Công ty CP dệt Hà Đông - Hanosimex

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietha83, 01/03/2007.

4322 người đang online, trong đó có 294 thành viên. 12:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1875 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    Công ty CP dệt Hà Đông - Hanosimex

    là 1 trong 2 cty đầu tiên của tổng công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex đc cổ phần vào tháng 9 năm 2005.
    Show hàng trc cái:
    http://www.hanosimex.com.vn/news_detail.asp?catid=5&msgid=67
    http://www.moi.gov.vn/News/Detail.asp?Sub=71&id=25159
    =>>chốt hạ:
    đang có 2000 cái, hy vọng bán đc với giá 2x
    bác nào quan tâm thì nt cho e trong giờ hành chính (thứ 7,CN thì vô tư ạ) còn gọi điện thì từ 17h30 hàng ngày trở đi.
    Thân ái!
  2. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    Hanosimex: Đầu tư để tăng sức cạnh tranh hội nhập (23-12-2006)

    Trong những năm gần đây, giới kinh doanh thời trang khi nói đến sản phẩm hàng dệt kim là nhắc đến các sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội (Hanosimex), vì các sản phẩm này có chất lượng cao và mẫu mã đẹp.

    Năm 2006, doanh số công ty ước đạt trên 1.500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt 42 triệu USD. Đây là bước khởi đầu thuận lợi của công ty để đạt kế hoạch 2.000 tỷ đồng vào năm 2010.

    Chuyển đổi mô hình

    Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh với quy mô lớn, từ năm 2005, Hanosimex đã chính thức chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Sau 2 năm hoạt động theo mô hình mới, công ty đã thành lập được 13 nhà máy thành viên với hơn 5.000 lao động.

    Ông Nguyễn Khánh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Dệt May Hà Nội cho biết, ngoài việc sắp xếp lại sản xuất cho hợp lý từ công ty mẹ đến công ty con, Hanosimex đã di dời các nhà máy dệt, nhuộm, hoàn tất vải dệt kim vào các khu công nghiệp nhằm mở rộng năng lực, kết hợp hiện đại hóa thiết bị sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu sản lượng vải cho các xí nghiệp may quần áo dệt kim phục vụ cho xuất khẩu.

    Để hợp lý hóa quản lý và sản xuất, Hanosimex đã sáp nhập Nhà máy Sợi Vinh vào Công ty Dệt May Hoàng Thị Loan và tiến hành cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp này. Trong đó, Hanosimex giữ vai trò chủ sở hữu vốn nhà nước chiếm 55% tổng số vốn điều lệ.

    Như vậy, công ty có điều kiện đầu tư vốn vào công ty con, quan hệ hoàn toàn là quan hệ kinh tế, trong đó công ty mẹ có điều kiện hỗ trợ công ty con về thị trường, công nghệ và cả đơn hàng. Công ty con có thể phát huy tính chủ động trong quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiếp nhận sự hỗ trợ của công ty mẹ để phát triển sản xuất, song song với việc chủ động tìm kiếm các đơn hàng cho riêng mình nếu thấy có lợi hơn.

    Hanosimex cũng đã CPH Công ty Dệt Hà Đông và Công ty May Đông Mỹ nhằm đa dạng hóa vốn sở hữu và có điều kiện phát hành thêm cổ phiếu cũng như đưa lên sàn chứng khoán đểâ thu hút vốn đầu tư cho nhu cầu hiện đại hóa sản xuất.

    Ngoài ra, Hanosimex đã tiếp nhận, củng cố và đang thực hiện CPH Công ty Sản xuất, xuất nhập khẩu Hải Phòng, đồng thời mua 30% tổng số cổ phiếu của Công ty Dệt May Huế.

    Việc sắp xếp, CPH và đầu tư vốn đã giúp Hanosimex huy động được nguồn vốn nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến một cách đồng bộ và khép kín từ khâu kéo sợi, dệt, nhuộm đến khâu hoàn tất may sản phẩm, giúp công ty có những bước đột phá sản xuất kinh doanh, từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm được giá thành.

    Tăng khả năng cạnh tranh trong hội nhập

    Năm 2005, Hanosimex đã đầu tư thêm 165 tỷ đồng cho các dự án mở rộng nhà máy sợi và đổi mới dây chuyền sản xuất ống giấy; dự án đầu tư thêm một xí nghiệp chuyên may hàng dệt kim thời trang. Ngoài ra, công ty cũng đầu tư hoàn thiện và áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng quản lý từ khâu sản xuất đến công tác điều hành kinh doanh.

    Việt Nam đã gia nhập WTO, các rào cản về thương mại, hạn ngạnh xuất khẩu được dỡ bỏ, việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược mới trong sản xuất cũng như kinh doanh để tăng sức cạnh tranh trên mọi thị trường, từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu.

