CP cuối tuần qua đã đồng ý nhiều giải pháp của UBCK.NN ???!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TrendVsTrap, 03/03/2008.

4621 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 17:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1083 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    CP cuối tuần qua đã đồng ý nhiều giải pháp của UBCK.NN ???!!!

    [​IMG]


    Bức tranh tương phản

    Lao Động số 48 Ngày 03/03/2008 Cập nhật: 9:00 AM, 03/03/2008


    (LĐ) - Tuần thứ ba liên tục TTCK suy giảm đã khiến VN-Index tạm dừng mức 663,3 điểm. Tốc độ trượt dốc đã có phần yếu đi khi chỉ số giá mất thêm 23,8 điểm. Những thống kê giao dịch cho thấy một bức tranh tương phản rất mạnh giữa khối NĐTTN và NĐTNN khi áp lực bán chủ yếu đến từ nguồn vốn nội.

    Nước ngoài tăng mua

    Diễn biến giao dịch hai tuần trở lại đây thể hiện sự khác biệt trong quan điểm đánh giá thị trường giữa hai khối NĐT này. Trong khi NĐTTN tiếp tục bi quan về những tin tức bất lợi lan tràn khắp nơi về chính sách thắt chặt tín dụng, về sự yếu kém của hệ thống NH và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao thì NĐTNN lại thực hiện thu gom khá mạnh.

    Mặc dù chưa thể so sánh được với cường độ giao dịch trong thời điểm thị trường bùng nổ trước đó nhưng trong bối cảnh tâm lý thị trường u ám như hiện nay, đây cũng là biểu hiện đáng lưu ý.

    Theo thống kê từ Sở GDCK TPHCM, trung bình 5 phiên vừa qua, khối lượng mua vào của NĐTNN đạt xấp xỉ 1,42 triệu CK/phiên. Đây là mức giao dịch lớn nhất kể từ giữa tháng 11.2007, tăng 43% so với mức trung bình của tuần từ18-22.2. Trong khi đó, lượng bán ra trung bình hầu như không thay đổi, đạt trên 470.000 CK/phiên.

    Về giá trị, mặc dù đa số CK liên tục giảm sâu nhưng lượng vốn ròng đổ vào thị trường đã tăng trên 90%, đạt 78,1 tỉ đồng/phiên. Cả 5 phiên vừa qua không xuất hiện giao dịch ròng âm nào của khối này. Nếu tính theo đơn vị tuần, tổng khối lượng mua ròng từ nguồn vốn ngoại đạt 4,73 triệu CK, tương đương 390,6 tỉ đồng, mức cao nhất trong vòng 15 tuần.

    Trong điều kiện khá nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến tình hình kinh tế và TTCK thế giới nói chung và những nhận xét bi quan của báo cáo mới nhất từ HSBC về TTCKVN, động thái tăng mua này rõ ràng là một phản ứng trái ngược.

    Những blue-chips bị coi là "gánh nặng" của thị trường vẫn tiếp tục được NĐTNN mua ròng cực mạnh tuần qua như DPM (1,131,440 CP), SSI (543,640 CP), PPC (489,550 CP), PVD (474,260 CP), VNM (272,650 CP)... Các giao dịch bán tập trung vào VIP (215,490 CP), BBC (100,660 CP), MPC (73,820 CP)...

    Đà bán giảm dần

    Giá đa số CP tiếp tục suy giảm là một thực tế rõ ràng nhất của hoạt động bán tháo. Tuy nhiên, biên độ giảm của VN-Index đã nhẹ hơn nhiều so với tuần trước và chỉ có duy nhất một phiên ngày 26.2 có mức giảm trên 20 điểm.

    Phiên cuối cùng của tháng 2, chỉ số giá giảm 14,82 điểm và đứng mức 663,3 điểm. Dù vậy, khả năng khởi phát một đợt bán tháo mạnh mới vẫn chưa thể loại trừ khi mức hỗ trợ 670 điểm đã bị phá vỡ, đồng thời những phiên hoảng loạn của tháng 2 đã giải phóng hết lượng cung từ những NĐT "yếu tay" hay chưa vẫn là dấu hỏi lớn.

    Thống kê cung - cầu cho thấy khối lượng bán ra trung bình có dấu hiệu giảm nhẹ gần 6%, đạt 19,89 triệu CK/phiên trong khi sức mua đã tăng 15%, đạt 17,22 triệu CK/phiên.

    Tương quan cung - cầu vẫn đang nghiêng mạnh về bên bán đồng thời quy mô lệnh bán ra vẫn lớn áp đảo. Khối lượng dư mua cũng tăng gần 70% (6,7 triệu CK/phiên) cho thấy hoạt động hứng mua giá sàn vẫn khá sôi động. Dù vậy, khối lượng và giá trị giao dịch (không tính trái phiếu) tiếp tục yếu là biểu hiện của sự giằng co về cung - cầu.

    Câu chuyện về lạm phát, lãi suất vẫn còn ám ảnh NĐT, đồng thời nguồn tiền mặt vẫn bị hút về phía tiết kiệm cũng như thị trường vàng có thể sẽ còn gây ra nhiều tác động xấu.

