Cổ phiếu VOSCO có thực sự hấp dẫn?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tholan1, 04/09/2007.

8543 người đang online, trong đó có 1104 thành viên. 14:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 569 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tholan1

    tholan1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    675
    Cổ phiếu VOSCO có thực sự hấp dẫn?

    Ngày 12/9, tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty Vận tải biển Việt Nam, vốn được biết đến nhiều hơn với cái tên VOSCO, sẽ tiến hành bán đấu giá xấp xỉ 50,2 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng để thực hiện CPH.

    Việc sở hữu một thương hiệu nổi tiếng có lẽ là chưa đủ hấp dẫn đối với đông đảo giới đầu tư khi mà hầu hết các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu này trong những năm trở lại đây không thể coi là sáng sủa.


    Đại gia ngành vận tải biển

    Thành lập ngày 1/7/1970, Công ty Vận tải biển Việt Nam (thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) là doanh nghiệp vận tải biển quốc gia hàng đầu Việt Nam. Tính chất ?ohàng đầu? không chỉ thể hiện ở bề dày truyền thống lên tới 38 năm mà còn bởi quy mô vốn, đội tàu, năng lực vận tải của VOSCO vượt xa bất kỳ doanh nghiệp vận tải biển trong nước nào.

    Tính đến tháng 3/2007, đội tàu của VOSCO gồm 22 tàu chở hàng khô và 4 tàu chở dầu thành phẩm với tổng trọng tải là 421.730 DWT. Trong số này, lớn nhất là tàu chở dầu Đại Nam với trọng tải 47.102 DWT. Năm 2006, đội tàu này của VOSCO đã chuyên chở được khoảng 5 triệu tấn hàng. Các tàu của VOSCO được các Hội đăng kiểm đáng tin cậy như NKK, GL, LR, DNV, VR và ABS phân cấp.

    Tại thời điểm 30/6/2006, giá trị doanh nghiệp của VOSCO là 2021,4 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 1.457,4 tỷ đồng. Với 1.821 lao động, năm 2006 doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh mà chủ đạo là vận tải đường biển của VOSCO là 1.432 tỷ đồng.

    VOSCO cũng là công ty vận tải biển đầu tiên ở Việt Nam được cấp giấy chứng nhận phù hợp (D.o.C) vào năm 1998. VOSCO cũng đặc biệt chú ý tới Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 để thoả mãn khách hàng và đảm bảo chất lượng phục vụ tốt. Ngày 28/3/2002, Công ty đã được DNV cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2000.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay VOSCO là doanh nghiệp hàng đầu trong nước về vận tải biển hàng rời và giữ thị phần tuyệt đối trong vận chuyển gạo xuất khẩu của Việt Nam.

    Lớn nhưng sức hấp dẫn không cao

    Theo phương án hoạt động SXKD của VOSCO sau khi CPH thì DN này sẽ có số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng, tương đương 140 triệu cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần với cơ cấu sở hữu vốn điều lệ dự kiến như sau: vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần VOSCO là 84 triệu cổ phần (60%); cổ phần ưu đãi bán cho CBCNV trong công ty là 2,9165 triệu cổ phần (2,08%); cổ phần đầu tư chiến lược là 2,9 triệu cổ phần (2,07%); cổ phần bán đấu giá công khai là khoảng 50,2 triệu cổ phần (35,8%) với mức giá khởi điểm là 15.000 đồng/cổ phần. Tại đợt IPO vào ngày 12/9 tới đây, các nhà đầu tư nước ngoài không được phép tham gia đấu giá.

    Cách đây khoảng chục năm, làm ở VOSCO là một giấc mơ đối với hầu hết thanh niên Việt Nam, nhưng hiện nay, ngay cả việc được tham gia sở hữu doanh nghiệp vận tải biển này cũng không còn phải là điều quá hấp dẫn nữa. VOSCO bây giờ chỉ là cái bóng của chính mình nếu như soi vào các chỉ tiêu tài chính, SXKD của doanh nghiệp trong khoảng vài năm trở lại đây.

    Báo cáo kiểm toán trong vòng 3 năm trước khi CPH của VOSCO cho thấy, doanh thu trung bình của VOSCO dao động khoảng 1.400 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế là 74,5 tỷ đồng (năm 2004), 64,4 tỷ đồng (năm 2005), 36,5 tỷ đồng (năm 2006). Đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu đạt khá thấp: 2,63% (năm 2006) và 1,73% (trong 6 tháng đầu năm 2007). Lợi nhuận thấp nhưng số nợ phải trả khá lớn lên tới 912,1 tỷ đồng. Sau khi CPH, mức cổ tức dự kiến mà VOSCO phấn đấu trả cho các cổ đông chỉ là 4,32% (năm 2008), 5,14% (năm 2009).

    Ngoài điểm yếu là tham gia kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm với những biến động kinh tế, chính trị trên thế giới, chứa đựng độ rủi ro cao thì đội tàu có độ tuổi bình quân 16.42 năm của VOSCO cũng là một gánh nặng đối với đơn vị. Ngoài việc phải đầu tư thêm tàu mới thì hàng năm VOSCO phải bỏ khoản kinh phí tương đối lớn để sửa chữa, bảo dưỡng. Trong đó có 2 tàu dầu loại 1 vỏ đến năm 2010 sẽ không được tham gia vào thị trường vận tải dầu quốc tế.

    Bên cạnh đó, giá cước vận tải biển sau chu kỳ tăng trưởng mạnh (từ năm 2004 - 2005) đang chuyển sang giai đoạn giảm sút. Số lượng tàu biển đóng mới trên thế giới tham gia vào thị trường vận tải ngày càng lớn đã tác động đến doanh thu của các công ty vận tải biển trong nước và theo dự báo xu hướng này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng trong các năm tới.

    Vậy các nhà đầu tư có thể kỳ vọng gì về tương lai của VOSCO trong thời gian tới?

    Thứ nhất, trong thời gian tới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam mà VOSCO là một trong những thành viên nòng cốt sẽ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ. Việc Tổng công ty nắm giữ 60% vốn điều lệ nên sự chi phối của Tổng công ty càng mạnh mẽ, tạo thế và lực cho doanh nghiệp phát triển.

    Thứ hai, nhu cầu về vận tải biển trong nước ngày càng tăng cao trong khi tỷ lệ đảm nhận vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của các DN vận tải biển trong nước đến năm 2010 mới đạt khoảng 25%.

    Trao đổi với phóng viên Báo GTVT, một số nhà đầu tư có kinh nghiệm cho rằng, tại đợt đấu giá cổ phiếu VOSCO tới đây, sức hấp dẫn sẽ không lớn nhất là đối với các nhà đầu tư dạng ?olướt sóng?, chỉ trông chờ vào lợi ích ngắn hạn trước mắt.


    Nguồn tin GTVT

Chia sẻ trang này