Cơ quan nào sẽ quản doanh nghiệp nhà nước?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bacbabuonchung, 02/05/2012.

6198 người đang online, trong đó có 1069 thành viên. 16:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 132 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. bacbabuonchung

    bacbabuonchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2010
    Đã được thích:
    168
    Cơ quan nào sẽ quản doanh nghiệp nhà nước?
    Đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang trong giai đoạn hoàn tất.
    Theo TS. Hoàng Trần Hậu – Phó giám đốc Học viện Tài chính, thành viên Ban soạn thảo đề án – một trong những mục tiêu lớn của chiến lược tái cấu trúc lần này là làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tuân thủ quy luật thị trường và minh bạch.


    Thưa ông, đề án này vẫn duy trì quan điểm giữ lại nhiều doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chi phối?

    Đạo lý của việc phân nhóm trong đề án là dựa trên tính chất ngành nghề, quy định của luật doanh nghiệp. Trong đó, đáng chú ý là Quyết định 14 của Chính phủ về tiêu chí phân nhóm, phân ngành mà nhà nước cần chi phối.

    Quyết định này chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhà nước nắm giữ 100% vốn, có nhiều ngành, tựu trung lại là những ngành độc quyền tự nhiên, chẳng hạn, an ninh quốc phòng, sản xuất vũ khí, sản xuất thuốc độc, in tiền, sau này là điện hạt nhân.

    Nhóm thứ hai Nhà nước giữ trên 51%, những nhóm ngành đòi hỏi phải đảm bảo sự cân đối lớn của nhà nước. Chẳng hạn, sản xuất lương thực, khai khoáng, đảm bảo bay của hàng không, hàng hải, khai thác dầu khí.

    Như vậy, ranh giới chia nhóm là 51% cổ phần nhà nước trong doanh nghiệp?

    Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa là doanh nghiệp có sở hữu vốn Nhà nước trên 51%. Nhưng sở hữu 51% cổ phần không phải là chi phối. Muốn chi phối tuyệt đối, ít nhất phải nắm giữ 75% cổ phần, chi phối phần lớn phải chiếm 65% cổ phần và trường hợp chiếm 51% chỉ nắm quyền biểu quyết.

    Do đó, tư duy của Đề án được xây dựng dựa trên cơ sở này để chia thành 4 nhóm doanh nghiệp. Nhóm một, ngành nào quan trọng nhất, Nhà nước phải nắm giữ 100%. Nhóm hai, một số ngành quan trọng phải giữ 75% để chi phối, chẳng hạn dầu khí, viễn thông. Một số ngành khác sản xuất thương mại thuần tuý như rượu bia thì có thể buông để cho tư nhân tự làm.

    Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trên 65% vốn điều lệ, gồm những công ty có quy mô lớn, có đóng góp cho ngân sách, đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và có vai trò đảm bảo các cân đối lớn cho nền kinh tế.

    Nhóm 4 bao gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc không nắm giữ cổ phần hoạt động kinh doanh thuần tuý. Với nhóm 4, quan điểm là nên cổ phần hoá “sâu” để cho tư nhân và các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể tham gia.

    Mục tiêu lớn nhất của tái cơ cấu lần này là gì, thưa ông?

    Một trong những mục tiêu lớn của tái cơ cấu lần này là làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động tuân thủ quy luật thị trường và minh bạch. Tách bạch hẳn sản xuất kinh doanh thuần tuý với hoạt động mang tính nhiệm vụ chính trị, công ích.

    Các doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn khỏi những ngành không phải ngành nghề kinh doanh chính nên được thực hiện như thế nào, thưa ông?

    Theo tôi, nhiều tập đoàn, tổng công ty có công ty tài chính và ngân hàng cần sớm đưa các tổ chức, đơn vị này ra khỏi doanh nghiệp mình. Các công ty tài chính thật lớn có thể chuyển thành ngân hàng. Với những công ty tài chính có quy mô nhỏ và yếu có thể xây dựng thành các công ty đầu tư thuần tuý, xem là hoạt động đầu tư tài chính thông thường, không nên để tiếp tục tồn tại trong các tập đoàn, tổng công ty nữa. Phải làm sớm điều này, nếu không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả về nợ nần lẫn nhau.

    Có thể hình dung sắp tới sẽ không còn các công ty tài chính trong các tập đoàn tổng công ty?

    Theo dự thảo đề án, từ nay đến 2015 sẽ chấm dứt tình trạng các tập đoàn phi tài chính có các công ty tài chính. Ví dụ, Tập đoàn dệt may không được có ngân hàng. Bởi vì đây là các khoản đầu tư rủi ro. Tuy nhiên, khi cho nhóm đối tượng này ra khỏi tập đoàn, vấn đề “hậu tái cơ cấu” là câu chuyện cần tiếp tục giải quyết. Cần quyết tâm làm và có cơ chế để tránh tình trạng “ăn bám” tập đoàn, tổng công ty. Cách làm này sẽ tạo ra sự cạnh tranh và tránh những luồng đầu tư xấu.

    Vậy về trường hợp “Dầu khí đi làm taxi”, có phải là đầu tư ngoài ngành không, thưa ông?

    Tôi không có số liệu chính xác là Tập đoàn Dầu khí đầu tư bao nhiêu vào ngành taxi. Nếu đầu tư theo dạng ngắn hạn để phục vụ mở rộng quan hệ thị trường thì không gây ra rủi ro lớn. Còn đầu tư lệch khỏi ngành với vốn lớn thì cần thuyết minh rõ. Doanh nghiệp phải tập trung vào ngành chính không có nghĩa là chỉ một ngành mà còn các ngành phụ trợ, ví dụ, xây dựng cần có công ty xây lắp.

    Về ý định thành lập tổng cục quản lý giám sát doanh nghiệp nhà nước, quan điểm của ông thế nào?

    Hiện có 3 lựa chọn. Thứ nhất, lập cơ quan chuyên trách về quản lý doanh nghiệp nhà nước theo mô hình của Trung Quốc. Thứ hai, thông qua một doanh nghiệp để quản lý vốn nhà nước như Temasek của Singapore. Mô hình thứ ba là có một cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm kết nối giám sát doanh nghiệp nhà nước.

    Cơ quan chủ trì chắc phải là Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ này làm chức năng điều phối, chịu trách nhiệm thu thập báo cáo từ các bộ, ngành, rồi tổng hợp và báo cáo Chính phủ. Hiện tại chưa phương án nào được quyết.

    Lê Hường

    TBKTVN

    http://*********.vn/ChannelID/768/Tin-tuc/221709-co-quan-nao-se-quan-doanh-nghiep-nha-nuoc.aspx

Chia sẻ trang này