    Theo một nguồn tin đáng tin cậy ngày 2.3 cho biết, Thủ tướng Chính phủ cuối tuần qua đã đồng ý nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường do UBCKNN đề xuất và dự kiến sẽ có thông báo kết luận chính thức đầu tuần này. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hỗ trợ tích cực, cải thiện tâm lý thị trường thời gian tới.

    Nam Nguyễn


    Nguồn : http://www.laodong.com.vn/Home/kinhte/2008/2/78845.laodong
  2. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cái dòng xanh xanh ấy, vậy là sao hở bà con ?
  3. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    mịa, vẫn mấy giải pháp nghiên cứu mua ngoại tệ, tiếp tục nghiên cứu cho vay chứng khoán, xem xét dãn IPO, liếc nhìn trộm văn bản tăng vốn, nhìn đểu sang thị trường mỹ, củng cố lạm phát, tăng cường giám sát, hạn chế tăng vốn, tích cực trấn an mị dân nhà đầu tư, xem xét đề xuất của tổng tư lệnh UBCK đó là hạn chế nhập lệnh bán của nhà đầu tư , khống chế số lượng cổ phiếu trên lệnh bán, ưu tiên phí giao dịch cho lệnh mua, chặt chém phí giao dịch của lệnh bán, ghi tên nhưng thằng bán nhiều vào sổ đen, tặng bằng khen có số cho chú nào mua nhiều, tích cực in nhiều tiền chui cấp cho thị trường chứng khoán, móc nối với TTGDCK sửa chỉ số VNI INDEX, bó tay.com, hề hề
  4. lehoala

    lehoala Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Đã được thích:
    3.586
    ngọn gió mát ?
  5. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng roài, quanh đi quẩn lại mấy cái tin cũ rích. Mới đầu tỏ ra bí ẩn, lúc tin bung ra thì mới ngã ngửa, chả có gì mới cả, he he
  6. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    thế mới là VIẸT NAM mai phiên 2 sẽ thấy ngay trên bảng giao dịch nhá !
  7. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    tin mới , tin mới đê : Hợp Tác Xã CK đồng ý đề xuất cho phép khống chế tài khoản chẵn chỉ được bán ngày chẵn, tài khoản lẻ chỉ được bán ngày lẻ, tài khoản của em là 468 ngày mai em được bán rồi, hi hi sướng quá, sướng quá
  8. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, suốt mấy tuần qua đã có bao nhiêu đồng chí tỏ ra bí ẩn kiểu như "mai phiên 3 chú ý nhé", "mai có kịch hay xem nhé", ...
    Bác là người thứ n tỏ ra bí ẩn kiểu vậy đấy, ha ha
  9. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác xem cho kỹ những đề xuất của UBCK.NN mà CP vừa thông qua nhé, đưa lên mặt báo từ đầu tuần trước thì cuối tuần đã thông qua trước khi sang châu Âu :

    -------------------------------------


    CẬP NHẬT: 25/02/2008 (GMT+7)

    Khuyến nghị mới của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán

    [​IMG]

    Văn Thành


    Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán vừa có khuyến nghị về một loạt giải pháp để xử lý tình hình thị trường hiện nay.

    Cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng đã có bài viết quan trọng trên báo Nhân Dân, phân tích tình hình thị trường hiện nay và đưa ra những đề xuất mới trong quan lý, điều hành. VnEconomy xin tóm lược những nội dung chính của bài viết này.

    Mở ?oroom? kích thích thị trường

    Trong bài viết nói trên, ông Vũ Bằng cho rằng, về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room), trước mắt vẫn duy trì mức sở hữu 49% với công ty niêm yết; nhưng nghiên cứu các tỷ lệ sở hữu đối với ngân hàng lên 33-35% để tạo kích thích cho thị trường chứng khoán.

    Ðối với chứng khoán chưa niêm yết, có hai phương án xử lý nâng từ mức 30% (theo luật khuyến khích đầu tư trong nước trước đây) lên 40% hoặc thực hiện phân loại doanh nghiệp với các tỷ lệ áp dụng khác nhau.

    Tuy nhiên, ông Vũ Bằng nhận định việc phân loại doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn vì hiện nay một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Theo đó, trước mắt có thể phân loại theo một số nhóm nhất định (không quá chi tiết) dựa trên hoạt động chính của doanh nghiệp.

    Đẩy mạnh hơn mua ngoại tệ

    Ứng xử trước luồng vốn ngoại tệ nước ngoài và đồng thời với việc cho đồng Việt Nam lên giá hơn nữa, khuyến nghị đưa ra là Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hơn việc mua vào ngoại tệ trong thời hạn ít nhất một tháng. Ưu tiên mua ngoại tệ cho mục đích kiều hối, đầu tư trực tiếp, góp vốn đầu tư chiến lược, đầu tư vào thị trường chứng khoán để hỗ trợ cho thị trường không bị giảm sút.

    Cùng với mua ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút tiền về thông qua việc phát hành tín phiếu, trái phiếu.

