Công ty chứng khoán: Lỗ và cầm cự

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi teensexy, 08/01/2009.

5733 người đang online, trong đó có 671 thành viên. 19:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 229 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. teensexy

    teensexy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Công ty chứng khoán: Lỗ và cầm cự

    hứ Năm, 08/01/2009, 08:50

    Công ty chứng khoán: Lỗ và cầm cự

    TP - Cuối năm 2008, 80% trong số 100 công ty chứng khoán đứng trước nguy cơ lỗ, thậm chí đối mặt nguy cơ giải thể.

    Thất bát

    Nhân viên nhận lệnh tại trung tâm GDCK Hà Nội. Ảnh: PV
    Một lãnh đạo CTCK Kim Long vừa dự báo mức lỗ năm 2008 có thể vào khoảng 300 tỷ đồng làm buồn lòng không ít nhà đầu tư trót gửi gắm hy vọng vào mã KLS trên sàn Hà Nội. Phần lỗ mà Kim Long phải gánh rơi vào mảng tự doanh.

    Nhưng không chỉ mỗi CTCK Kim Long, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán, xác nhận năm 2008 có đến 80% CTCK lỗ; mức lỗ từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng.

    Sàn chứng khoán Hòa Bình HBS có lãi xấp xỉ mức lãi suất ngân hàng, ông Phạm Huy Dương, Giám đốc Phân tích HBS, nói:

    ?oNgoại trừ những CTCK lớn có sân sau là các ngân hàng như ACBS, STBS, Agriso, còn lại đa phần công ty trông vào mảng tự doanh hoặc trót ôm cổ phiếu thời điểm cao như BVS đều cầm chắc là lỗ".

    ?oChỉ riêng tiền thuê mặt bằng, trả lương, đầu tư công nghệ tốn 1,2- 15 tỷ đồng/tháng? - Ông Dương cho hay.

    Sừng sỏ nhất trong số các TTCK lớn là SSI, năm nay, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, công bố, SSI lãi xấp xỉ 300 tỷ đồng, phần lớn số tiền có được nhờ lãi trái phiếu.

    Cầm cự hay giải thể

    Cho đến lúc này, hàng loạt cuộc tái cơ cấu đang diễn ra tại các công ty chứng khoán như SSI, FPTS, IRS, Tràng An, Tân Việt, VN Drect. Tại SSI, một số nhân sự được săn về lúc thị trường đang ở cao trào giữ những vị trí nay cũng ra đi.

    Một đại diện SSI chia sẻ: Khi đó nhân lực chứng khoán hiếm quá. Có người chỉ đáp ứng được bảy trên tổng số 10 phần yêu cầu của Cty lúc đó chúng tôi cũng tuyển. Nhưng những lúc này, cần sắp xếp lại.

    Còn FPTS sau khi đình đám tuyển hàng loạt nhân viên kiểm toán về làm báo cáo phân tích với con số kỷ lục mấy chục người nay sự suy giảm của thị trường khiến số trụ lại còn không đầy nửa. Tại IRS, một vị trí chủ chốt có thể kiêm nhiệm vài ba bộ phận.

    Cùng lúc này, các CTCK phải chịu thêm áp lực từ công văn số 2385 của UBCKNN yêu cầu các CTCK báo cáo việc tăng vốn (nếu làm đủ bốn nghiệp vụ: tư vấn đầu tư, môi giới, tự doanh, bảo lãnh CTCK phải đạt vốn trên 350 tỷ đồng; còn nếu không có mảng bảo lãnh thì phải cần vốn là 150 tỷ đồng).

    Trước sức ép tăng vốn lên ít nhất 150 tỷ đồng (nhiều Cty đang ở mức vốn điều lệ 35 tỷ đồng), nguy cơ giảm bớt nghiệp vụ, co hẹp quy mô thị trường đang tiếp tục tác động đến rất nhiều Cty.

    Ông Nguyễn Thanh Kỳ bức xúc:

    ?oĐầu năm 2007, lúc thị trường có khoảng 55 Cty tôi đã lên tiếng đề nghị nên dừng việc cấp phép. Vậy mà cuối cùng, vẫn để cho 100 Cty hoạt động. Thời điểm này đòi tăng vốn doanh nghiệp biết lấy ở đâu ra, bán cổ phiếu ai mua, ai đóng góp.

    Hãy thử nhìn sang các nước lớn như thị trường Trung Quốc cũng chỉ có 70 Cty, Đài Loan có 41 Cty hay Thái Lan chỉ có 37 Cty. Cần nhất lúc này là UBCKNN, Bộ Tài chính nên hỗ trợ họ về chính sách?.

    Khánh Huyền
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/2009/1/2326594.epi?refer=www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=149115&ChannelID=3
  2. con_chuot

    con_chuot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Đã được thích:
    321
    80% các công ty CK tèo thì 20% còn lại trần bao nhiêu phiên hả các bác

Chia sẻ trang này