Cổ phiếu tốt vẫn... ế

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gatrong123, 15/03/2010.

2047 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 03:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1301 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. gatrong123

    gatrong123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Cổ tức cao, giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách nhưng vẫn ế. Đó là tình cảnh của nhiều cổ phiếu (CP) trên thị trường hiện nay.
    Chỉ số tài chính hấp dẫn...
    Dù thị trường đã có những phiên tăng điểm khá mạnh nhưng một số CP vẫn đang giao dịch dưới giá sổ sách (chỉ số P/B < 1). Ví dụ như CAD - Công ty cổ phần (CTCP) chế biến và XNK thủy sản Cadovimex có giá sổ sách khoảng 23.000 đồng/CP nhưng hiện đang giao dịch ở giá dưới 15.000 đồng; trước đó vào đầu năm 2010, giá CP này về mức 12.000 đồng. Hoặc LBE - CTCP sách và thiết bị trường học Long An cũng có giá sổ sách ở mức 16.000 đồng/CP nhưng thị giá hiện nay chỉ xoay quanh mức 11.000 đồng; CTCP Sara - SRB có giá sổ sách 10.460 đồng/CP và đang giao dịch ở giá 7.600 đồng,...
    Ngoài chỉ số P/B hấp dẫn, nhiều CP còn có P/E thấp, trả cổ tức hằng năm đều đặn và cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Ví dụ CTCP sách đại học - dạy nghề (HEV) vừa trả cổ tức năm 2009 là 17% (tương đương 1.700 đồng/CP) trong khi giá CP đang giao dịch xoay quanh mức 16.000 đồng/CP; thu nhập mỗi CP này trong năm 2009 (EPS) đạt hơn 3.300 đồng/CP. Tính ra, P/E của HEV ở mức 4,8 lần. Tương tự, CP của CTCP cơ điện miền Trung (CJC) cũng có EPS năm 2009 là 6.714 đồng/CP, kế hoạch chia cổ tức là 25% nhưng hiện chỉ giao dịch ở giá xoay quanh 28.000 đồng. Tính ra P/E của CJC hiện ở mức khoảng 4,2 lần... Đặc biệt nhiều CP trên đều có hoạt động kinh doanh chính ổn định, ít bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trong và ngoài nước gặp khủng hoảng nên dẫn tới doanh thu và lợi nhuận hằng năm đều đạt kế hoạch đưa ra.
    Nếu xét trên tiêu chí đầu tư thì đây là một chỉ số hấp dẫn trước tiên đáng để quan tâm. Tuy nhiên, các CP này vẫn trong tình trạng ế hàng. Một số NĐT lại "mắc cạn" khi mua các cổ phiếu này vì bán thì khó mà giá lại không tăng là bao.
    ...nhưng thanh khoản kém
    Trong khi nhiều CP có giá cao ngất ngưởng, cổ tức thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn khiêm tốn... được tranh mua thì nhiều CP có giá hấp dẫn, chỉ số tài chính tốt, cổ tức cao vẫn không đủ sức hút dòng vốn trên sàn. Câu trả lời là do thanh khoản của các CP này quá kém khiến nhiều NĐT "ngại" giao dịch. Các CP như LBE, CLC, HEV... thường xuyên chỉ giao dịch ở mức 1.000 - 2.000 CP/phiên. Thậm chí có những CP tại sàn Hà Nội qua mỗi phiên không có giao dịch nào. Tính thanh khoản kém này phần lớn do vốn điều lệ của doanh nghiệp quá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 - 20 tỉ đồng. Khi đó, lượng CP được giao dịch trên thị trường tổng cộng cũng chỉ có từ 1 - 2 triệu CP. Ví dụ như trường hợp của LBE chỉ có tổng cộng 1,1 triệu CP đang niêm yết, với thị giá đang ở mức 11.000 đồng/CP thì chỉ cần khoảng 1,2 tỉ đồng là có thể mua được toàn bộ công ty này. Thế nhưng với tình hình giao dịch yếu ớt thì NĐT có muốn mua số lượng lớn CP này e cũng không đủ kiên nhẫn. Còn khi đã mua xong thì có thể cũng không biết bán đến khi nào mới hết! Cũng do thanh khoản kém, các CP này rơi vào tình trạng khi thị trường giảm thì giá giảm theo nhưng khi thị trường tăng thì lại... giậm chân tại chỗ.