    Trong thời gian tới, nếu luồng ngoại tệ vượt quá mức độ hấp thụ của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xác định tổng hạn mức ngoại tệ đầu tư gián tiếp và phân bổ hạn mức trên cơ sở phân loại các tổ chức đầu tư nước ngoài (QII) theo các tiêu chí thích hợp, các tổ chức lớn đầu tư lâu dài sẽ được ưu tiên hơn.

    Tuy nhiên, việc đưa ra giải pháp này cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng quy mô luồng vốn nước ngoài, tránh gây ?osốc? với thị trường. Trước mắt, chủ yếu tăng cường chế độ báo cáo, tính công khai, minh bạch và nắm bắt kịp thời chính xác luồng vốn này.

    Xem xét lại kế hoạch IPO

    Ðể hỗ trợ sức cầu cho thị trường, ông Vũ Bằng đề xuất nghiên cứu cho phép chi nhánh, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài hoạt động sớm hơn ở Việt Nam, nhưng cho phép quản lý luồng vốn huy động ở nước ngoài nhằm thu hút và quản lý tốt hơn luồng vốn này.

    Về hoạt động đấu giá (IPO) hiện nay, do chưa có giải pháp ?okích cầu? đối với thị trường chứng khoán, việc đưa các doanh nghiệp nhà nước lớn ra đấu giá sẽ khó thành công và không khỏi tác động mạnh đến thị trường. Tuy nhiên, trì hoãn việc IPO cũng làm chậm lại quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước và tiến trình cải cách hiện nay.

    Đề xuất cho vướng mắc trên là cần nghiên cứu chuyển sang chào bán theo phương thức thỏa thuận cho đối tác chiến lược. Nếu lựa chọn đúng đối tác chiến lược, phải nắm giữ trong thời hạn ba năm thì sẽ bớt lượng cung hàng ra thị trường. Ðồng thời giúp cho doanh nghiệp tăng cường quản trị công ty, hoạt động có hiệu quả hơn; Nhà nước và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong tương lai.

    Ðể tránh thất thoát tài sản nhà nước do áp dụng phương thức thỏa thuận, cần yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hóa phải công bố công khai và chi tiết hơn các thông tin về doanh nghiệp và vấn đề định giá cần được các tổ chức chuyên nghiệp xác định một cách công khai, minh bạch.

    Ðiều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

    Theo nhận định của ông Vũ Bằng, lạm phát hiện nay là kết quả của việc tăng trưởng lượng tiền cung ứng và tín dụng trong những năm trước đây cũng như những yếu kém và hiệu quả thấp trong sản xuất kinh doanh, đầu tư.

    Việc huy động vốn quá dễ dàng của các doanh nghiệp trên thị trường tự do cũng dẫn đến sức ép đầu tư tràn lan, làm giảm hiệu quả của các doanh nghiệp này cùng lúc là nguyên nhân tác động đến lạm phát. Bởi vậy quá trình chống lạm phát không chỉ bằng các giải pháp từ phía ngân hàng, mà cần có sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có cả vấn đề kiểm soát các hoạt động huy động, sử dụng vốn và vấn đề đầu tư các dự án, cả trong hoạt động chi tiêu chính phủ.

    Các giải pháp kiểm soát lạm phát hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cần có độ trễ để phát huy tác dụng, không vì chưa thấy tác dụng mà tiếp tục gia tăng và xiết chặt hơn nữa. Bởi vì nếu muốn có tác dụng ngay lập tức thì sẽ gây ?osốc? với doanh nghiệp và nền kinh tế.

    Về vấn đề kiểm soát tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đang làm tốt vấn đề này để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên cần có sự phân biệt đối với các dự án có hiệu quả thực sự, đặc biệt trên tổng mức tín dụng cho phép cần có sự điều chỉnh bên trong cho phù hợp để có thể vẫn giữ và nới lỏng hơn kênh cho vay chứng khoán, từ đó hỗ trợ cho thị trường chứng khoán không bị ?otổn thương? quá mức. Thông thường các nước đều nới lỏng tín dụng cho kênh chứng khoán khi thị trường sụt giảm và thắt chặt hơn khi thị trường quá ?onóng?.

    Ðối với thị trường bất động sản, cách ứng xử của ngân hàng hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên cần kết hợp các giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Ðồng thời việc kiểm soát thị trường này cũng nên từ từ từng bước, tránh dẫn đến sự ?ođông lạnh?, ảnh hưởng đến các ngân hàng, các doanh nghiệp.


    Nguồn : VNeconomy

    --------------------------------------


    Tệ thật, đến lúc chẳng còn ai quan tâm đến động thái của CP, hay là sự kém hiệu quả của phương tiện truyền thông đã làm giảm đi các nổ lực của Lờ Đờ ?? Hay ai đó đang cố tình gây áp lực lên chính sách TC và còn mua được cp giá rẻ ???





    Được trendvstrap sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 04/03/2008
  10. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Mai các bác chú ý nhé, có kịch hay lắm đấy, khà khà, nếu thị trường không tăng thì sẽ phải giảm, không có chuyện đứng yên đâu nhé, hố hố...

Chia sẻ trang này