Con đường trở thành cổ đông "cá mập"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi rose4love, 20/04/2008.

4092 người đang online, trong đó có 320 thành viên. 14:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2244 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. rose4love

    rose4love Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    28
    Con đường trở thành cổ đông "cá mập"

    Con đường trở thành cổ đông "cá mập"


    Trong ?oruột? trụ sở Công ty cổ phần Thủy lợi 2 xưa, nay là các công ty tư nhân - Ảnh: Q.Thiện
    TT - Chưa một ngày làm việc tại Công ty Thủy lợi 2, chỉ bỏ ra vài tỉ đồng vốn nhưng nay nhân vật này đã trở thành chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Thủy lợi 2 sở hữu số tài sản vài trăm tỉ đồng. Đó là "ông chủ? Đặng Lê Hoa.

    Ông Đặng Lê Hoa có biệt danh Cai Hoa, một doanh nhân đồng thời sở hữu và trực tiếp điều hành nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty thép Pomihoa nổi tiếng đặt tại Tam Điệp, Ninh Bình.

    Mờ ám

    Tháng 11-1999, ông Trần Hữu Hỷ - khi đó là chủ tịch kiêm tổng giám đốc công ty - đã giúp ông Hoa mua 500 cổ phần tự do của Công ty Thủy lợi 2 với giá gốc. Bước hai, ông Hỷ dùng chiêu bài vận động công nhân không nên mua cổ phần nhiều quá vì như vậy công ty sẽ khó khăn, không tìm được việc cho anh em lao động để gom cổ phần cho ông Hoa. Theo qui định về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong Luật doanh nghiệp, số cổ phần này của công nhân không được chuyển nhượng trong ba năm.

    Tuy nhiên, với cách vận động của ông Hỷ, tháng 8-2000 ông Hỷ vẫn tập trung được 2.000 cổ phần bán cho ông Hoa. Đến tháng 6-2005, ông Hỷ cho ông Hoa thuê hai phòng làm việc và một phòng ngủ ở tầng 1 của khách sạn Thủy Lợi (thuộc Công ty Thủy lợi 2) tại 166 Trần Quang Khải, Hà Nội với giá rẻ... không tưởng: 1,5 triệu đồng và 2 triệu đồng/tháng. Giá này giữ nguyên trong năm năm. Công văn ngày 15-6-2005 của ông Hỷ nêu lý do cho ông Hoa thuê là: "Căn cứ vào yêu cầu của ông Đặng Lê Hoa, một cổ đông lớn của công ty...".

    Đến tháng 4-2007, ông Nguyễn Trọng Năng, lúc này là phó chủ tịch HĐQT, cũng đứng ra giúp ông Cai Hoa bằng cách bán 11.864 cổ phần của mình cho ông Hoa (mặc dù các khoản 2 và 3, điều 12 của điều lệ công ty không cho phép).

    Cuối cùng thì 10.320 cổ phần ưu đãi người nghèo (hơn 90% tổng số cổ phần ưu đãi nghèo) được bán cho một cán bộ là ông Đặng Văn Tân, vừa từ nơi khác về làm trưởng ban kiểm soát của công ty. Ông Tân là cháu ruột ông Đặng Lê Hoa. Công nhân kể lại: việc mua bán diễn ra trong vòng vài giờ, công nhân nào không đến coi như mất phần. Tất cả không có một thứ giấy tờ chuyển nhượng, mua bán nào ngoài một tờ biên bản ông Tân tự lập và tự ký.

    Thao túng

    Nhằm "hóa kiếp" sứ mạng "thủy lợi" của công ty, ông Hoa yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh hiện thời của công ty, tập trung máy móc, phương tiện khắp nơi về Sóc Sơn và ra tuyên bố: cho thuê dài hạn hoặc bán (thực chất là trao đổi hoặc bán rẻ mạt) cho bất cứ ai bán lại 1.500 cổ phần trở lên cho ông.


