có tin vui các bác à thuế nầy thì tốt rùi chúc các bác anh hùng ngày hôm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quangliem99, 07/09/2010.

6181 người đang online, trong đó có 876 thành viên. 12:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 373 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. quangliem99

    quangliem99 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2010
    Đã được thích:
    2
    http://cafef.vn/2010090708507840CA31/chinh-sach-tien-te-se-dieu-chinh-de-dat-room.chn

    Chính sách tiền tệ sẽ điều chỉnh để đạt room

    [​IMG]

    Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong tuần cuối tháng 8 cho thấy, lãi suất cho vay đã hạ thấp hơn song vẫn dao động từ 14-16%/năm.



    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Liên quan đến chính sách tiền tệ, Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 8 một lần nữa yêu cầu NHNN điều chỉnh lãi suất tín dụng phù hợp với khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp.
    Hóa giải bài toán này theo những phương thức nào đang là mối quan tâm lớn nhất của TTCK. Đây cũng là những chính sách được kỳ vọng sẽ nâng đỡ cho một chu kỳ hồi phục của VN-Index.
    Kết thúc tháng 8, các chỉ số kinh tế vĩ mô cho phép cơ quan quản lý rộng tay hơn trong điều hành chính sách, nhất là chính sách tiền tệ khi tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 6,7% (cao hơn mục tiêu 6,5%), lạm phát 7%, thâm hụt ngân sách khoảng 5,4 - 5,6% và có xu hướng giảm, thâm hụt thương mại cả năm ước 13 tỷ USD, có xu hướng giảm, tỷ lệ nhập siêu 18,3%, thấp hơn dự kiến 20%.
    Bên cạnh những con số khả quan trên, những rủi ro vĩ mô cần khắc phục cũng đã được nhận diện như cầu tiêu thụ nội địa và quốc tế yếu đi, lãi suất cao, khó tiếp cận vốn ngân hàng, nhất là vốn đầu tư trung dài hạn, tốc độ tăng đầu tư của khu vực DN và tư nhân chỉ đạt 9%, thấp hơn so với 54% cùng kỳ, tồn kho hàng hóa tăng 38% so với cùng kỳ; giá lương thực thực phẩm tăng, giá vật tư, nguyên liệu có xu hướng tăng.
    Điều chỉnh theo hướng nào?
    Trong những rủi ro kể trên, tăng trưởng tín dụng và xu thế của lãi suất được quan tâm hàng đầu. Số liệu từ Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho thấy, tăng trưởng tín dụng 8 tháng ước đạt 15% (tăng 2,1% so với tháng 7) nhưng vẫn thấp xa so với kế hoạch là 25%, tăng cung tiền (M2) chỉ đạt khoảng 13% trong khi kế hoạch là 20%. Lãi suất VND theo ghi nhận của NHNN chỉ giảm nhẹ, lãi suất ngoại tệ tăng khá, lãi suất định hướng của NHNN ổn định, lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định (kỳ hạn 3 tháng ở mức 9,75%/năm).
    Tại sao lãi suất vẫn cao, tín dụng vẫn khan hiếm? Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng, đó là do kỳ vọng lạm phát cao, điều hành cung tiền chưa hợp lý.
    Theo chuyên gia này, quy định ngân hàng chỉ được huy động từ thị trường liên ngân hàng bằng 20% vốn huy động từ thị trường 1 là quá thấp, quy định này tạo áp lực tăng lãi suất huy động. Bên cạnh đó, lãi suất trái phiếu chính phủ có giảm nhưng vẫn cao, 10 - 10,8%, khiến mặt bằng lãi suất khó hạ.
    Vậy làm thế nào để giảm lãi suất, tăng tín dụng, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm? Các chuyên gia tư vấn cho Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp gồm: NHNN tăng cung ứng tiền theo mức đã được Chính phủ quyết định; bỏ hoặc điều chỉnh tăng tỷ lệ được huy động từ thị trường liên ngân hàng; bỏ hoặc điều chỉnh Điều 18 của Thông tư 13; giảm lãi suất trái phiếu Chính phủ; đẩy mạnh giải ngân từ ngân sách và tái cấu trúc lại nợ xấu.
    “Điều 18 của Thông tư 13 hạn chế quá mức tín dụng và không theo thông lệ quốc theo. Theo Điều 18 trên, ngân hàng chỉ được sử dụng 80% vốn huy động để cho vay, trong khi loại trừ tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức và tiền gửi của Kho bạc Nhà nước. Như vậy, tỷ lệ có thể cho vay thực tế chỉ còn trên 60% (gồm các loại trừ tiền gửi không kỳ hạn của DN; tiền huy động trên thị trường liên ngân hàng, tiền dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro,..). Trong khi đó, một khối lượng tiền lớn bị hút vào việc tăng vốn pháp định của ngân hàng”, ông Lê Xuân Nghĩa nói.
    Bất ổn kinh tế vĩ mô khó xảy ra
    Ngoài kỳ vọng vào những thay đổi về chính sách tiền tệ, giới đầu tư còn quan tâm đặc biệt tới câu hỏi liệu Việt Nam có nguy cơ xảy ra bất ổn kinh tế vĩ mô khi khủng hoảng kinh tế trên thế giới, được nhiều ý kiến cho rằng, có nguy cơ lặp lại.
    Tuy nhiên, nếu nhìn vào các yếu tố như vốn đổ vào từ bên ngoài, tăng cung tiền và bùng nổ tín dụng trong bối cảnh chế độ tỷ giá hối đoái cứng nhắc, dự trữ ngoại tệ giảm; thâm hụt vãng lai được tài trợ bằng vốn ngắn hạn… thì có thể thấy bất ổn kinh tế vĩ mô khó xảy ra.
    Liên quan đến chính sách điều hành tỷ giá, tại phiên họp Chính phủ tháng 8, Thủ tướng *************** yêu cầu NHNN điều hành tỷ giá ngoại tệ theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô và tăng dự trữ ngoại tệ.
    Các chuyên gia nhận xét rằng, đợt điều chỉnh tăng tỷ giá 2,1% trong tháng 8 vừa qua và 3,3% hồi tháng 3/2010 tạo ra cân bằng cung cầu trên thị trường, trong ngắn hạn có thể tạo ra sự ổn định, tuy nhiên trong trung và dài hạn, áp lực chưa giảm. Điều này chỉ có thể được giải quyết triệt để nếu thâm hụt thương mại giảm, tỷ giá linh hoạt và đầu tư nước ngoài (gián tiếp và trực tiếp) tăng.
    3 phiên giao dịch khởi sắc trước kỳ nghỉ lễ 2/9, giá trị giao dịch trên 2 sàn HOSE và HNX đạt xấp xỉ 6.000 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với tuần trước đó. Điều này phần nào phản ánh thực tế là TTCK không thiếu tiền mà chỉ thiếu dòng tiền dẫn dắt. Khi tâm lý nhà đầu tư ổn định trở lại, hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tiến triển, đồng thời, dòng vốn tín dụng được khai thông thì thị trường sẽ khởi sắc trở lại.
    Theo Anh Việt
    ĐTCK







Chia sẻ trang này