1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cồn hoa quả + nước lã = rượu gạo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thachanhisc, 16/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5382 người đang online, trong đó có 453 thành viên. 09:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 312 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. thachanhisc

    thachanhisc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Rượu từ nước lã pha cồn
    16/01/2012 1:59
    Mỗi ngày có hàng nghìn lít rượu được pha chế từ nước lã, cồn tuồn vào các quán nhậu với danh nghĩa rượu quê, đầu độc sức khỏe người tiêu dùng.
    Bí kíp “men tươi”
    Khảo sát của Thanh Niên cho thấy các quán nhậu, cơm bình dân, rượu ốc… tại Q.Cầu Giấy, Q.Thanh Xuân, H.Từ Liêm, H.Đông Anh, H.Sóc Sơn (Hà Nội)… đều đang bán công khai loại rượu gạo uống cực “êm”, “phê” hết cỡ nhưng giá thì siêu rẻ, chỉ khoảng 10 ngàn đồng/lít. Gọi là siêu rẻ vì theo tính toán của dân nấu rượu chuyên nghiệp, giá bán này còn thấp hơn nhiều so với giá thành.
    “Thường cứ nấu 10 kg gạo sẽ thu được khoảng 7 - 7,5 lít rượu. Giá 1 kg gạo rẻ cũng trên dưới 20 ngàn đồng, vị chi tiền gạo đã hết cả trăm ngàn đồng rồi, chưa kể tiền than, tiền men, tiền vận chuyển... Bán 7,5 lít rượu với giá 10 ngàn đồng/lít mới chỉ thu về 75 ngàn đồng. Tính sơ đã thấy lỗ nặng. Ai dại gì mà đi nấu rượu để bán nữa”, chị B., một người chuyên nấu rượu tại làng Vân (xã Vân Hà, H.Việt Yên, Bắc Giang) nhẩm tính.
    Chúng tôi tìm về làng Vân và thôn Đại Lâm (xã Tam Đa, H.Yên Phong, Bắc Ninh) để tìm câu trả lời.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bơm chất lỏng vào thùng nhựa để pha chế rượu và sắn dùng để nấu rượu chất đống ra đường - Ảnh: M.S - Q.D
    Tại hai làng này, chúng tôi đều bắt gặp những đống sắn to tướng ở ven đường. Nhiều người đem quang gánh, xe thồ đến cân sắn, trả tiền cho chủ hàng rồi tất tả chở về nhà. “Sắn đó dùng để nấu rượu đấy. Giá chỉ 5 ngàn đồng/kg, “kinh tế” hơn nhiều so với nấu bằng gạo”, chị B. nói. Tuy nhiên, theo chị B., dù có nấu rượu sắn nhưng làm “thật thà” thì cũng chẳng thể nào làm ra được thứ rượu bán buôn với giá trên 8 ngàn đồng/lít.
    Để hạ giá thành, những người nấu rượu siêu rẻ đã sử dụng “men tươi”, một thứ “thần dược” giúp cho rượu ra nhiều hơn, có thể tăng gần gấp đôi so với sử dụng các loại men truyền thống. Dùng men này, 10 kg sắn có thể “cất” được tới 14 - 15 lít rượu. Men tươi còn “góp phần giải phóng sức lao động” khi người nấu rượu không phải nhọc công tải cơm, rải đều men mà chỉ cần pha vào nước, tưới đều lên đống cơm rồi đem đi ủ trước khi cho vào nồi chưng cất.



