cổ phiếu thép

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi paper_tiger, 08/04/2010.

7599 người đang online, trong đó có 1095 thành viên. 14:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2163 lượt đọc và 17 bài trả lời
  1. paper_tiger

    paper_tiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Qúy I/2010, TLH ước đạt 50 tỷ LNTT, PHT ước đạt 20 tỷ LNTT
    [​IMG]

    Về hàng tồn kho, ông Nguyễn Mạnh Hà, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thép Tiến Lên cho biết TLH đang tồn kho trên dưới 130 ngàn tấn, PHT ở khoảng 40 ngàn tấn.



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã TLH) kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phúc Tiến (mã PHT) đã có buổi giao lưu với nhà đầu tư tại CTCP Chứng khoán Quốc Tế Hoàng Gia (IRS), chiều tối 7/4.





    Tồn kho của PHT đạt khoảng 40 nghìn tấn, TLH 130 nghìn tấn

    Ông Hà cho biết hiện nay tuy giá thép đã có điều chỉnh lên nhưng mức giá bán ra chỉ bằng giá đầu vào. Cụ thể, giá thép bán trên thị trường đang dao động từ 14,5 triệu đến 15 triệu đồng/tấn, giá nguyên liệu đầu vào phôi thép doanh nghiệp nhập vào cũng từ 14 triệu. Trên cơ sở đó để làm ra cây thép, doanh nghiệp phải mất thêm từ 50-100 USD/tấn nữa.
    “Thông tin về thép phế liệu cập nhật đến chiều ngày hôm qua (7/4) là 495 USD/tấn bằng giá sản phẩm tồn kho của chúng tôi”- ông Hà cho biết.

    Đại diện TLH cũng cho biết trong quý II nếu đồng ý xuất 50 nghìn tấn thép thì chắc chắn khoản lãi thu về khá lớn tuy nhiên việc này đang được cân nhắc.

    Ông Hà công bố, ông chủ trương mua vào không hạn chế của những lô lẻ của các doanh nghiệp dự kiến xuất ra nước ngoài.

    Về thị trường thép, đại diện này khẳng định trong quý III và IV giá thép của Việt Nam sẽ còn tăng trong thời gian tới. Ông Hà cho biết hiện TLH đang tồn kho trên dưới 130 ngàn tấn, PHT tồn kho khoảng 40 ngàn tấn.

    Sẽ tăng vốn của TLH lẫn PHT

    Ông Hà cho biết, trong năm 2010 để đảm bảo cung ứng vốn cho một số dự án thì cả TLH lẫn PHT sẽ thực hiện tăng vốn. Tuy nhiên ông không công bố cụ thể mức và phương án tại 2 doanh nghiệp này, những thông tin chi tiết hơn sẽ được công bố tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010 của PHT và TLH vào mùng 10 và 22/4 tới.


    Một số công trình dự án năm 2010-2011 của TLH và PHT


    TLH: Năm 2010, TLH dự kiến sẽ khởi công dự án xây dựng cao ốc văn phòng 10 tầng tại G4A Đồng Khởi, KP4, Phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai; Dự án khu dân cư 8,36ha tại xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; Dự án đầu tư nhà máy luyện, cán thép hệ thống cảng, kho bãi, nhà xưởng tại xã Tân Phước, huyện Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu, dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2012.

    Ngoài ra từ 2010, Phúc Tiến có thêm các dự án bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác sẽ tăng doanh thu lợi nhuận. Từ tháng 6/2010 dự án nhà máy thép Bắc Nam sẽ đi vào hoạt động nâng công suất cán thép của công ty lên gấp đôi


    Ngoài ra TLH cũng đang triển khai các dự án quy mô như dự án luyện cán thép, hệ thống cảng biển tại huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng đầu tư 1900 tỷ đồng...


    Về PHT, ngày mùng 10 tới ông Hà sẽ trình Đại hội thông qua việc đầu tư vào dự án Khu đô thị dịch vụ thương mại tại Lai Cách – Cẩm Giàng – Hải Dương. Ông Hà cho biết dự án này đã được sự chấp thuận của tỉnh.

    Theo công bố từ Chủ tịch HĐQT PHT và TLH, trong quý I, ước doanh thu của PHTtrên 300 tỷ, LNTT trên dưới 20 tỷ ; TLH đạt doanh thu trên 700 tỷ, LNTT khoảng 50 tỷ đồng.


