Cổ phiếu ngành nào sẽ lên ngôi?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giaodichnhanh, 20/04/2007.

5410 người đang online, trong đó có 474 thành viên. 21:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 333 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Cổ phiếu ngành nào sẽ lên ngôi?

    Hội thảo đã thu hút được nhiều NĐT cá nhân - Ảnh: Khả Hòa
    Ngày 17.4, hội thảo định hướng đầu tư chứng khoán với chủ đề "Phân tích giá trị thật - ảo của cổ phiếu" (do Báo Pháp luật TP.HCM tổ chức) đã thu hút đông đảo nhà đầu tư (NĐT) tham dự với mong muốn nắm được nhiều thông tin có liên quan đến tình hình thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay.

    Chọn cổ phiếu ngành nào?

    TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, giá cổ phiếu (CP) biến động bất thường nên mặc dù nhiều NĐT đã "thuộc lòng" những nguyên tắc, kỹ thuật mua bán được các chuyên gia đưa ra nhưng vẫn bị thua lỗ. Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (trường ĐH Ngân hàng TP.HCM), những lý thuyết đó chỉ phù hợp với thị trường hoàn hảo. Vì vậy, trước khi quyết định đầu tư, các NĐT cần phải đặt công ty vào trong môi trường Việt Nam để phân tích nhiều yếu tố về xu hướng phát triển chung, phát triển ngành, quan tâm đến những văn bản luật có liên quan đến ngành, lãi suất và lạm phát cũng như không thể bỏ qua mối quan hệ giữa Việt Nam và thế giới.

    Do vậy việc xác định xu hướng phát triển ngành nhằm lựa chọn công ty nào, CP nào để đầu tư là cực kỳ cần thiết. Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, có thể chia các doanh nghiệp thành 3 nhóm ngành khác nhau. Đó là nhóm ngành phòng thủ (không lệ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế). Đây là những ngành liên quan đến nhu cầu thiết yếu hằng ngày của mọi người như dược phẩm, y tế, may mặc, điện nước, giao thông... Nhóm ngành này khó bị suy yếu nhưng cũng không thể tăng trưởng cao.

    Thứ hai là nhóm ngành chu kỳ (bị ảnh hưởng mạnh vào chu kỳ nền kinh tế) như ngành xây dựng, xe máy... Cuối cùng là nhóm ngành mang lại lợi nhuận cao như điện tử, công nghệ thông tin... Nhưng nói gì đi nữa, tiến sĩ Lê Thẩm Dương cũng cho rằng nên đầu tư vào các công ty vững mạnh về tài chính. Điều này được thể hiện qua các chỉ số như doanh thu phải tăng, vốn chủ sở hữu tăng, các khoản phải thu, phải trả và tồn kho tốt...

    Không có giá ảo!

    Trong những tháng đầu năm, giá CP lên quá cao và đã có nhiều thông tin nhận định đó là giá "ảo". Tuy nhiên, thạc sĩ Lâm Minh Chánh, nghiên cứu sinh tiến sĩ về chứng khoán của Viện Công nghệ châu Á (AIT), tại buổi hội thảo khẳng định không hề có khái niệm "giá ảo" hay "giá trị ảo". Trong thực tế và cả lý thuyết kinh tế, chỉ có khái niệm và định nghĩa về "giá thị trường" - là giá chấp nhận mua bán và "giá trị thực" - là Ông Lê Châu Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Đào tạo quản trị quốc tế cho rằng, cần phải có một cách nhìn mới về đầu tư chứng khoán trong thời điểm hiện nay. Ngoài việc nắm vững các kiến thức căn bản, tìm hiểu cách dự đoán kỳ vọng, tuân thủ một số nguyên tắc thì NĐT nên tập trung vào chiến lược thay vì chiến thuật. Chiến lược đó được tính theo năm tài chính (dài hạn) hơn là từng ván và NĐT phải biết chấp nhận "tồn kho", kiên nhẫn và giới hạn sự thua lỗ.

    những gì ta nhận được từ CP. Cũng theo ông Chánh, đối với các nhà kinh doanh CP theo trường phái chuyên về phân tích kỹ thuật thì chỉ có giá CP cao hay thấp. Còn đối với NĐT dài hạn, NĐT theo giá trị thật thì khi giá CP vượt quá giá trị thực gọi là over-priced (giá thị trường được đánh giá cao hơn giá trị thực) chứ cũng không gọi là giá ảo. Giá trị thực của CP đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quyết định đầu tư của NĐT theo trường phái giá trị.

    Như vậy, làm thế nào để xác định được giá trị thực của một CP? Theo ông Lâm Minh Chánh, giá trị thực của CP được xác định theo một số nguyên tắc như theo cổ tức, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ số giá thị trường so với lợi nhuận (PE), tỷ số giá thị trường so với doanh số, tỷ số giá thị trường so với giá trị sổ sách, công ty có thể "xẻ thịt được" (khi chia nhỏ mà giá trị cao hơn)... Trên thực tế, các NĐT sẽ phối hợp 2, 3 phương pháp để tìm ra giá trị thực của một CP nào đó. Thế nhưng, không phải mọi CP có giá thị trường cao hơn giá trị thực đều là "hàng xấu" mà sẽ có trường hợp ngoại lệ. Đó là CP tăng trưởng (sức bật mạnh) và CP có hiệu ứng hàng hiệu (công ty có mức vốn hóa cao, có thương hiệu tốt hoặc có ban lãnh đạo giỏi có tầm nhìn chiến lược...).

    Do đó, lời khuyên của ông Lâm Minh Chánh đưa ra cho NĐT là hãy giữ lại hoặc tự tin mua vào những CP có giá trị thực bằng hay cao hơn giá thị trường hoặc CP có mức độ tăng trưởng cao và CP có hiệu ứng hàng hiệu.

Chia sẻ trang này