Cpi tháng 4 âm rôi thằng money dự đoán tháng 3 dưới 0,5 còn 0,16

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tamcodon, 13/04/2012.

7978 người đang online, trong đó có 1016 thành viên. 12:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 279 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. tamcodon

    tamcodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Đã được thích:
    2
    CPI tháng 3/2012 có thể tăng dưới 0,5%

    (NDHMoney) Từ các mô hình Leontief và ARIMA, NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 sẽ tăng dưới 0,5% so với tháng trước.
    [​IMG]
    Một lần nữa, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng sau Tết Nguyên đán có thể không về lại quy luật giảm của các năm ổn định trước đây, bất chấp tổng cầu giảm rất rõ rệt hỗ trợ cho kịch bản này.

    Dự báo CPI theo năm về khoảng 14,5%

    Theo tính toán từ các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt, NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2012 sẽ tăng dưới 0,5% so với tháng trước.

    Nếu dự báo này hiện thực, mức tăng của tháng này là khá thấp so với các tháng tương ứng trong khoảng 5 năm gần đây. Cụ thể là thấp hơn các năm có CPI cả năm tăng hai con số (2008 và 2011), nhưng cao hơn năm 2009 (năm chỉ số giá chỉ tăng 6,52%).

    Hiệu ứng tăng cao của CPI tháng 3 năm ngoái dẫn đến những điều chỉnh lớn ở chỉ tiêu CPI so với cùng kỳ. Theo đó, CPI tháng 3/2012 dự kiến tăng khoảng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 16,44% tại tháng trước. Ngược lại, so với cuối năm ngoái, CPI lại lên mức khoảng 2,9%, từ 2,38% của tháng trước.

    Nhìn lại các năm về trước, CPI của quý 1 thường chiếm từ 1/2 đến 1/3 cả năm. Với mức tăng có thể chỉ khoảng 2,9% nói trên, khả năng CPI năm nay ở mức 1 con số vẫn “còn cửa” để hiện thực, tất nhiên đó chỉ xét ở tính quy luật cho đến nay. Còn với việc tăng giá xăng dầu vừa qua, cùng với việc giá điện có khả năng tăng tiếp thì chưa thể nói trước điều gì về CPI cả năm.

    Sự khác biệt so với các năm trước, khi CPI tháng đầu năm âm lịch tiếp tục tăng, nằm ở chỗ tổng cầu vừa có giai đoạn giảm rất mạnh. Ngay sau Tết, giá cả thị trường của nhiều mặt hàng “nhạy cảm” đã giảm đồng loạt trên nhiều địa bàn tiêu dùng quan trọng như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng…

    Thông tin chính thức phát đi từ Ngân hàng Nhà nước hôm qua (13/3) cũng cho thấy tiền đang chảy vào các tổ chức tín dụng với tốc độ lớn hơn dòng vốn ra thị trường.

    Cụ thể, tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đến 20/2/2012 ước tăng 1,66% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng tới 2,24%. Ngược lại, tín dụng đối với nền kinh tế tương ứng giảm 0,53% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,37%.

    Tổng phương tiện thanh toán thống kê cùng thời điểm giảm khoảng 0,64% so với tháng trước và giảm 0,11% so với cuối năm 2011, trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm tới 12,62% so với tháng trước...

    Nhiều dấu hiệu cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng giảm khoảng 1-2%/năm so với cuối tháng 1/2012, cũng là mức rất thấp trong nhiều tháng trở lại đây (lãi suất qua đêm trong tuần đầu tháng 3/2012 chỉ ở mức khoảng 10,5%/năm).

    Thanh khoản khá hơn, các nhà băng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, dẫn chứng là hàng loạt ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cả huy động và cho vay.

    Diễn biến đáng chú ý khác là kể từ ngày 13/3, các lãi suất chủ chốt và trần lãi suất huy động cũng đều được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm thêm 1% so với trước đó. Thị trường đang chờ đón dòng vốn “giá thấp” hơn để phục hồi lại sản xuất.