  2. dung_seu

    dung_seu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2010
    Đã được thích:
    2
    Cổ phiếu ngành Thép - HOT sắp lên sàn. Các bác tìm hiểu đi nhé.

    http://cafef.vn/20100408100311386CA36/thep-dana-y-du-kien-hoan-thanh-vuot-muc-87-ty-dong-lnst.chn

    Thép Dana – Ý dự kiến hoàn thành vượt mức 87 tỷ đồng LNST

    Đầu năm 2011, tổng công suất của DNY sẽ tăng lên 400.000 tấn/năm khi dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động.


    DNY mới được thành lập và đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2008 nhưng đã có lãi ngay trong năm 2009 với mức lợi nhuận sau thuế 78 tỷ đồng trên vốn điều lệ 150 tỷ đồng.


    Thị trường chính là các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam, Huế, Đắc Lắc, Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi... thông qua 19 đại lý của Công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng tháng khá cao và thị phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao tại khu vực Miền trung.


    Do DNY sử dụng công nghệ Consteel từ khâu luyện kim đến khâu cán thép, theo tính toán của DNY công nghệ này giúp công ty tiết kiệm được 10% chi phí so với dây chuyền sản xuất không liên tục được sử dụng chủ yếu trong ngành thép Việt Nam hiện nay.

    Bên cạnh đó, DNY là doanh nghiệp sản xuất thép sử dụng thép phế liệu luyện thành phôi trước khi cán thép.


    Trong cơ cấu giá thành sản phẩm thép, chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tới 60%, biến động giá nguyên liệu ảnh hưởng rất nhiều tới giá thành của sản phẩm thép trên thị trường. Trong thời gian qua, mặc dù giá phôi thép tăng mạnh nhưng giá thép phế liệu chỉ tăng không đáng kể đã mang lại lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp luyện thép sử dụng nguyên liệu từ thép phế liệu, cho phép các doanh nghiệp này chủ động trong việc điều tiết giá bán thành phẩm.


    Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất mới của DNY sắp hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ nâng tổng công suất của DNY từ mức 150.000 tấn thép/năm hiện nay lên 400.000 tấn/năm vào thời điểm đầu năm 2011.


    Với hơn 10% chi phí tiết kiệm được từ công nghệ và lợi thế chi phí đầu vào là thép phế liệu, hiện nay DNY đang yết mức giá thép thành phẩm thấp hơn từ 5 – 10% so với sản phẩm cùng loại tiêu thụ tại miền Trung.


    Nguồn: SHS


    Phát huy lợi thế đó, DNY đặt kế hoạch kinh doanh năm 2010 với doanh thu đạt 914 tỷ đồng, tăng 45% và lợi nhuận sau thuế đạt 87 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2009. DNY kỳ vọng năm 2010 Công ty sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đề ra.

    Trong tháng 4 năm 2010, DNY dự kiến sẽ niêm yết 15 triệu cổ phiếu của Công ty trên sàn HNX. Hiện Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội đang thực hiện tư vấn niêm yết cho DNY.
  3. chungung

    chungung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2009
    Đã được thích:
    7
    SMC gom chưa xong chắc thứ 2 mới ra tin cũng 40 tỷ đó ... so với vốn điều lệ giờ là 140 tỷ cũng gần 3k đó. Còn 02 quý thì vượt 5k vì lãi tới 90 tỷ rồi nhưng không giám hoạch toán hết ..........
  4. phamhuytrang

    phamhuytrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2010
    Đã được thích:
    0
    TLH bao nheu thoat duoc ae
  5. everyd

    everyd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    3
    Doanh nghiệp thép vẫn dồn dập tăng giá

    Cập nhật lúc 11:34, Thứ Năm, 08/04/2010 (GMT+7)
    ,

    [​IMG] - Mặc dù đã tự chủ được 60% phôi, nhưng giá thép Việt Nam vẫn “nương” theo giá thế giới và hôm 7/4, đà tăng của giá bán lẻ tại Hà Nội đã chạm ngưỡng 17 triệu đồng/tấn.