    Cách thức pha cồn hoa quả và nước lã thành rượu gạo không chỉ có giá thành siêu rẻ mà còn không phải nổi lửa, không phải chưng cất, không tốn nhiều diện tích mặt bằng
    Q. - một người dân ở xã Tam Đa, H.Yên Phong, Bắc Ninh


    Chúng tôi mua 1 túi “men tươi” tại làng Vân, chỉ với giá 40 ngàn đồng. Túi men màu đen, nặng 500 gr, bên trong đựng 5 túi nhỏ, có thể dùng để ủ được 1 tạ gạo. Người bán gói men cho chúng tôi xác nhận, men này trước mua từ Trung Quốc về bán nhưng giờ thì có người Việt cung cấp. “Tôi cũng chẳng biết nó được sản xuất ở đâu nữa. Chỉ thấy người ta bán và có người hỏi mua nên tôi lấy về bán kiếm lời thôi”, anh này nói. Sản lượng tăng đáng kể nhờ vào thứ men tươi nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi, rượu sắn nấu ra có mùi nồng, hắc, không thơm như rượu gạo và rất khó uống, không được các ma men ưa chuộng. Để “khử” những đặc tính bất lợi này, dân nấu rượu siêu rẻ còn phải thực hiện thêm một thủ thuật khác, tuy đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả rất cao. Người ta pha thêm nước và đường hóa học với công thức: 10 lít rượu sắn + 2 lít nước + 5 viên đường hóa học, rồi cho tất cả vào thùng, đậy kín, lăn qua lăn lại là được rượu gạo thơm, rẻ.
    Cồn hoa quả + nước lã = rượu gạo
    Dọc con đường chạy xuyên qua thôn Đại Lâm (xã Tam Đa, H.Yên Phong, Bắc Ninh) không khó để chúng tôi bắt gặp những đống thùng phi nhựa màu xanh, mỗi thùng ước đựng được trên 200 lít chất lỏng. Theo kinh nghiệm của người nấu rượu như chị B., loại thùng này không thích hợp cho việc chứa rượu gạo nguyên chất, làm rượu bớt ngon nhưng lại tỏ ra rất hữu ích đối với việc chế biến rượu từ cồn. Người ta thường bơm nước gần đầy thùng, sau đó cho khoảng 10 - 20 lít rượu sắn vào, cho thêm một lượng nhất định “cồn hoa quả” bán trôi nổi trên thị trường, quấy đều để tạo ra thứ rượu gạo giá cực rẻ, có mùi vị y như rượu thật.
    Khoảng gần 4 giờ chiều, chúng tôi bắt gặp ít nhất 2 nhóm người đang làm việc cật lực bên những đống thùng nhựa màu xanh. Một nhóm dùng bơm máy mini để bơm một thứ chất lỏng gì đó vào các thùng nhựa. Nhóm khác, gồm 2 người phụ nữ trung niên, cũng dùng vòi nhựa hút chất lỏng vào thùng nhựa trên 200 lít. Sau đó, một người cho thêm thứ chất lỏng gì đó vào thùng, lấy gậy và cố hết sức quấy thật mạnh một hồi. Người phụ nữ còn lại, với lấy cây gậy ở bên cạnh, một đầu có gắn chiếc phễu nhỏ kèm theo cái nhiệt kế (cặp nhiệt độ y tế - PV) nhúng xuống thùng nước rồi lấy lên xem thử. Hình như rượu pha chưa đủ độ (nhìn vào vạch trên nhiệt kế có thể biết được độ rượu - PV) nên họ lại cho thứ chất lỏng bí mật đựng sẵn ở chậu vào thùng và lặp lại thao tác như đã nêu trên.
    [​IMG]
    [​IMG]
    “Cách thức pha cồn hoa quả và nước lã thành rượu gạo không chỉ có giá thành siêu rẻ mà còn không phải nổi lửa, không phải chưng cất, không tốn nhiều diện tích mặt bằng”, Q. cho biết. Theo anh này, cồn hoa quả có giá khoảng 15.000 đồng/lít và thường thì 1 lít cồn hoa quả có thể pha chế với nước lã để tạo thành nhiều lít rượu gạo.
    Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Đình Minh - Phó chủ tịch UBND xã Tam Đa xác nhận, việc người dân làm rượu bằng cách pha nước lã và cồn ở Đại Lâm là có thật, đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng chính quyền sở tại chưa có cách gì để dẹp bỏ. Theo ông Minh, trên địa bàn hiện có nhiều đại lý, gom rượu của người dân về, tổ chức pha chế thêm rồi chở đi bán cho khách hàng ở một loạt các địa phương phía bắc, thậm chí cả miền Trung. Mỗi ngày ước chừng có không dưới 10 ngàn lít rượu lên xe rời khỏi Đại Lâm.
    “Một số hộ kinh doanh lấy cồn hoa quả pha với nước lã và rượu sắn để làm rượu gạo bán cho các mối hàng ở xa. Rượu nặng hay nhẹ phụ thuộc vào tỷ lệ cồn/nước/rượu sắn và nhu cầu của khách hàng. Và đó cũng là “chuyên môn”, là bí quyết gia truyền của từng nhà, từng người, chúng tôi chưa nắm rõ được”, ông Minh nói.
    Theo ông Minh, Đại Lâm từ lâu đã có tiếng về nghề nấu rượu gạo. Tuy nhiên, từ năm 2000, phong trào “củ sắn - con lợn” (nấu rượu sắn, tận dụng bã để nuôi lợn) phát triển quá nóng, vì lợi ích cá nhân trước mắt, một số người đã đưa công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” về làng khiến cho nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 30%.
    Ông Minh xác nhận, rượu sắn cho cồn hoa quả và nước vào có được mùi thơm đặc trưng của rượu gạo. “Chúng tôi chỉ nhìn bằng mắt thường. Biết người ta bỏ cồn và nước lã vào rượu nhưng không đủ căn cứ để bảo người ta vi phạm. Nếu người dân uống rượu này rồi lăn ra chết thì lại là chuyện khác. Đằng này, về hình thức và cảm tính, đúng là thứ chất lỏng đặc biệt đó vẫn là rượu. Chúng tôi rất muốn các cơ quan hữu trách cấp trên và nhà khoa học vào cuộc, lấy mẫu phân tích để chỉ tận tay day tận trán các cơ sở vi phạm, chúng tôi mới có hướng xử lý”, ông Minh nói.