    Thông tin liên quan khác là tỷ giá mua-bán USD của các ngân hàng thương mại và thị trường tự do đều trong xu hướng giảm. Nhập siêu ở mức rất thấp trong 2 tháng đầu năm nay cũng hỗ trợ đồng nội tệ giữ giá so với ngoại tệ.

    Tăng giá xăng dầu làm CPI tháng 3 tăng thêm khoảng 0,08%

    Nhìn vào các diễn biến trên thị trường tiền tệ như trên, tổng cầu rõ ràng đang giảm và thị trường ngoại hối khá ổn định. Tuy nhiên, lạm phát vẫn tăng tốc trong tháng này có lý do từ một số nhân tố đột biến.

    Vào tháng trước, ngoài điện, gas thì thực phẩm cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá chung. Nhưng trong phần lớn thời gian của tháng này, giá nhiều mặt hàng thực phẩm đã giảm, có tác động rất tích cực đến CPI.

    Tuy nhiên, tăng giá tâm lý thường nhanh hơn dòng chảy chi phí thực tế, đặc biệt với các đợt tăng giá xăng dầu đột biến như lần này.

    Theo tính toán của NDHMoney về tác động vào chi phí hàng hóa, dịch vụ, việc điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 7/3 vừa qua chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên CPI tháng này khoảng 0,08%, phần lớn tác động các vòng sau đều sẽ trễ hơn, chủ yếu thể hiện ở CPI vài tháng tới, đặc biệt rơi vào tháng 4.

    Nhưng trên thực tế, tăng giá xăng dầu đã kéo nhóm thực phẩm tăng giá trở lại, dù không quá lớn. Ngoài các nhân tố vừa nêu, nhóm giáo dục có thể còn kéo dài tác động tăng giá lên CPI tháng này. Các nhóm khác cơ bản tăng nhẹ so với tháng trước.

    NDHMoney sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến CPI trong ít ngày tới.




    Trần Lê Minh - NDHMoney
  2. tamcodon

    tamcodon Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/04/2010
    Đã được thích:
    2
    THÁNG 4 LẠI DỰ ĐOÁN DƯỚI 0,16 ÂM LÀ CÁI CHẮC


    CPI tháng 4 có thể tăng thấp hơn mức 0,16% của tháng 3/2012

    (NDHMoney) Các mô hình Leontief và ARIMA cho phép NDHMoney dự báo CPI tháng 4/2012 có thể chỉ tăng dưới mức 0,16% của tháng 3/2012.


    Ảnh: Getty

    >> CPI có thể về một con số từ tháng 5/2012

    Lạm phát năm có thể xuống dưới 11%

    Tổng cầu xuống thấp vẫn là nguyên nhân chính tác động kìm hãm lạm phát trong tháng 4. Ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng dầu từ tháng 3 không đáng lo ngại như dự báo, do diễn biến thay đổi quá nhanh.

    Các mô hình Leontief hệ số cập nhật từ bảng cân đối liên ngành 2007 và ARIMA tự hồi quy tích hợp trung bình trượt cho phép NDHMoney dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2012 có thể chỉ tăng dưới mức 0,16% của tháng 3/2012.

    Ở kịch bản này, do hiệu ứng tăng cao của tháng 4/2011, nên CPI so với cùng kỳ sẽ điều chỉnh rất mạnh, từ mức tăng 14,15% ở tháng 3/2012 xuống còn dưới 11% trong tháng này. Còn so với cuối năm ngoái, CPI tháng này dự kiến chỉ tăng dưới 2,7%.

    Như đề cập ở trên, tổng cầu xuống thấp có tác động khá lớn đến diễn biến lạm phát trong vài tháng gần đây.

    Biểu hiện dễ thấy là dòng tiền chảy vào hệ thống ngân hàng tăng, trong khi tín dụng đưa vào nền kinh tế giảm.

    Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng khoảng 1,44% so với cuối năm trước. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng khoảng 1,5%. Nhưng, tổng dư nợ tín dụng tương ứng giảm 2,13%, một diễn biến khá hiếm trong nhiều năm gần đây.

    Trong quý 1/2012, hệ thống ngân hàng có biểu hiện dư thừa thanh khoản. Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại hệ thống các tổ chức tín dụng có hiện tượng nguồn vốn nhiều hơn sử dụng nguồn khoảng 130 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay đạt 60 nghìn tỷ đồng, cao hơn dự trữ bắt buộc là 15-20 nghìn tỷ đồng.

    Một bằng chứng khác là phát hành trái phiếu Chính phủ thời gian qua khá thành công với mức lãi suất thấp cho kỳ hạn dài. Bên cạnh đó, ngay từ giữa tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu hút về trên 47.000 tỷ đồng.

    Tác động lên sức mua trên thị trường, tổng mức bán lẻ trong quý 1/2012 đã loại trừ yếu tố giá chỉ tăng ở mức khoảng 5% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với cùng giai đoạn các năm trước đây.

    Có thể cho rằng, cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán giảm nhanh là nguyên nhân chính khiến cho ảnh hưởng từ đợt tăng giá xăng dầu tháng 3, ước tác động trực tiếp khoảng 0,16% lên CPI tháng này, không dẫn đến việc tăng giá tâm lý dây chuyền, “tát nước theo mưa”, lên nhiều mặt hàng nhạy cảm khác.

    Chỉ số giá lương thực, thực phẩm và nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu khác không có nhiều biến động so với tháng trước. Riêng lương thực, do đầu ra xuất khẩu khó khăn, tồn kho lớn đã tác động rất tích cực đến diễn biến lạm phát trong vài tháng gần đây.

    Lãi suất có thể thực dương ngay trong tháng 4

    Điểm đáng chú ý nhất của tháng này là CPI so với cùng kỳ dự kiến xuống dưới mức trần lãi suất huy động vừa được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh xuống 12%/năm.

    Như vậy, nhiều khả năng đây là lần đầu tiên trong khoảng 1 năm qua, lãi suất huy động có hiện tượng thực dương. Thêm nữa, chênh lệch hơn 1% cũng nằm trong khoảng khuyến nghị mà Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tuyên bố cách đây ít ngày.

    Trên thực tế, lạm phát xuống thấp trong bối cảnh tăng trưởng GDP trong quý 1/2012 không mấy khả quan, chỉ đạt mức khoảng 4% so với cùng kỳ năm ngoái; số doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động tăng rất mạnh; chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến ở mức 34,9% tại thời điểm 1/3 vừa qua, đã cho phép Chính phủ nới chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất và tăng trưởng.

    Trong vòng 1 tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần điều chỉnh hạ mặt bằng lãi suất, mỗi lần giảm 1%, chính thức phát đi thông điệp nới lỏng chính sách tiền tệ.

    Liên quan đến lạm phát trong các tháng tới, với những diễn biến trong thời gian gần đây, khả năng CPI so với cùng kỳ sẽ tiếp tục giảm thêm vì hiệu ứng tăng cao năm trước còn kéo dài vài tháng nữa.

    Và thực tế đang cho thấy khả năng lạm phát sẽ về 1 con số vào tháng 5 tới, mà NDHMoney dự báo cách đây ít ngày, đang trở nên rộng mở.

    * NDHMoney vẫn để ngỏ khả năng CPI tăng trưởng âm trong tháng 4, tuy nhiên cần xác nhận diễn biến từ CPI Tp.HCM và Hà Nội để có thể đủ cơ sở. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến CPI trong ít ngày tới.


    Trần Lê Minh - NDHMoney
  3. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.295
    Chết thế này thì thấp quá, lại ứng tiền mua hay chờ điều chỉnh

Chia sẻ trang này