    TIN LIÊN QUAN

    Vẫn tăng chóng mặt
    Tính từ trước 1/3, giá thép mua vào mới chỉ là 12,4 triệu đồng, cho đến nay, giá thép đã tăng tới 4,2 triệu đồng/tấn. Đây là mức chênh lệch kỷ lục chưa từng thấy chỉ trong đúng 5 tuần.
    Chỉ sau 3 ngày, giá bán lẻ thép xây dựng của một số thương hiệu liên doanh như Việt Úc… đã tăng thêm 500.000 đồng/tấn. Giá mua vào của đại lý cấp 2 là 16,2 triệu đồng/tấn, kéo theo giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng được điều chỉnh lên mức 17 triệu đồng/tấn.


    [​IMG]Giá thép cuộn bán lẻ đã tăng tới 17 triệu đồng/tấn. (Ảnh: Phạm Huyền)

    Lý giải tình hình này, Bộ Công Thương từng cho rằng, ngành thép có quá nhiều “nấc phân phối” qua 3-4 cấp nên giá đã bị “đội” cao khi tới tay người tiêu dùng.
    Tuy nhiên, theo các cửa hàng bán lẻ thép, từ nhà máy tới người tiêu dùng, chỉ qua 2 cấp, trong đó, đại lý cấp 1 là mua từ nhà máy, đại lý cấp 2 kế tiếp mua từ đại lý cấp 1 và bán thẳng tới tay người tiêu dùng.
    Phân tích kết cấu giá thép bán lẻ, chị Phạm Thị Hoàn, chủ cửa hàng thép Toàn Cầu cho biết, ví dụ, trước hôm 6/4, thép giao ngay tại một số nhà máy như Thái Nguyên, Việt Úc là xấp xỉ 15,6 triệu đồng/tấn (cả VAT).
    Cộng thêm 100.000 đồng chi phí vận chuyển, 300.000 đồng tiền kho bãi, bốc xếp, giá mua vào của đại lý cấp 1 sẽ là 16 triệu đồng/tấn. Cộng thêm khoảng 2% lợi nhuận đảm bảo kinh doanh, giá bán lẻ sẽ là 16,4-16,5 triệu đồng/tấn.
    Khi giá chào của nhà máy tăng thêm 550.000 đồng/tấn thì tương ứng, giá bán lẻ cũng sẽ tăng lên tương tự, từ 16,5 triệu đồng/tấn lên 17 triệu đồng/tấn.
    Tăng giá là khởi nguồn từ nhà máy, nhà máy bán giá cao thì các cửa hàng bán lẻ cũng buộc phải tăng theo, chị Hoàn nói.
    Vẫn “nương” theo giá thế giới
    Việt Nam từ cảnh phụ thuộc tới 70% phôi nhập khẩu cho đến nay, chỉ còn phụ thuộc 40% phôi nhập. Nhưng khi hỏi chuyện vì sao giá thép tăng mạnh thì thấy, “lập luận” bị phụ thuộc vào giá thế giới của các doanh nghiệp ngành này vẫn không thay đổi.

    [​IMG]Giá thép Việt Nam vẫn phải "nương" theo giá thế giới. (Ảnh: Phạm Huyền)
    Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nói: “Chỉ sau 1 tháng, giá phôi thế giới đã tăng vọt từ 140-170 USD/tấn. Từ lúc giá phôi còn ở dưới 500 USD/tấn, nay, leo lên mốc 640-670 USD/tấn."
    “Vậy thì bảo sao, các doanh nghiệp không tăng giá bán? Tổng Công ty Thép Việt Nam, mới tuần trước mua phôi nhập với giá 614 USD/tấn, tuần này đã phải mua với mức giá 640 USD/tấn", ông Cường cho hay.
    Không chỉ là phôi, thép phế, than cốc, đầu vào quan trọng của các nhà máy luyện phôi cũng tăng giá như tên bắn. Hiện nay, giá thép phế được chào bán ở mức 430-460 USD/tấn, tăng tới 60 USD/tấn so với tháng trước. Than mỡ cũng tăng tới 70-80% so với năm trước và hiện giao dịch ở mức 350 USD/tấn.

    Tự chủ phôi cũng không… ăn thua

    Năm 2009, nhiều công trình lò luyện phôi thép với công suất 500.000 -1 triệu tấn phôi/năm ra đời như một “thành tích” đáng nể của ngành này.