    Chị An - một NĐT trên sàn Âu Việt - kể, chị có mua một ít CP CJC vào cuối năm 2009 khi giá CP này còn ở mức 30.000 - 31.000 đồng. Hiện nay khi thị trường đã tăng lên khá so với thời điểm chị mua vào nhưng CJC vẫn chưa thể tăng được bằng giá mua khiến chị khá sốt ruột. Tương tự, một NĐT tên Thúy cũng tâm sự chị có mua vài ngàn CLC - CTCP Cát Lợi với mức giá cao hơn hiện nay khá nhiều. Và khi nhiều CP khác trên thị trường cứ tăng ào ào
    Cổ tức cao, giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách nhưng vẫn ế. Đó là tình cảnh của nhiều cổ phiếu (CP) trên thị trường hiện nay.
    Chỉ số tài chính hấp dẫn...
    Dù thị trường đã có những phiên tăng điểm khá mạnh nhưng một số CP vẫn đang giao dịch dưới giá sổ sách (chỉ số P/B < 1). Ví dụ như CAD - Công ty cổ phần (CTCP) chế biến và XNK thủy sản Cadovimex có giá sổ sách khoảng 23.000 đồng/CP nhưng hiện đang giao dịch ở giá dưới 15.000 đồng; trước đó vào đầu năm 2010, giá CP này về mức 12.000 đồng. Hoặc LBE - CTCP sách và thiết bị trường học Long An cũng có giá sổ sách ở mức 16.000 đồng/CP nhưng thị giá hiện nay chỉ xoay quanh mức 11.000 đồng; CTCP Sara - SRB có giá sổ sách 10.460 đồng/CP và đang giao dịch ở giá 7.600 đồng,...
    Ngoài chỉ số P/B hấp dẫn, nhiều CP còn có P/E thấp, trả cổ tức hằng năm đều đặn và cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng. Ví dụ CTCP sách đại học - dạy nghề (HEV) vừa trả cổ tức năm 2009 là 17% (tương đương 1.700 đồng/CP) trong khi giá CP đang giao dịch xoay quanh mức 16.000 đồng/CP; thu nhập mỗi CP này trong năm 2009 (EPS) đạt hơn 3.300 đồng/CP. Tính ra, P/E của HEV ở mức 4,8 lần. Tương tự, CP của CTCP cơ điện miền Trung (CJC) cũng có EPS năm 2009 là 6.714 đồng/CP, kế hoạch chia cổ tức là 25% nhưng hiện chỉ giao dịch ở giá xoay quanh 28.000 đồng. Tính ra P/E của CJC hiện ở mức khoảng 4,2 lần... Đặc biệt nhiều CP trên đều có hoạt động kinh doanh chính ổn định, ít bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trong và ngoài nước gặp khủng hoảng nên dẫn tới doanh thu và lợi nhuận hằng năm đều đạt kế hoạch đưa ra.
    Nếu xét trên tiêu chí đầu tư thì đây là một chỉ số hấp dẫn trước tiên đáng để quan tâm. Tuy nhiên, các CP này vẫn trong tình trạng ế hàng. Một số NĐT lại "mắc cạn" khi mua các cổ phiếu này vì bán thì khó mà giá lại không tăng là bao.
    ...nhưng thanh khoản kém
