Việc tăng vốn này sẽ thông qua hình thức cổ đông được mua thêm cổ phiếu bằng mệnh giá (tỷ lệ hình như là 2:1 - ????). ACB có vốn điều lệ thấp hơn STB nhưng phát triển theo hướng bền vững và luôn làm an lòng các cổ đông.
    Quý 3 này là thời của cổ phiếu các ngân hàng rồi và hy vọng STB sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường CKVN vốn đã ảm đạm gần 3 tháng nay!
  2. 123zozo

    123zozo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    4
    Tiên sư cái chú Mắc-cà-na. Mấy hôm trước phát biểu này nọ làm giá cổ phiếu ngành Ngân hàng VN (nhắm vào em STB). Hôm qua chắc là quỹ DC lao như chết không thì sẽ có chú khoai tây khác nó hớp mất.
    Thế mới biết là cái trò rung cây doạ khỉ, chỉ tiếc cho mấy chú khoai lang thỏ đế (cỡ ê-ríc-sơn của Anh) đã chạy như ma đuổi roài .

    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2006/07/3B9EBEB4/

    Nhà đầu tư ngoại gom cổ phiếu ngân hàng

    Phiên thứ hai lên sàn, tổng lượng cổ phiếu Sacombank khớp lệnh đạt con số kỷ lục gần 1,7 triệu đơn vị, trị giá 136,9 tỷ đồng. Trong đó gần 2/3 chảy vào túi nhà đầu tư nước ngoài.

    Lệnh đặt mua Sacombank lên tới hơn 2,46 triệu cổ phiếu, khối lượng bán đạt 1,72 triệu cổ phiếu. Nhu cầu quá cao khiến giá STB tăng kịch trần lên 81.500 đồng, tăng 3.500 đồng so với phiên hôm qua.

    Điểm đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài không tiếc công sức săn đón loại hàng mới này. Phiên hôm qua họ mua 383.060 STB, chiếm một nửa khớp lệnh, phiên sáng nay họ tiếp tục bỏ ra 83 tỷ đồng để mua thêm hơn 1 triệu cổ phiếu.

    Cơn sốt STB kéo VN-Index tăng 7,07 điểm, đóng cửa đạt 509,15 điểm. Tác động tốt từ tân binh, nhóm cổ phiếu mang tính thanh khoản cao như REE tăng 1.000 đồng, SJS tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư khi tăng tới 6.000 đồng, khớp lệnh ở 126.000 đồng.

    Cả phiên sáng nay có 2,2 triệu chứng khoán khớp lệnh, tổng giá trị đạt 171 tỷ đồng.
  3. Kiem_Du_Roi

    Kiem_Du_Roi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Đã được thích:
    0
    tuần sau STB sẽ down nhưng nhẹ thôi, chắc là cuối tuần sẽ xuống khoảng 75-76

  4. verybigwater

    verybigwater Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2003
    Đã được thích:
    0
    Nghe thông tin hình như cuối tháng này ACB họp hội đồng quản trị để thống nhất về kế hoạch tăng vốn lên 1350 tỷ
    Các bác ơi, em xin đính chính lại ACB tăng vốn từ 1.100 tỷ lên 1.750 tỷ chứ không phải là 1.350 tỷ. Như vậy cổ đông có quyền mua thêm cổ phiếu bằng mệnh giá theo tỷ 2:1 có vẻ như là hợp lý.
    Bác nào có thông tin chính xác gì, comfirm cho em với.
  5. tam_vif

    tam_vif Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2006
    Đã được thích:
    0
    STB ư? BÁN BÁN BÁN BÁN vì sao ư, giá khởi điểm để đấu giá 200 tỷ mệnh giá là 80% của giá BQ 5 phiên GD đầu tiên (khoảng 63), bán ngay đi được 78 sau này đấu giá có cơ mua giá 63+ đó vì 2000 tỷ tống ra TT chắc là ế nên giá khớp chỉ là 63-64 thôi ... BÁN BÁN BÁN BÁN
  6. 123zozo

    123zozo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    4
    Bác tam-vif ơi, bác không tính đến là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới đấu giá chênh lệch nhau về cổ phiếu thưởng và cổ tức à (cái này là 10% và 12%).
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    my lonelines í killing me now
    hit me baby one mỏe time
  8. HaThiGiangHuong

    HaThiGiangHuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Mời các bác tham khảo và bình luận: Tin Tài chính ngân hàng từ : http://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=11&DocID=10818
    Đảm bảo ?omở cửa? từ từ
    Trần Kiên
    Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận tỷ lệ sở hữu tối đa đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại một ngân hàng (NH) trong nước là 30% vốn cổ phần, tỷ lệ này có khác so với quy định hiện nay về mức tối đa ĐTNN tại một công ty niêm yết là 49%.


    Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa đưa ra bản dự thảo mới nhất Nghị định của Chính phủ về việc tổ chức tín dụng nước ngoài mua cổ phần tại các NH thương mại Việt Nam, trong đó quy định mức khống chế về việc đầu tư không chỉ giới hạn ở tỷ lệ sở hữu 30% vốn cổ phần, mà còn thêm một số hạn chế khác. Theo Ngân hàng Nhà nước, những hạn chế này là cần thiết nhằm đảm bảo cho các NH trong nước giữ được vị trí nhất định trong thời gian tới.
    Khác với bản dự thảo lần trước, trong dự thảo Nghị định mới nhất này, tỷ lệ ĐTNN tối đa 30% cổ phần của một NH được áp dụng trong mọi trường hợp. Đồng thời, dự thảo đưa những quy định chi tiết hơn đối với mức đầu tư của mỗi nhà ĐTNN. Cụ thể, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một NH cổ phần có thể sở hữu tối đa 20% cổ phần của một NH, một nhà ĐTNN thông thường khác chỉ được sở hữu tối đa 10% cổ phần, một công ty quản lý quỹ đầu tư chỉ được sở hữu tối đa 5% cổ phần, tổng vốn đầu tư của các công ty quản lý quỹ tại một NH tối đa bằng 10% cổ phần...
    Đặc biệt, dự thảo Nghị định cũng quy định rõ trường hợp niêm yết của một NH, khi giao dịch trên thị trường chứng khoán khiến một nhà ĐTNN sở hữu từ 5 đến 20% tổng số cổ phiếu niêm yết phải có thư không phản đối của Ngân hàng Nhà nước trước khi tiến hành giao dịch. Giao dịch mua bán chứng khoán dẫn đến một nhà ĐTNN sở hữu trên 20% cổ phiếu của NH niêm yết phải có văn bản của Ngân hàng Nhà nước trước khi tiến hành giao dịch.
    Đối với các NH chưa niêm yết có lẽ không có vấn đề gì lớn, bởi đây cũng là tỷ lệ được quy định từ trước tới nay, nhưng đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thì những quy định này được nhìn nhận là sẽ gây ra những hạn chế nhất định trong giao dịch nói chung. Ngoài vấn đề về hệ thống kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu về báo cáo số liệu nắm giữ của nhà ĐTNN để kịp thời phát hiện nhà đầu tư nào nắm giữ trên 5% cổ phiếu NH, còn có một số khó khăn khác trong kiểm soát giao dịch.
    Mặc dù vậy, theo một số NH, những khó khăn trên không quá lớn như nhiều người đánh giá. Theo ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc NH Ngoài quốc doanh (VPBank), trong lĩnh vực NH có đặc thù là cổ đông nước ngoài thường là các nhà đầu tư lớn, có tổ chức chứ chưa có các nhà đầu tư nhỏ lẻ, việc kiểm soát tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư này cũng thuận lợi đối với cơ quan quản lý. Hiện VPBank đã thỏa thuận bán 10% cổ phần của mình cho NH OCBC (Singapore) và trước đó Quỹ Dragon Capital cũng mua 10% cổ phần của VPBank.
    Theo lãnh đạo một NH cổ phần khác, các nhà ĐTNN, đặc biệt là các NH nước ngoài, đầu tư vào NH thường là các nhà đầu tư dài hạn, nên việc họ chuyển nhượng cổ phiếu theo kiểu mua bán hàng ngày là không có. Đồng thời, việc các nhà ĐTNN này thường có thỏa thuận với NH về việc chuyển nhượng khi mua cổ phần, nên việc chuyển nhượng cổ phần không phải là ?othích mua thì mua, thích bán thì bán?.
    Liên quan tới việc giới hạn trần đầu tư 30% của các nhà ĐTNN, một số ý kiến cho rằng, hạn chế đó không khuyến khích các nhà ĐTNN tham gia mua cổ phần tại các NH. Theo ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước), tỷ lệ này được NHNN đưa ra trên cơ sở tham khảo ý kiến của các NH nước ngoài đã đầu tư tại Việt Nam. Cũng theo ông Dũng, mặc dù tỷ lệ nắm giữ là có hạn chế, nhưng việc đầu tư thêm của các nhà ĐTNN vẫn có thể thực hiện nhờ quá trình tăng vốn điều lệ của các NH này, theo đó các nhà đầu tư có thể mua thêm cổ phần mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sở hữu quy định. Hiện trong lộ trình phát triển của các NH, đến năm 2008, các NH cổ phần đô thị phải có mức vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng và hiện tại chỉ có rất ít NH vượt mức này.
    Tuy nhiên, lãnh đạo một số NH cổ phần dự đoán, quy định tỷ lệ sở hữu tối đa 30% có tính ?otạm thời? nhiều hơn, nhằm đảm bảo chủ trương ?omở cửa? từ từ trong lĩnh vực ngân hàng. Việc giữ mức tối đa 30% đảm bảo cho hoạt động của các NH không xáo trộn mạnh (kể cả khi niêm yết), bởi cơ cấu cổ đông sẽ không có thay đổi lớn, làm thay đổi chiến lược phát triển của từng NH. Còn trong dài hạn, theo xu hướng nới lỏng từ từ những hạn chế trong ngân hàng, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các NH khi niêm yết cũng sẽ theo các quy định chung của thị trường chứng khoán là 49%.

Chia sẻ trang này