CỔ PHIẾU STB (Sacombank) VÀ GIẢI THÍCH VỀ CỤC NỢ CỦA HỌ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuanlinh86, 07/11/2024 lúc 00:01.

2300 người đang online, trong đó có 56 thành viên. 02:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 1 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tuanlinh86

    tuanlinh86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2024
    Đã được thích:
    1
    Thời gian vừa qua STB tiếp tục duy trì đà tăng đột phá đến từ yếu tố về giảm lãi liên ngân hàng của ngân hàng trung ương cộng thêm yếu tố quan trọng nhất là sắp thoát hết trái phiếu VAMC. Vậy VAMC là gì và có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu STB ?

    1. VAMC LÀ GÌ ?
    VAMC là viết tắt của cụm từ “Vietnam Asset Management Company” – Công ty TNHH 1 thành viên chuyên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt.

    Gọi đơn giản VAMC chính là công ty quản lý tài sản Việt, là một trong những công cụ đặc biệt của Nhà nước giúp:
    • Xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính
    • Giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
    • Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế.
    2. CÔNG DỤNG CỦA VAMC
    Có lẽ cái tên của công ty cũng đã nói lên hoạt động cốt lõi của VAMC, đó là thu mua nợ xấu từ các tổ chức tài chính, tuy nhiên để có cái nhìn cụ thể hơn về các chức năng của họ, bạn có thể tham khảo danh sách sau:

    • Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
    • Thu hồi nợ, đòi nợ và rao bán nợ, tài sản bảo đảm.
    • Cơ cấu lại khoản nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;
    • Đầu tư, sửa chữa, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;
    • Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra quản lý các tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu.
    • Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
    • Tổ chức bán đấu giá tài sản;
    • Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng
    3. TẠI SAO STB LẠI MUA TRÁI PHIẾU VAMC
    Đơn giản là vì sát nhập và phải lãnh cục nợ xấu từ ngân hàng Phương Nam. Mới gần đây, ngân hàng Sacombank đã đạt được bước ngoặt quan trọng trong việc xử lý nợ xấu, khi bán đấu giá thành công Khu công nghiệp Phong Phú, tài sản thế chấp cho khoản nợ xấu trị giá 7.900 tỷ đồng, có nguồn gốc từ việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) hồi năm 2015. Việc mà STB phải bán nợ cho VAMC để nhận lại trái phiếu thì đây có thể hiểu là làm đẹp một phần báo cáo tài chính để có thể triển khai một số cộng việc liên quan đến vay vốn

    4. KHI TRẢ HẾT TRÁI PHIẾU VAMC THÌ STB SẼ NHƯ THẾ NÀO
    Khi trả hết trái phiếu VAMC, STB sẽ được hưởng lợi lần lượt thông qua trình tự sau

    • Đầu tiên là giảm tiền trích lập dự phòng xử lý nợ xấu việc này sẽ giúp nguồn vốn ngân hàng linh động hơn không bị chôn lại để phòng vệ rủi ro nợ xấu
    • Thứ hai là sẽ được định giá lại tài sản và năng lực của ngân hàng, việc này sẽ làm đẹp báo cáo tài chính để rồi đến với bước số 3
    • Đó là được xin thêm room tín dụng, như nhiều video em đã chia sẽ với anh chị, việc báo cáo đẹp và tài sản chất lượng sẽ giúp ngân hàng có được cơ hội xin mở room tín dụng dễ hơn đặc biệt là với ngân hàng Sacombank, một ngân hàng mà room tín dụng chưa quá 11% trong nhiều năm liền.
      https://images.****.com/optimized/4X/c/c/0/cc00df9bfd0a240bbb65eb0fcac922921107ca8f_2_689x251.jpeg

Chia sẻ trang này