    Men “thần dược” không rõ xuất xứ
    Trao đổi với Thanh Niên, ông Vũ Đình Minh - Phó chủ tịch UBND xã Tam Đa, cho biết: Qua tìm hiểu thì các đại lý kinh doanh loại rượu siêu rẻ ở thôn Đại Lâm thường sử dụng một loại cồn để pha chế, đó là cồn thơm hay còn gọi bằng cái tên khá "kêu": cồn hoa quả. Sở dĩ dân làm rượu gọi cồn thơm bằng cồn hoa quả, là bởi loại cồn này có mùi hương như hoa quả chín. Theo đó, cồn hoa quả được sản xuất và tinh chế từ cây mía, mật mía, củ sắn, ngô và một số loại hoa quả khác… Theo ông Minh, trên địa bàn một số khu vực lân cận với xã Tam Đa cũng có vài ba nhà máy sản xuất loại cồn này. Tuy nhiên cũng có nhiều đại lý kinh doanh rượu siêu rẻ ở thôn Đại Lâm thường xuyên nhập hàng xe container cồn hoa quả chế xuất từ sắn ở khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và cồn hoa quả từ mía ở thành phố Cần Thơ về để pha chế rượu siêu rẻ. Ông Minh cho biết thêm giá nhập cồn hoa quả loại này chừng 15.000 đồng/lít.
    Ở một hướng thông tin khác, loại men tươi mà chúng tôi mua được tại một gia đình ở làng Vân trên bao bì có ghi dòng chữ “Công ty men rượu Hà Nội”. Tuy nhiên, khi xem kỹ trên bao bì chủng loại men này thì không hề có ghi hạn sử dụng cũng như ngày sản xuất. Và một điều đáng lạ khác là cho dù có đề “Công ty men rượu Hà Nội”, nhưng lại không ghi địa chỉ, số điện thoại của công ty này.






    Vãi Đạn, giết đồng loại không dao [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

  2. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Spam
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này