    Theo ghi nhận của VietNamNet, hôm 21/3, giá thép là 13,9 triệu đồng/tấn. Nếu so với giá 16,2 triệu đồng tấn từ 6/4, giá thép đã tăng 16%. Theo thông tư 104/2008 của Bộ Tài chính, trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng bình quân từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động, sẽ phải áp dụng biện pháp bình ổn giá.

    Nhưng ông Cường, Trưởng phòng kinh doanh của công ty Nasteel Vina cho biết, đó chỉ là đầu tư phần ngọn. 60% phôi mà ngành thép tự chủ được cũng lại phải “nương” theo giá thép phế, giá than cốc thế giới đang tăng vù vù.
    Bởi thế, công ty sở hữu mỏ quặng sắt lớn nhất miền Bắc, tự sản xuất được 50% nhu cầu phôi như Công ty Thép Thái Nguyên nếu không khóc vì giá phôi nhập ngoại tăng cao, thì cũng lại khóc vì giá thép phế, giá than cốc tăng ngoài dự đoán.
    Vì vậy, giá phôi trong nước không rẻ hơn phôi ngoại là bao, chỉ thấp hơn 50.000-100.000 đồng/tấn. Và đến ngày 6/4, phôi thép “made in Vietnam” này cũng đã tăng từ 12,8 triệu đồng/tấn lên mức 13,2 triệu đồng, tương đương 650 USD/tấn.
    Vị chuyên gia của Nasteel Vina tính toán, nếu sản xuất thép với giá phôi này, giá giao ngay tại nhà máy sẽ lên tới 16,7-16,8 triệu đồng/ tấn.
    Kéo theo, qua 2 cấp phân phối, giá bán lẻ tới tay người dân sẽ vượt xa con số 17 triệu đồng/tấn. Với mức giá cao chót vót ấy, Nasteel cũng không dám liều lĩnh sản xuất tiếp và đã ngừng mua phôi.
    Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều không dám ôm hàng tích trữ, chỉ mua đuổi bán đuổi. Các nhà thương mại còn chào giá phôi, giá thép phế cao thì giá thép trong nước còn cao, ông Hoàng Văn Tòng, Phó Tổng giám đốc thép Thái Nguyên khẳng định.
    Được biết, Bộ Tài chính đang cử 3 đoàn đi thanh kiểm tra giá thép. Nhưng kinh nghiệm nhiều đợt tăng giá thép trước đây cho thấy, các bộ kiểm tra và kết quả gần như... không có gì. Lỗi sơ đẳng nhất vừa bị phát hiện tuần trước là "không niêm yết giá bán".
    Hiệp hội Thép Việt Nam cũng thừa nhận, doanh nghiệp tăng giá quá nhanh, quá dầy, dễ gây sốc thị trường, nhất là khi Chính phủ đã kiềm chế lạm phát.
    Nhưng Hiệp hội cũng chỉ có thể “nhắc” thành viên điều chỉnh giá… dần dần, chứ không thể yêu cầu không tăng giá được khi giá thép giới vẫn leo thang chóng mặt như vậy.
    • Phạm Huyền
  6. paper_tiger

    paper_tiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2010
    Đã được thích:
    0
    chưa 4x đừng nghĩ chuyện thoát
  7. paper_tiger

    paper_tiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2010
    Đã được thích:
    0
    tiếp tục nữa này thế này không lên nữa mới là lạ
    Hiệp hội Thép VN đề xuất giải pháp hạn chế nhập khẩu thépThứ năm, 8/4/2010, 14:55 GMT+7Những năm gần đây, ngoài việc nhập khẩu thép phế, phôi thép là nguyên liệu bắt buộc cho sản xuất thì tình trạng nhập khẩu nhiều sản phẩm trong nước đã sản xuất được và đang dư thừa gây nhiều thiệt hại cho ngành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung.

    Chính vì vậy, ngành thép trở thành ngành kinh tế tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn, tỷ lệ nhập khẩu cao. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã đề xuất nhiều giải pháp cho vấn đề này.

    Ngành tiêu nhiều ngoại tệ, tỷ lệ nhập khẩu cao

    Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Phạm Chí Cường cho biết, với nhu cầu thép đa dạng để phục vụ phát triển với tốc độ khá cao, trong khi sản xuất thép trong nước mới đang ở giai đoạn đầu, chủ yếu là sản xuất thép xây dựng và mới chỉ tập trung cho các công đoạn sản xuất ở hạ nguồn.