    Tháng 6-2004, công ty tổ chức đại hội đồng cổ đông, ông Trần Hữu Hỷ tiếp tục trúng vị trí chủ tịch kiêm tổng giám đốc. Hai năm sau, dựa vào quyền sở hữu trên 10% cổ phiếu, nhóm cổ đông "cá mập" (Trần Hữu Hỷ, Nguyễn Trọng Năng và Đặng Lê Hoa) đã yêu cầu tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường.

    Tại đại hội này, cổ đông Đặng Lê Hoa đặt một bước chân vào HĐQT. Tuy nhiên, lúc này lãnh đạo cơ quan chủ quản cũ (Tổng công ty Cơ điện - xây dựng và thủy lợi thuộc Bộ NN-PTNT) và nay là cổ đông đại diện phần vốn nhà nước, ông Phạm Duy Thái lại được bầu làm chủ tịch HĐQT thay ông Trần Hữu Hỷ. Ông Thái tiến hành vực lại doanh nghiệp và đã gửi nhiều lá đơn tố cáo khẩn cấp tới cấp trên về tình hình thất thoát và mờ ám về tài sản ở doanh nghiệp mình.

    Sáu tháng sau ông Thái đã không giữ được vị trí chủ tịch HĐQT vì nhóm cổ đông "cá mập" liên tục phá đám, cản trở điều hành. Đến tháng 12-2006, nhóm cổ đông này lại dùng quyền sở hữu trên 10% cổ phần của họ để yêu cầu đại hội cổ đông bất thường, bầu lại HĐQT. Ông Thái bị gạt ra. Chủ tịch HĐQT mới chính là ông Đặng Lê Hoa.

    Không lâu sau, ông Hoa tổ chức họp HĐQT và quyết định thành lập các công ty con hoàn toàn độc lập với công ty mẹ. Trên thực tế những công ty con này ra đời nhằm mua lại những tài sản máy móc và nhà xưởng, quyền sử dụng đất (tại những địa điểm mà họ đã bàn tính trước) của công ty mẹ. Đổi lại, các cổ đông là chủ những công ty con đó phải bán cổ phần cho ông Hoa.

    Thực chất đây là cách Cai Hoa chia nốt số đất đai tại Sóc Sơn và những phương tiện máy móc cho hai "người bạn lớn" Trần Hữu Hỷ, Nguyễn Trọng Năng và những cán bộ còn giữ cổ phần chưa bán. Đổi lại, sau khi nhận đất, nhận tài sản, họ chuyển cổ phần cho ông Hoa. Riêng ông Nguyễn Trọng Năng được 5,4ha đất tại Sóc Sơn và 1.831m2 khác ở An Hải, Hải Phòng.

    Từ ngày 1-9-2007 Cai Hoa giải tán toàn bộ các phòng ban và không bố trí việc làm cho bất cứ ai ngoài hai người ruột thịt của ông làm bảo vệ và thu tiền bảo hiểm. Các tổ chức Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên cũng không thể hoạt động. Đảng bộ công ty họp ngày 27-10-2007 ra nghị quyết: giữ nguyên cơ cấu tổ chức và hoạt động của đảng bộ công ty; làm việc với Liên đoàn lao động huyện để tìm phương hướng cho công đoàn công ty. Biểu quyết: 4/4. Tuy nhiên, chủ tịch Hoa đáp lại bằng công văn số 22 ngày 4-11-2007 đại ý: nghị quyết trên không có hiệu lực vì trong danh sách lương của Công ty cổ phần Thủy lợi 2 chỉ còn ba đảng viên. Theo điều lệ Đảng thì không thành lập được chi bộ (?).

    Những kỹ sư, công nhân cả đời, thậm chí mấy thế hệ gia đình đã gắn bó với công ty nay thành "người dưng". Còn lại nơi đây là những công ty tư nhân, những tòa biệt thự và những ông chủ mới...
  2. nhathuoconline

    nhathuoconline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Vụ này có đưa ra toà án kinh tế được ko nhỉ ?
  3. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    Vớ vẩn
    Chuyện từ những năm 1999 - 2000..

Chia sẻ trang này