    Ông Nguyễn Khánh Sơn cho biết, Hanosimex đã và đang triển khai nhiều kế hoạch cho các dự án đầu tư để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong đó, công ty sẽ tiếp tục đầu tư cho một số xí nghiệp dệt may lớn với các công nghệ sản xuất hiện đại nhất hiện nay; đầu tư vào dự án nhà máy sản xuất xơ bông có công suất lớn với tổng kinh phí dự toán khoảng 50 đến 60 triệu USD; đầu tư vào dự án nhà máy sợi mới có công suất 16.000 tấn/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 50 triệu USD? Đây là những dự án đầu tư chiến lược để Hanosimex thực sự là một doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt may Việt Nam.
    **********************
    PR tiếp
  3. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    phát nữa rùi thui
    http://irv.moi.gov.vn/News/PrintView.aspx?ID=14884

    Bước bứt phá ngoạn mục
    Trong cơ chế thị trường, với sự năng động và nhạy bén, từ chỗ chỉ có mặt hàng sợi, chủ yếu bán trong nước, HANOSIMEX đã bứt phá, đầu tư mạnh để có thêm các sản phẩm dệt kim, khăn bông và Denim (vải bò)... được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho hơn 5.200 lao động. Là DN mạnh của TCT Dệt May VN, HANOSIMEX được Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công nghiệp tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2005, Công ty vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.






    Kết quả sản xuất kinh doanh 10 năm gần đây, chứng tỏ bước tiến vượt bậc của HANOSIMEX. Giá trị tổng sản lượng tăng gấp 8 lần, doanh thu tăng 2,95 lần, xuất khẩu tăng 3,55 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 2,4 lần. Sản lượng sợi và sản phẩm dệt kim tăng gấp đôi, khăn bông các loại tăng 1,24 lần, vải Denim sau 3 năm sản xuất tăng gấp 3 lần. Ông Nguyễn Khánh Sơn, TGĐ HANOSIMEX cho rằng: để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, Công ty đã kiên định với chiến lược ?oLiên tục đầu tư, đầu tư mạnh mẽ và đầu tư có hiệu quả". 10 năm qua, Công ty đã đầu tư trên 544 tỉ đồng, mua sắm các thiết bị hiện đại của ngành Dệt May thế giới như: dây chuyền chải thô CX-4000 của ý, máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp, YORT của Mỹ, máy dò tách xơ ngoại lai, dây chuyền máy kéo sợi không cọc OE của Đức và ý... Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp Đài Loan, Nhật Bản, máy dệt kim bàn Rib và Single cấp 24, máy dệt kiếm của Bỉ... Khâu may đầu tư gần 500 máy may, máy xén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền may quần áo Jeans.. Sau đầu tư, Nhà máy Dệt Hà Đông được mở rộng, tăng thêm 400 tấn khăn/năm.Các dây chuyền sợi, dệt, nhuộm, may được hiện đại hóa tăng 15% năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng. Đặc biệt, với việc đầu tư xây dựng nhà máy Dệt vải Denim, HANOSIMEX đi tắt, đón đầu Hiệp định thương mại Việt Mỹ, mở ra thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Chỉ sau 3 năm đi vào sản xuất, doanh thu từ mặt hàng này tăng gấp 3 lần, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động.

    Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc điều hành HANOSIMEX cho biết, trong lĩnh vực may, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cùng với đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, Công ty chú trọng xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản từ các trường, nên đã tạo ra nhiều kiểu dáng mới, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Mỗi năm, theo từng mùa vụ, Công ty đưa ra thị trường từ 80 đến100 mẫu mã sản phẩm mới cho các lứa tuổi. Sản phẩm của Công ty được sản xuất chủ yếu từ vải dệt kim mềm mại, thoáng mát, tiện dụng với nhiều kiểu dáng bắt mắt, phù hợp với lứa tuổi trung niên, thanh niên, trẻ em... Các sản phẩm dệt kim như áo Pull, Tshirt, quần áo thể thao... được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Tại các Hội chợ Quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam, sản phẩm thương hiệu HANOSIMEX luôn được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng tiêu dùng được nhiều người yêu thích, được tặng Giải thưởng Sao vàng đất Việt, Cúp Vàng, Quả cầu vàng... Chính vì thế, dẫu thị trường trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập lậu, giá rẻ của Trung Quốc, với 12 cửa hàng giới thiệu sản phẩm và 85 đại lý ở các tỉnh, thành phố, doanh thu tiêu thụ nội địa của Công ty vẫn tăng trưởng 4%/năm. Năm 1994 , doanh thu trên 7 tỉ đồng, năm 2003 tăng trên 44 tỉ, năm 2004 đạt 46 tỉ và năm 2005 dự kiến là 54 tỉ đồng. Hiện HANOSIMEX có quan hệ buôn bán với trên 50 công ty nước ngoài thuộc 36 quốc gia trên thế giới. Những năm 1993-1997, thị trường xuất khẩu chính của Công ty là Nhật Bản (chiếm 80-90% KNXK), từ năm 2002 đến nay, Mỹ trở thành thị trường chính (chiếm trên 60% KNXK của Công ty).

    Với bề dày kinh nghiệm qua 20 năm hoạt động, nhất là sự năng động và nhạy bén trong cơ chế thị trường, HANOSIMEX hứa hẹn bước phát triển bền vững trong thời hội nhập./.
  4. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    công ty làm ăn đang ngon mà chả bác nào quan tâm nhỉ. Thèm tiền quá.
    Mai đc nghỉ chắc đi chụp ảnh cảnh công nhân viên làm việc post lên cho máu vậy.
  5. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    cổ tức công bố năm rùi là 9% mệnh giá.
    Và ngày IPO sắp có.
    Bà con nhanh tay mua đi nèo
  6. vietha83

    vietha83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    2
    up phát
    toát mồ hôi hột

Chia sẻ trang này