    Vì vậy, số lượng nguyên liệu và sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây tăng lên rất mạnh, ngành thép trở thành ngành kinh tế tiêu tốn lượng ngoại tệ lớn, tỷ lệ nhập khẩu cao.

    Sau sự tăng đột biến về xuất khẩu vào năm 2008 khi lượng thép xuất khẩu đạt hơn 1,7 triệu tấn với kim ngạch trên 1,7 tỷ USD (chủ yếu là tái xuất nguyên liệu phôi thép và thép cán nóng) thì xuất khẩu thép của Việt Nam trong năm 2009 đã giảm sút đáng kể cả về kim ngạch và số lượng.

    Tổng lượng thép xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 chỉ đạt trên 571.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu trên 444 triệu USD.

    Trong khi đó, năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu gần 6 triệu tấn thép các loại, trong đó có thép cán nguội, thép cuộn là những sản phẩm trong nước tự sản xuất được và đã dư thừa.

    Ba tháng đầu năm 2010, đã có 57.000 tấn thép cuộn và 68.000 tấn thép mạ các loại được nhập về trong tổng số 1,7 triệu tấn thép thành phẩm nhập vào Việt Nam.

    Tính toán của VSA cho thấy, nếu hạn chế nhập khẩu hai loại thép này trong thời gian tới sẽ tiết kiệm được khoảng 700 triệu USD, góp phần giảm nhập siêu cũng như giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

    Theo thống kê của VSA thì năng lực sản xuất của các sản phẩm trên đều vượt xa nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, do mới ở giai đoạn đầu của dự án nên các nhà máy trong nước bị hạn chế bởi công suất máy và bị cạnh tranh gay gắt với sản phẩm thép nhập khẩu.

    Sản lượng phôi thép năm 2009 chỉ đạt khoảng 50% công suất, sản lượng thép xây dựng chỉ đạt khoảng 67%. Điều này đã tạo sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp khiến họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất của nhà máy.

    Do vậy, rất cần thiết có những biện pháp hỗ trợ của các bộ, ngành liên quan để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất qua đó tăng sản lượng, giảm giá thành, đảm bảo đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước, đồng thời có thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong khu vực và quốc tế.

    Để tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp thép trong nước, giảm nhập khẩu trong ngành thép, VSA cho rằng cần tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế nhập khẩu các sản phẩm thép trong nước đã có công suất dư thừa, tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng nhiều biện pháp kinh tế, kỹ thuật để hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm.

    Hạn chế nhập khẩu những sản phẩm đã sản xuất được

    Theo Chủ tịch VSA Phạm Chí Cường, các doanh nghiệp cần tăng cường sử dụng nguyên liệu nội địa thay thế nguyên liệu nhập khẩu như phôi thép, thép phế, gang... để giảm phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, đồng thời giảm bớt chi phí, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.

    Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc nhập khẩu thép phế liệu để sản xuất phôi trong nước bởi sản lượng phôi hiện tại mới chỉ bằng 50% công suất do đó việc tăng nhập khẩu thép phế liệu sẽ đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước, qua đó giúp ngành thép dần tự chủ được nguyên liệu chính cho sản xuất, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước.

    Đặc biệt, Bộ Công thương cũng cần hạn chế tối đa việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đã sản xuất được đủ cung ứng cho nhu cầu như thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nguội, ống thép hàn...

    Mặt khác, Nhà nước cho phép sử dụng nhiều loại ngoại tệ thay thế đồng USD trong thanh toán nhập khẩu, khi đồng USD có biến động mạnh, doanh nghiệp sẽ linh hoạt và chủ động hơn trong việc thanh toán cho nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất.(Nguồn: TTX, 8/4)
  8. hicknow

    hicknow Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2010
    Đã được thích:
    31
    Các pác muốn maketting cổ phiếu ngành thép quá cứ nhắt đến tồn kho hoài, tồn kho nhiều đôi khi cho thấy doanh nghiệp quản lý kém coi, có gì mà khoe
  9. buianhtuan992000

    buianhtuan992000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2004
    Đã được thích:
    0
  10. doantoansai

    doantoansai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Thế này thì mai PHT và TLH lại khét lẹt rồi.Mai em sẽ ủng hộ 20k PHT. Về cơ bản con này tốt hơn TLH và quan trọng là ít CỔ hơn

Chia sẻ trang này