    Trong khi nhiều CP có giá cao ngất ngưởng, cổ tức thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn khiêm tốn... được tranh mua thì nhiều CP có giá hấp dẫn, chỉ số tài chính tốt, cổ tức cao vẫn không đủ sức hút dòng vốn trên sàn. Câu trả lời là do thanh khoản của các CP này quá kém khiến nhiều NĐT "ngại" giao dịch. Các CP như LBE, CLC, HEV... thường xuyên chỉ giao dịch ở mức 1.000 - 2.000 CP/phiên. Thậm chí có những CP tại sàn Hà Nội qua mỗi phiên không có giao dịch nào. Tính thanh khoản kém này phần lớn do vốn điều lệ của doanh nghiệp quá khiêm tốn, chỉ khoảng 10 - 20 tỉ đồng. Khi đó, lượng CP được giao dịch trên thị trường tổng cộng cũng chỉ có từ 1 - 2 triệu CP. Ví dụ như trường hợp của LBE chỉ có tổng cộng 1,1 triệu CP đang niêm yết, với thị giá đang ở mức 11.000 đồng/CP thì chỉ cần khoảng 1,2 tỉ đồng là có thể mua được toàn bộ công ty này. Thế nhưng với tình hình giao dịch yếu ớt thì NĐT có muốn mua số lượng lớn CP này e cũng không đủ kiên nhẫn. Còn khi đã mua xong thì có thể cũng không biết bán đến khi nào mới hết! Cũng do thanh khoản kém, các CP này rơi vào tình trạng khi thị trường giảm thì giá giảm theo nhưng khi thị trường tăng thì lại... giậm chân tại chỗ.
    Chị An - một NĐT trên sàn Âu Việt - kể, chị có mua một ít CP CJC vào cuối năm 2009 khi giá CP này còn ở mức 30.000 - 31.000 đồng. Hiện nay khi thị trường đã tăng lên khá so với thời điểm chị mua vào nhưng CJC vẫn chưa thể tăng được bằng giá mua khiến chị khá sốt ruột. Tương tự, một NĐT tên Thúy cũng tâm sự chị có mua vài ngàn CLC - CTCP Cát Lợi với mức giá cao hơn hiện nay khá nhiều. Và khi nhiều CP khác trên thị trường cứ tăng ào ào thì CLC vẫn không nhúc nhích. Cùng nỗi niềm này, anh Long, một NĐT khác cho biết, khi thấy giá CP lình xình, anh định bán lấy vốn đầu tư sang CP khác nhưng cũng khó khăn vì "bên mua chỉ đặt lệnh có 100 CP, 500 CP và cao nhất là 1.000 CP. Nếu mình đặt lệnh bán quá nhiều sẽ làm giá CP giảm sàn ngay. Như vậy mỗi ngày chỉ bán được tối đa có 1.000 CP, thử một lần là sợ đến già".
    Như vậy chỉ có những NĐT cá nhân vốn ít, không chịu được mức rủi ro cao mới có thể chấp nhận mua vào những CP này để bảo toàn vốn chờ nhận được cổ tức. Nhưng chỉ sau một thời gian nắm giữ nhiều người cũng nản chí và "bỏ của chạy lấy người". Có lẽ các doanh nghiệp này cần tính đến chuyện phát hành thêm CP để tăng vốn điều lệ, mở rộng sản xuất mới mong cải thiện được tính thanh khoản trên sàn và giúp các NĐT quan tâm để đưa CP về mức giá trị thật của nó.
  2. koisuke

    koisuke Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    230
    Bài cũ, năm nào cũng có
  3. gatrong123

    gatrong123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Đã được thích:
    0
    HEV
    EPS 4 quý gần nhất(nghìn đồng) :
    3.380P/E :4.65Giá trị sổ sách /cp(nghìn đồng):16.18KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên:41,800KLCP đang lưu hành:1,000,000Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) :15.5
  4. gatrong123

    gatrong123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Đã được thích:
    0
  5. ro2009

    ro2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    3.657
    Bác ở đâu vậy? Đang tính kiếm cái bằng lái xe 4 bánh.
  6. aaaaa

    aaaaa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Đã được thích:
    0
    Bác vào đây mà tham khảo, sắp khai giảng rồi đó >>> http://muare.vn/oto-xemay/1973629
  7. cquoc95

    cquoc95 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    0
    HCT - ONE - LBE - HVT - TXM - HHC : Không còn ế nữa

Chia sẻ trang này